Ông Quách Tuấn Ngọc đang giới thiệu chiếc netbook 3G có giá 299USD và có thể sẽ được trang bị cho giáo viên, sinh viên trong tương lai.

Đó là tiêu chí mà ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT đưa ra tại cuộc Hội thảo Truyền thông Quốc tế Vietnam Comm 2009 sáng 19/11, theo đó trong tương lai không xa, ngành giáo dục sẽ phấn đấu mỗi giáo viên, học sinh sẽ có một chiếc netbook tích hợp sẵn chip 3G để đi đâu cũng kết nối được với mạng viễn thông không dây tốc độ cao.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT

Cũng theo ông Ngọc, sự bùng nổ của CNTT trong những năm qua đã góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo của ngành giáo dục Việt Nam. Và sự thay đổi này sẽ vấn tiếp diễn với tốc độ nhanh hơn và mạnh hơn trong các năm tới. Đó cũng là lý do tại sao trong năm học vừa qua (2008-2009), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học”, với mục tiêu tiến hành kết nối mạng Internet, triển khai mạng giáo dục đến tất cả các Sở GD&ĐT, cơ bản phủ Internet đến các trường học trong cả nước.

Ngay từ rất sớm (năm 2000), Bộ GD-ĐT đã có ý tưởng xây dựng mạng giáo dục và đã đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy sự phát triển CNTT trong ngành giáo dục. Những con số như 1,5 triệu sinh viên, 600.000 sinh viên trường trung cấp chuyên nghiệp, 2,7 triệu học sinh cấp 3 trong năm học vừa qua đã cho thấy phần nào nhu cầu ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục là rất lớn. Ông Ngọc cho rằng CNTT và viễn thông đóng một vai trò không hề nhỏ để làm thay đổi diện mạo của toàn ngành trong những năm gần đây.

Ngành giáo dục hướng tới 3G

Hiện nay, ngành giáo dục đã nối cáp quang tới 63 sở, và đang chờ 3G để nâng cao tốc độ đường truyền. Tính tới tháng 9/2009, Việt Nam có 113,5 triệu thuê bao di động, trong đó có một phần không nhỏ của ngành giáo dục. Với tiêu chí trang bị netbook 3G cho mỗi giáo viên và sinh viên, ngành giáo dục hy vọng rằng sinh viên sẽ chủ động hơn với các bài giảng, và có thể tiếp cận kho tài liệu phong phú hơn trên mạng.

Theo ông Ngọc, cuối năm 2010, ngành giáo dục sẽ hoàn thành kết nối băng thông rộng đến tất cả các trường kể cả những trường trên miền núi. Hiện nay, giá của một chiếc netbook còn rất rẻ chỉ có 200-220 USD nhưng có thể đảm bảo được hầu hết chức năng cơ bản. Ngay tại cuộc hội thảo, ông Ngọc cũng đã giới thiệu một máy tính mới mà ngành giáo dục đang trưng cầu để phát triển. Sản phẩm có màn hình 11-inch, webcam, đầy đủ các cổng kết nối, ổ cứng 160 GB, RAM 1 GB với chip khiêm tốn Atom 270 Mobile nhưng có thể cắm chip 3G nên rất tiện dụng. Sản phẩm có giá tổng thể là 299 USD.

Ngoài ra, ngành giáo dục đang có chủ trương tích hợp CNTT vào trong các môn học để CNTT thực sự được triển khai rộng khắp với một mục tiêu tạo ra các chương trình e-learning, lớp học ảo, chính phủ điện tử trong môi trường giáo dục. Hiện nay, ngành giáo dục đào tạo đã có chỉ đạo các cơ sở phải tận dụng tối đa những dịch vụ email miễn phí như Gmail, Yahoo,... Hiện Gmail đã hỗ trợ và cung cấp miễn phí cho các trường học có hộp thư điện tử mang tên miền là tên trường học và có số lượng account không giới hạn.

