Giới trẻ có lẽ không còn lạ lẫm gì với mạng xã hội ảo và tác động của nó đến xã hội thực tại. Tuy nhiên, trong khi các mạng xã hội ảo ngày càng phát triển, nhiều sinh viên lại không biết cách khai thác nguồn tài nguyên thông tin từ các mạng xã hội này. 

Có nhiều loại mạng xã hội được thành lập mà mục đích của nó là phục vụ tới từng sinh viên của từng chuyên ngành, và ngày càng có nhiều mạng xã hội ảo mới thành lập. Dưới đây là 10 mạng xã hội ảo quy tụ động đảo số lượng người dùng có thể hữu ích cho việc học tập của bạn trên giảng đường đại học. 

1. Cramster

Bất cứ khi nào bạn có vấn đề với toán học, cần lời giải cho câu hỏi trong sách, cần sự giúp đỡ hoặc tìm kiếm nguồn để học hỏi, Cramster là “xã hội” thích hợp dành cho bạn. Bảng Hỏi đáp (Questions & Answers) rất rộng và nó đầy đủ những thông tin mà chúng ta mong muốn, bạn có thể nhận được sự giúp đỡ từ những câu hỏi của mình 24/24 giờ. Người dùng có thể gia tăng “ điểm Karma” bằng cách trả lời các câu hỏi và có thể ta sẽ được thưởng. 

1 chức năng tuyệt vời nữa được tìm thấy ở phần luyện tập, nơi bạn có thể tạo riêng phần Quiz (trắc nghiệm) của riêng mình (dĩ nhiên, bạn sẽ tạo 1 tài khoản miễn phí trước). Bạn có thể tạo chủ đề, nôi dung, số lượng câu hỏi và độ khó khác nhau để tự mình kiểm tra kiến thức toán học của bản thân. Trang web là 1 nguồn tài nguyên rộng lớn và dễ dàng tìm hiểu. Bạn có thể nâng cấp lên tài khoản premium, có thêm nhiều tính năng với 9,95 USD/tháng. Thành viên Premium có thể hỏi nhiều câu hỏi hơn, có câu trả lời nhanh hơn, và đươc phép vào tất cả các câu hỏi trong textbook.  Cramster còn cung cấp ứng dụng dành cho Facebook, mang tên Courses 2.0 (giúp bạn mở những khóa học để có thể thấy những người bạn Facebook sẽ ở lớp do mình quản lý. Vì thế mà bạn có thể tìm những người có cùng sở thích toán học hoặc để chia sẽ và mua lại những quyển sach cũ khi họ đã dùng xong. 

2. Internship Ratings

Ảnh

Bạn nghĩ thế nào về chuyện sống thực tập khi đang đại học? Suy nghĩ xem loại kinh nghiệm nào là cần thiết cho 1 sinh viên thực tập? Đi thực tập khi còn đi học là 1 trong những điều quan trọng mà sinh viên nên làm để chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này. InternshipRatings mang đến cho bạn cái nhìn toàn cảnh từ những sinh viên đã trải qua quá trình thực tập và hiểu giá trị của nó thế nào. 

Người dùng có thể điền vào 1 bản lý lịch nhanh, ngắn gọn để đánh giá các khía cạnh của họ bao gồm cấp bậc kinh nghiệm thưc tế, sự bù đắp, những mạng lưới cơ hội và nhiều thứ nữa. Người dùng có thể comment để mô tả kinh nghiệm của mình. Trang web là 1 cách thức tuyệt để thu thập thêm những kiến thức thực tế về công việc dành cho bạn. 

3. Twitter

Ảnh

Twitter cho phép bạn kết nối với mọi người trên khắp thế giới. Bạn có thể sử dụng Twitter để cập nhật tin tức, chiều hướng xã hội và ý kiến từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, chia sẻ những nội dung hoặc ý tưởng để tìm người cùng phát triển nó. Và đối với những sinh viên mong muốn tìm kiếm những công việc hay ý tưởng cho việc học tập của mình thì Twitter là sự lựa chọn số 1. 

Dưới đây là 1 số địa chỉ trên Twitter mà các sinh viên nên theo dõi và cập nhật thường xuyên: - http://twitter.com/heatherhuhman: những thông tin hữu ích để tìm kiếm kinh nghiệm thực tập với nhiều cấp độ khác nhau.

- http://twitter.com/CollegeBloggers: kết nối giữa học sinh, sinh viên và giáo viên để chia sẽ những nội dung hữu ích.

- http://twitter.com/careerealism: Nơi các chuyên gia trả lời những câu hỏi về chuyên môn được gửi bởi người đọc.

- http://twitter.com/sweetcareers: Những kỹ năng hữu ích cho sinh viên đại học và người đang tìm kiếm việc làm.

- http://search.twitter.com/search?q=%23entryPR: Thủ thuật cho những ai làm nghề PR. 

4. Remember the Milk

Ảnh

Vạch trước những hoạt động bạn sẽ làm trong ngày có thể sẽ hữu ích khi bạn đang còn ngồi trên ghế giảng đường. Remember the Milk là lựa chọn thích hợp để quản lý lịch làm việc hàng ngày của bạn. 

