Olympus Stylus Tough 6000 không dùng ống kính trồi ra thông thường do phải chụp dưới nước.

Máy ảnh chịu nước này không ngại điều kiện ẩm ướt và va đập nhưng vẫn chú trọng đến chất lượng ảnh chụp để làm hài lòng những người đam mê. Với giá bán khá hợp lý 250 USD (4,5 triệu đồng), Tough 6000 thách thức cả các sản phẩm của Canon và Panasonic bởi Olympus có kinh nghiệm sản xuất camera chống nước từ trước.

Với cảm biến 10 megapixel và zoom góc rộng 3,6x, máy ảnh nhỏ gọn dạng compact này hứa hẹn là lựa chọn đáng giá cho các “phó nháy” ưa phiêu lưu mạo hiểm.

Thiết kế

Tough 6000 trông rất “bắt mắt” với vỏ kết hợp giữa kim loại và nhựa composite. Tất cả các cổng và phím điều khiển đều có gioăng chống thấm nước và kẹp giữ để người sử dụng không lỡ tay mở chúng ra trong khi sử dụng máy ảnh.

Chất nhựa của vỏ máy mang cảm giác bền chắc khi kết hợp với các phím điều khiển bằng thép không gỉ, mặc dù người dùng vẫn thoải mái khi cầm máy ảnh trong tay bởi các cạnh lượn tròn. Camera này sử dụng kính ngắm thay cho ống dạng trồi ra thụt vào nhằm mục đích chống thấm nước được dễ dàng.

Ảnh
Các phím bấm, vòng xoay chỉnh chế độ chụp và nút phóng to, thu nhỏ ảnh ở mặt sau máy

Các phím điều khiển cơ bản được bố trí hợp lý và dễ thấy ở mặt sau, cạnh màn hình: bộ phím 4 hướng có một nút lựa chọn trung tâm để điều khiển giao diện. Các kiểu chụp cơ bản được lựa chọn bằng cách xoay vòng tròn ngay trên thân máy về điểm đánh dấu. Có khá nhiều nút chức năng để người dùng truy cập vào menu, xem ảnh, cài đặt cho màn hình… Phóng to, thu nhỏ ảnh bằng phím bấm ngay phía trên vòng tròn xoay. Chỉ có nút chụp và nút nguồn được bố trí ở cạnh trên.

Ảnh
Vỗ vào máy cũng có thể thực hiện tác vụ

Tough 6000 có chức năng điều khiển rất đặc biệt lần đầu tiên có mặt ở dòng compact chống nước cao cấp của Olympus: vỗ vào thân máy để ra lệnh. Nhờ các cảm biến, người sử dụng sẽ vỗ vào bề mặt máy mà vẫn thực hiện được tác vụ. Ví dụ, khi kích hoạt chức năng này (qua menu hoặc đập vào máy 2 lần), vỗ cạnh phải của máy sẽ thay đổi cài đặt đèn flash, vỗ vào cạnh trái để chuyển sang chế độ chụp macro, vỗ vào màn hình để xem ảnh, vỗ hai lần lên cạnh trên để xác nhận các lựa chọn trên màn hình.

Trong trường hợp không dùng được menu để vào các chức năng cơ bản của máy (chẳng hạn chụp hình trong thời tiết lạnh mà người chụp phải đeo găng tay dày), hệ thống nhận biết tiếng vỗ của Tough 6000 vẫn hoạt động mà không gây ra rắc rối gì - thậm chí ở dưới mặt nước. Những lựa chọn của menu cho phép định dạng hệ thống để nhận biết các tiếng vỗ mạnh hơn hoặc nhẹ hơn, chỉnh sửa giao diện để nhận biết tiếng vỗ khi ta đeo găng tay dày chẳng hạn.