Theo ông Ngọc, nếu triển khai email cho giáo viên và sinh viên trong toàn ngành thì phải mất tới 430 triệu đô. Do đó, việc tận dụng các dịch vụ miễn phí sẽ góp phần giảm thiểu chi phí nhưng vẫn đẩy mạnh được ứng dụng CNTT trong trường học.

Tiến tới mô hình “không giấy”

Ông Ngọc cũng cho biết, Bộ giáo dục đã đặt mục tiêu xây dựng một triệu bài giảng điện tử, một triệu máy tính trong vòng 3 năm và trên nền mã nguồn mở. Hơn nữa, khi mạng Viễn thông không dây tốc độ cao được phủ sóng mọi nơi thì với việc trang bị cho giáo viên, sinh viên những chiếc netbook 3G giá rẻ sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.

Với những chiếc máy tính mà ông Ngọc giới thiệu ở trên, mỗi giáo viên, sinh viên và cả học sinh  đều dễ dàng có thể mang chúng theo người và ngồi bất cứ đâu cũng có thể truy cập được vào mạng để lấy thông tin. Họ không cần mang bất cứ tài liệu gì theo người, cần gì chỉ cần mở netbook và lên mạng là có.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, ngành giáo dục đã đưa nhiều thông tin lên web hơn trong bối cảnh việc soạn bài giảng trên máy tính, soạn giáo án điện tử để đổi mới cách dạy và học được nhiều cán bộ giáo viên hưởng ứng tích cực. Do đó, học sinh và sinh viên sẽ chủ động hơn rất nhiều trong việc cập nhật thông tin một cách dễ dàng và thu lượm được nhiều kiến thức. CNTT sẽ đem lại cho người học cơ hội tiếp cận những nguồn tri thức và tạo ra môi trường giao tiếp tốt hơn.

Việc thay đổi từ mô hình video conference sang web conference dành cho hội họp, đào tạo trực tuyến, giáo dục thường xuyên,... đã tiện dụng hơn rất nhiều. Với video conference, người dùng phải đến tận phòng có trang bị video mới có thể tham gia được vào buổi họp hay học trực tuyến. Nhưng với web conference, người dùng ngồi đâu có mạng và máy tính có webcame là có thể truy cập vào được. Thông qua web conferce, các chương trình đào tạo từ xa có thể phát sóng trực tiếp tới tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.

Theo ông Ngọc, hiện ngành giáo dục đang lắp đặt các phương tiện cho web conference và có thể đầu 2010 sẽ phát tới 2500 trường cấp 3, chỉ thông qua webcam và băng thông khoảng 150 kb/giây cho việc truyền hình ảnh. Do đó, với tốc độ phát triển CNTT-VT hiện nay thì trong tương lai không xa, mỗi giáo viên, sinh viên hay học sinh đến trường chỉ cần mang một chiếc netbook giá rẻ tích hợp 3G.

Theo VnMedia.




Bình luận

  • TTCN (63)
Hải Nam  30903

Mình thì nghĩ 3G không cần thiết lắm, ở trường học thì Wi-Fi là đủ. Với lại laptop màn hình tối thiểu 14" trở lên thì hay hơn là netbook (dùng để học chứ đâu phải để lướt net đọc tin tức :D)

Hi vọng kế hoạch này được thực hiện trong tương lai gần. 1,5 triệu sinh viên, giá một cái netbook khoảng 200 USD thì tổng cộng là 300 triệu, bằng cái Vinasat-1 nhỏ nhỏ Wink và bằng khoảng 10% ngân sách cho giáo dục cho 1 năm. Không nhiều, nhưng không phải là số tiền nhỏ. Kế hoạch này phải được triển khai kèm một loạt giải pháp khác, chứ không thì cũng không khác gì mua đồng phục cho sinh viên Big Grin

Sơn 400

Nhìn nhận một cách khách quan về tương lai thì đúng như thế, tuy nhiên đến được cách đích đó với giáo viên và học sinh vùng cao thì đó quả thật là một chặng đường dài, song không nên vì thế mà ta nản bước, con em vùng cao cũng là con người Việt ta, các bạn nên bình luận bàn cách đ ể timg giải pháp đưa ý tưởng đó thành hiện thực, đừng nói nhau trên diễn đàn như thế phỏng có ích gì?0983619565