Sử dụng Remember the Milk là rất đơn giản, sau khi đăng ký cho mình 1 tài khoản miễn phí, bạn chỉ việc nhấn vào Add Task và chọn tiêu đề, ngày, giờ, địa điểm và nội dung hoạt động… Dịch vụ còn cung cấp cho bạn biết bạn đã bỏ ra bao nhiêu thời gian trong ngày để làm việc hoặc nghỉ ngơi, để từ đó bạn có thể quản lý thời gian mình được tốt hơn.  

Remember the Milk còn có thể đồng bộ hóa với Google Calender, Twitter, BlackBerry và một vài dịch vụ khác. Nếu bạn không có máy tính kết nối Internet, bạn vẫn có thể sử dụng dụng Remember the Milk nhưng máy tính cần phải có cài đặt plugin Google Gears cho trình duyệt. 

5. Gradefund

Ảnh

Bạn ước có thể kiếm được tiền từ điểm số cao của mình? Chào mừng đến với Gradefund, nơi mà các “nhà tài trợ” sẽ trả tiền cho sinh viên nếu học tích lũy được nhiều điểm tốt. Chỉ cần tạo 1 tài khoản, tìm kiếm cho mình 1 hoặc nhiều “nhà tài trợ”, upload bản điểm cuối mỗi học kỳ và một khi Gradefund xác nhận nó, bạn sẽ nhận được tiền. 

Nhà tài trợ có thể gửi tiền đến sinh viên, trường học. Nếu gửi tiền đến sinh viên, bạn có thể chọn để gửi tiền trực tiếp hoặc thông qua việc trừ vào học phí phải đóng. 

6. Evernote

Ảnh

Evernote là công cụ hữu ích, cho phép bạn lưu lại thông tin và truy cập nó về sau từ bất kỳ máy tính nào. Bạn có thể quay lại hình ảnh của trang web, một bức tranh, một đoạn trích dẫn từ sách, ghi âm giọng nói hay bất cứ thứ gì mà bạn có thể tìm thấy và sử dụng về sau. 

Một tính năng hữu ích khác trong Evernote đó là cho phép nhận ra văn bản ở trong hình ảnh, thậm chí nếu đó là nét chữ viết tay. Dựa vào đó, bạn có thể tìm kiếm những hình ảnh có chứa 1 từ nào đó bên trong. Tính năng hữu ích này sẽ thực sự có tác dụng khi bạn cần tìm lại những nội dung bên trong những tờ giấy nháp hoặc vở chép từ lớp học. 

7. Zumeo

Ảnh

Chỉ cần đăng ký, và dựa vào những thông tin bạn cung cấp, Zumeo có thể tìm cho bạn những việc làm thích hợp dựa vào khả năng và trình độc ủa mình. 

Tính năng tạo danh sách công việc rất dễ sử dụng và cho phép bạn tìm kiếm công việc dựa trên vị trí nơi ở hiện tại, vào trình độ học vấn, chuyên môn… Một khi bạn bạn click vào mục Job Posting, thêm nhiều thông tin về công việc và các công ty tuyển dụng được cung cấp cho bạn. Có thể theo dõi nó trên bản đồ để tìm được vị trí thích hợp hoặc có thể tìm kiếm công việc dựa theo từng công ty. Zumeo sẽ giúp bạn tự động tạo những bản tóm tắt về bản thân, mục tiêu, kinh nghiệm, kỹ năng, học vấn… để sử dụng khi nộp hồ sơ. 

Nếu bạn đang tìm kiếm 1 mạng xã hội gặp mặt giữa người tìm việc và các nhà tuyển dụng, Zumeo là địa chỉ bạn không thể bỏ qua. 

8. CampusBooks

Ảnh

Sách là nguồn tư liệu vô giá đối với sinh viên, đến với CampusBooks, bạn có thể tham gia vào xã hội của những người yêu sách, có thể tìm kiếm, chia sẽ và đặt mua những quyển sách phục vụ cho việc học tập. 

Khi bạn tìm kiếm 1 quyển sách, CampusBooks sẽ tìm quyển sách bạn cần trên những trang web khác như Amazon hay Biblio…, có thể là sách mới hoặc đã sử dụng qua, với giá thành thích hợp nhất dành cho sinh viên. Nếu vẫn không tìm được sách với giá bạn mong muốn, bạn có thể thiết lập bao giá và sẽ nhận được email trong trường hợp CampusBooks tìm ra nó. 

Trên đây là những mạng xã hội ảo, có thể giúp bạn giải trí sau những giờ học hành căng thằng, nhưng cũng giúp bạn tìm kiếm thêm những người bạn mới, nhưng thông tin bổ ích cho quá trình học tập và làm việc sau này. Đặc biệt, đối với sinh  viên Việt Nam, những mạng xã hội ảo như thế này là cơ hội tuyệt vời để trau dồi thêm vốn kỹ năng tiếng Anh của mình. 

Hy vọng, bạn sẽ tìm được một “mái nhà” phù hợp với chính mình.

(Theo Dân trí)



Bình luận

  • TTCN (0)