Menu và chế độ chụp

Cách bố trí menu lớn và menu con của Tough 6000 khá thông minh, giúp người sử dụng dễ truy cập vào nhiều thiết lập cơ bản như cân bằng trắng, ISO…

Chế độ chụp cơ bản trên Tough 6000 bao gồm:

  • Intelligent Auto: Chế độ này hoàn toàn tự động, trong đó máy phân tích cảnh chụp và điều chỉnh cho phù hợp.
  • Program: Máy lộ sáng tự động nhưng cho phép người dùng điều khiển các chức năng cơ bản như ISO, đếm hình và các cài đặt đèn flash.
  • Scene: Tough 6000 có khả năng thiết lập trước 20 hình chụp, bao gồm cả 4 thiết lập chụp dưới nước.
  • Beauty: Tough 6000 tự động chỉnh sửa độ mịn của da khi chụp chân dung.
  • Video: Tough 6000 quay video có âm thanh với độ phân giải lên tới 640 x 480 pixel, 30 khung hình/giây.

Màn hình/kính ngắm

Tough 6000 có màn hình LCD 2,7 inch, 230.000 điểm ảnh HyperCrystal III. Nắp bảo vệ của màn hình chịu đựng được mọi va đập, còn sự tái tạo màu và độ tương phản thì chân thực khi chụp cũng như khi xem lại.

Chụp hình

Tốc độ chụp của Tough 6000 khá tốt và có thể cạnh tranh với nhiều dòng máy khác như so sánh dưới đây:

Độ trễ cửa trập (nhấn nút chụp, có ngắm trước)

Máy ảnh

Thời gian (giây)

Sony Cyber-shot DSC-T700

0,02

Nikon Coolpix S230

0,02

Pentax Optio P70

0,05

Olympus Stylus Tough-6000

0,06

Canon PowerShot D10

0,08

AF Acquisition (nhấn nút chụp, không ngắm trước)

Máy ảnh

Thời gian (giây)

Sony Cyber-shot DSC-T700

0,23

Canon PowerShot D10

0,36

Nikon Coolpix S230

0., 1

Olympus Stylus Tough-6000

0,83

Pentax Optio P70

0,87

Chụp liên tục

Máy ảnh

Khung hình

Tốc độ chụp hình 

Panasonic Lumix DMC-FX37

3

3,6 hình/giây

Nikon Coolpix S230

2

2,2 hình/giây

Sony Cyber-shot DSC-T700

10

1,6 hình/giây

Canon PowerShot D10

1,2 hình/giây

Olympus Stylus Tough-6000

2

1,1 hình/giây

Ống kính

Ống kính lắp trong của Stylus Tough-6000 có tầm hoạt động vừa phải là 3,6x, tương đương với 28-102 mm. Các bộ phận điều khiển khả năng thu nhỏ phóng to của máy phản ứng rất nhanh với hình ảnh nạp vào. Chế độ Super Macro có thể giúp máy lấy nét đối tượng chính xác trong khoảng cách 1cm. Đèn LED lắp trong được dùng cho chế độ Macro hoặc khi chụp dưới nước để tăng cường độ sáng cho bức ảnh.

Chất lượng video

Hình ảnh video trên Tough 6000 có chất lượng VGA (640 x 480 pixel) với tốc độ 30 hình/giây. Máy còn có một micro để thu âm thanh khi quay video dưới nước.

Video: Hình ảnh rõ nét khi quay dưới nước.

Chất lượng hình ảnh

Nhiều máy ảnh chịu nước tầm giá này tập trung vào tính năng chống nước, chống va đập nhưng chất lượng ảnh khá tệ. Trong khi đó, Tough 6000 có thể đáp ứng sự mong đợi của người dùng, cho các album đẹp, màu sắc sống động, hình ảnh sắc nét. Dưới đây là các ảnh chụp thử với máy.

Ảnh
Lấy nét chủ thể và làm mờ hậu cảnh đằng sau
Ảnh
Màu sắc khá chân thực

Nhìn chung, đây là một lựa chọn đáng lưu tâm cho người mê chụp ảnh dưới bể bơi, biển, sông suối. Tuy nhiên, trong điều kiện ánh sáng yếu máy lấy nét khá chậm - một điểm yếu thường thấy trong nhiều dòng camera.

Theo Tuổi Trẻ Online (Digitalcamerareview)




Bình luận

  • TTCN (0)