ATK  1019

"trong vòng 3 năm" Big Grin Bác Quách Tuấn Ngọc như đang kể chuyện cổ tích ấy nhỉ.:) Còn lâu mới thực hiện được.
Lúc ấy sẽ có nhiều "tệ nạn" Internet phát sinh trong học đường Big Grin và còn bao nhiêu thứ phát sinh.và còn ý thức sử dụng nữa(phần lớn sử dụng sai mục đích ko à Big Grin )
"Việt Nam có 113,5 triệu thuê bao di động" hô cho lắm vào, trong đó biết bao nhiêu thuê bao ảo.
Biết bao nhiêu dự án rồi có đi đến đâu đâu
Mấy bác ở Bộ Giáo Dục và mấy bác làm ở bộ phận công tác Lưu học sinh ở Đại sứ quán nói chuyện hay lắm,ngọt lắm, nhưng kết quả là cứ đợi dài cổ Big Grin Mọi thứ chỉ là "lời hứa" và "chờ đợi"! Smile

ThienDu

không khả thi tí nào! nhìn thấy 1 viễn cảnh ko mấy khả quan

Tuấn Phạm  361

Trường học nên bắt đầu nghĩ tới việc lắp ổ cắm điện cho mỗi bàn học.

TheZeus9x

1 ke hoach xa voj thuc te

Bac j do bj benh hoang tuong roj bac oj. Ko faj cu chay theo cong nge la thoj thuong dau. Co nhung cai ko the thay the. Dung co chay theo cong nge cung jong nhu chay theo xe buyt vay do. Tot nhat la doi moi jao duc jong nhu dung bat hoc sinh ghi chep bai mà chjnh xax la ghj laj nhung j da co trong sach jao khoa. Hy vong bac se ko bj sa thaj. Chuc nhung djeu tot dep se den voi bac

lyminhtriet  5

cái chính không phải là tiền mua netbook đâu, cơ sở hạ tầng. thứ hai là con người có đủ trình độ để dùng kg hay là lại chơi... kinh nghiệm cho thấy kg nên làm đại trà mà phải có lộ trình.
Đồng ý với Hải Nam, netbook thật ra chỉ có những người thực sự có nhu cầu mới nên dùng.

Tân1612

Thì dĩ nhiên,nói ai chả nói được.Như giờ tui nói,tui cho BGDVN vài trăm tỉ cũng được vậy,vấn đề là tui có làm đâu.Mấy ông thì chỉ giỏi cái miệng,còn để tui chống 2 con mắt lên coi coi,chừng nào thì có cái đó.

Bực mình vì nghe tin

Bực mình vì tuyên bố !

Đại loại là các ông to chỉ thích nói cho nó sướng cái miệng chứ chẳng được cái ích gì cả.Netbook làm gì???? Cài một phần mềm ứng dụng lên là ì ạch rồi (Đó là trong trường hợp nó có xảy ra) chứ đừng nói dùng để học tập.Mà đại loại đó là điều ko thể xảy ra.Tổ chức hội thảo này nọ,lung tung cho tốn tiền tốn bạc nhà nước,xong có giải quyết được cái đách gì đâu.Cải cách giáo dục kìa=>Học như cưỡi ngựa xem hoa,cái gì cũng học mà có biết cái gì đâu (Đấy là tôi nói nhìn chung).Chưa già mà đã gù lưng vì sách vở kìa ! Cải cách mấy cái đó thì ko làm,cứ đi tính cái chuyện trời ơi .THƯA CÁC BÁC LÀ NƯỚC TA CÒN NGHÈO KHÓ,ĐỪNG HOANG PHÍ THỜI GIAN VÀ TIỀN CỦA CHO NHỮNG CHUYỆN KHÔNG ĐÂU VÀO ĐÂU !

nguyen tien  13

Không khả thi!

Ak Ak, nghe có vẻ kinh khủng nhỉ mà chắc chắn không khả thi đâu. Wi-fi còn truyển khai ko ra chi mà đòi 3G. Ví như trường tôi, khoa học tự nhiên, chẳng hạn, wi-fi trường có vô được đâu!

thientamtita  9

Theo cá nhân mình nhận thấy Netbook đang phần người dùng nó là những người đã có laptop rồi, mua thêm cái thứ 2 để dùng nó cho việc lướt web hay trình chiếu Powerpoint hay những ứng dụng đơn giản thôi.Chứ dùng để học tập thì chẳng khả thi là mấy.
Muốn cải thiện tình hình giáo dục thì có lẽ nên nâng cấp từ cái cơ bản nhất, trình độ đội ngũ giáo viên, tính chuẩn xác và khoa học trong hệ thống SGK...

tear_devil

Nhảm Nhí!

Thoai mấy bác cãi chi cho nó mỏi miệng! Mấy đại ca đó suốt ngày ở trên cao nên tưởng cái gì cũng khả thi. Chứ thiệt tình chuyện này mà xảy ra thì cứ như "heo nái biết leo cây" á. Chúc anh em vui vẻ nha! Hì hì...

trantulinh

thật tiếc khi đó chỉ là trong tương lại

Mình đang là sinh viên năm thứ 2 giờ đang dùng 1 chiếp notebook. Trương mình có wifi nhưng chỉ dành cho giảng viên. Và cấm sv dùng laptop trong giờ học. Vậy thì netbook 3g sẽ giải quyết vẫn đề gì khi nó bị cấm. Và nếu không cấm thì chắc chắn có nhiều người dùng nó để zingme blog chat...
thật nan giải.
Nhưng dù sao thì 1 chiếc netbook 3g cũng giúp đc rất nhiều cho những sinh viên say mê học tập. Thật tiếc điều này còn ở trong tương lai rất xa. Chí ít cũng 2-3 năm nữa

ngô Hoàng An

mấy ông ở trên cao chỉ giỏi spam mất time của mọi người. hê hê thùng kêu to quá!

leminhtri123

????????????????

Cứ cho là có netbook đi. Nhưng dùng để làm gì? Để học, để thi à. Vậy 1 giáo viên quản lý thế nào với toàn bộ học sinh trong lớp? Có biết nó đang chơi game hay là học. Đường truyền wi-fi ntn để đủ cung cấp cho toàn bộ học sinh trong trường, trong quá trình thi mà rớt mạng là tiêu. Còn phải bỏ ra thời gian, tiền bạc để hướng dẫn cho giáo viên, học sinh. Còn nãy sinh ra 1 vấn đề nữa đó là "quay bài công nghệ cao". hehe. Điều này mới là quan trọng, đầu tư cho giáo dục là không sai. Nhưng nó sai là đầu tư không đúng chỗ thôi. Nếu dự án này đc đưa ra thì chúng ta có quyền mơ ước học sinh Việt Nam rất giỏi làm việc trên máy tính, đánh máy rất nhanh. NHƯNG : "ko biết viết, ko có máy tính thì ko làm dc j". Hiện tại bây giờ ngữ pháp tiếng việt còn chưa trôi chảy nữa mà mơ ước chi cho cao.

tungbach007

bác ngọc

theo tôi ông Ngọc nói như thế ko phải là không có lý.các bạn thử nghĩ xem trong vòng 5 năm nữa công nghệ sẽ thay đổi như thế nào,chỉ cần trong vòng một tiếng đồng hồ thôi,cái ra trước đã lạc hậu so với cái phát minh ra sau rồi.không có gì là không thể.tôi ủng hộ các bác nhưng chỉ mong các bác thực hiện cho đúng vào.tôi sẽ ủng hộ 5 tỷ bảng anh để chúng a thực hiện dự án đó.

quan3085

không phấn...giờ không giấy........

Ngày đầu tiên vào giảng đường đại học được học máy chiếu thích ơi là thích,sau đó mới nếm mùi cưỡi ngựa xem "phim" của các "đạo diễn" chiếu gì coi đó.giờ mà không giấy chắc tụi sinh viên mình o nhà học trực tuyến với các thầy cô quá à chắc vui lắm.

Trần Phúc Thành

Lộn ruột!

Tôi đang là một giáo viên trung học, có điều kiện kinh tế, có trình độ tin học tàm tạm; nhưng mà dùng hai cái-một dektop ở nhà và một laptop xách đi làm, đặc biệt là để dạy giáo án điện tử- thế mà đã mệt rồi! Nay lại thêm cái netbook để làm gì hở ông Ngọc và các ông lãnh đạo Bộ?? Thôi chớ phí tiền thuế của dân, hãy dùng tiền ấy để chống xuống cấp trường học và để xóa mù tin học cho giáo viên- đặc biệt là cho các vị làm cán bộ quản lí các ông ạ! Tôi bảo các ông hãy vi hành đi dự các lớp học của Intel tổ chức, trông các vị hiệu trưởng hiệu phó sử dụng máy tính mà ...lộn ruột muốn đánh đòn quá đi mất!!!!!!!!!!

SVBK

Viễn cảnh thật là .....

ông ấy nói 100 năm sau í mà , khi đó thế giới đã không dùng 3G nữa ... hjc

SVBK

xây dựng 1 chính phủ điện tử đã thực sự hiệu quả chưa ?

Đoàn Quang Tiến

Lộn ruột với cái đề án này!

Hãy dạy giáo viên biết sử dụng máy vi tính (cụ thể là tin học văn phòng) song song với dạy học sinh! Tôi không dám nói ngay rằng trong 3 năm không thể có 1triệu bài giảng với 1triệu netbook. Nhưng thử hỏi trang bị cho ai và để làm gì khi họ chẳng biết sử dụng. Nhưng phương tiện kia tôi đoán sẽ có tới 70% số đó là dùng để nghe nhạc, xem phim sex và chơi game. Tôi là người chuyên cung cấp máy vi tính cho các cơ quan và tôi khẳng định rằng 90% lãnh đạo và giáo viên không biết sử dụng máy vi tính để soạn thảo văn bản chứ chưa nói đến việc dạy học.

vuminh

Nhiều tệ nạn

Mỗi phòng học phải gắn camera đề phòng sinh viên xem sex nữa Rolling On The Floor

mayden1790

hay,ủng hộ 2 tay...

hô hô, toàn bọn bốc phét, to mồm, vào comment.
thứ nhất, nếu tính số thuê bao di động mà không tính số thuê bao ảo thì chỉ có bọn con nít mới không nghĩ tới bạn atk ạ, nghĩ kĩ trước khi nói ^^.
thứ hai, ở toàn bộ các trường, khi phổ biến một cái gì mới thì ít nhất cũng có 1 khóa học sử dụng, không có kiểu phát không rồi làm gì thì làm đâu.thứ nữa, họ không biết sử dụng do họ không sử dụng, thế thôi. sử dụng máy tính phụ thuộc khá nhiều vào "thực hành" chứ không phải là lý thuyết...
tiếp theo, nếu phát không mà không cài cắm chương trình chặn game,sex,vv..đại khái là những tệ nạn thì thật là ấu trí.
dự án dự định triển khai, và trong khi chuẩn bị thì trình độ tin học của mọi người sẽ đến đâu trong thời buổi cntt phổ biến và phát tiển như hiện nay...
việc học sinh được mang "netbook" đến trường mà không bị giới hạn quyền thì thật là nực cười.
mạng 3g khác mạng internet.
mọi người nên suy nghĩ và tìm hiểu kỹ trước khi phát biểu.
gửi tới giáo viên cấp II(không biết có đúng là giáo viên không) tôi chưa thấy ai kêu là nhiều máy thì khổ cả.thứ nữa, laptop không có nghĩa là không được "không di động".
nếu nhiều quá thì anh, chị, có thể bán vợi đi...

mayden1790

đính chính

netbook khác laptop

Phạm Ngọc Linh

Liệu có thành sự thực không?

Netbook đúng là phục vụ cho nhu cầu lướt wed thì tốt hơn còn nếu nói để phục vụ học tập thì có thể nói mỗi giáo viên học sinh sẽ có một Netbook tích hợp 3G để phục vụ học tập và đồng nghĩa với việc mỗi người sẽ phải tự trang bị cho mình một chiếc kính cận Tongue

Trần Nhật Anh

suy nghi

khó đó các ban, các bạn thử xem trên giảng đường ở việt nam, bao nhiêu học sinh ngồi học, ngồi học gì mà bàn ngồi 5 người, 6 người chỗ để mà ghi lại ý chính còn chưa có lấy đâu ra chỗ bỏ thêm cái netbook đó, và chưa kể bữa nay học tín chỉ, ngày nào thầy kiểm tra bài tập đông ơi là đông, 120 vị học sinh chứ ít à, bàn ghế không đủ chỗ ngồi chứ ngày thường, nếu đầu tư vào cái đó thì hãy để tiền đó mà nâng cấp phòng học, chào các bạn

Mai Đoàn

Chuyện viễn tưỡng

Đây chỉ là mong muốn, còn bao giờ thực hiện được là chuyện hoàn toàn khác,"lời nói không mất tiền mua" vui thì cứ nói,chứ lừa gì đâu? Có nhiều chuyện viễn tưởng sau cũng thành sự thật đấy,đây cũng chỉ là vấn đề thời gian thôi.Các nhà doanh nghiệp Trung Quốc chắc nghe tin này sẽ ủng hộ ngay."hảo lớ, mua máy của ngộ đi,vừa rẻ vừa dễ sử dụng,phần mềm miển phí...".

Mai Đoàn

Chuyện viễn tưỡng

Các " đồng chí" Trung Quốc sẽ bán máy với giá rẻ,phần mềm tiếng Việt miễn phí.Nếu triển khai phương án này ,sẽ có nhiều người có thêm việc làm, mấy bà bán đồng nát sẽ có thêm thu nhập của "công nghệ cao".Chuyện viễn tưởng đấy,nhưng sẽ có ngày thành sự thật, có điều ai muốn nhanh thì tự bỏ tiền ra mà mua.Nghe tin này chắc các chủ quán Internet cũng lo đấy.Không sao đău, lúc đó có thể chuyển thành nơi hướng đẫn và sửa chữa máy ,có khi lại làm không kịp, vì máy rẻ sẽ chóng hỏng thôi, có bảo hành cũng chẳng làm được gì.

Bao Nguyen

Tôi nghĩ chúng ta hướng tới một môi trường học tập, làm việc hiện đại là một điều tốt. Nhưng nhiều nơi có cơ sở vật chất rồi mà vẫn không tận dụng được. Ví dụ như trường ĐH Tôn Đức Thắng đã được trang bị wifi, phòng internet trong thư viện nhưng lại thu phí của sinh viên nào muốn truy cập với giá thị trường, dẫn đến lượng sv sử dụng ít, gây lãng phí cơ sở vật chất.

Lương Văn Thành

Tôi nhận thấy

Tôi nhận thấy thầy Ngọc có những ý tưởng hay và táo bạo đó. Nhưng có khả thikhông? Liệu rắng Bộ có thể đủ tiền để dầu tư cho GV không đã chứ chưa nói đến là cho sinh viên? Bản thân tôi là một GV đang giảng dạy tại Điện Biên, điều kiện cơ sở vật chất còn rất hạn chế, giáo viên còn nhiều khó khăn nên việc tiếp nhận CNTT còn hạn chế rất nhiều. Tôi cúng dẫ có lần được gặp thầy Ngọc trên Điện Biên qu các chương trình tập huấn về phần mềm SSM, ngay bản thân phần mềm đó còn hạn chế rất nhiều vậy liệu có triển khai được dự án của thầy Ngọc không? Câu hỏi này có lẽ chỉ thầy Ngọc và lãnh đạo bộ mới trả lời được.