Hình ảnh tại Haiti được đăng tải trên Facebook.

Trận động đất tồi tệ nhất trong hơn 200 năm qua ở Haiti đã làm rung chuyển Caribe hôm 12/1. Điện mất, điện thoại không hoạt động, mọi liên lạc bị cắt đứt, đến lúc này mạng xã hội là kênh duy nhất giúp người dân ở đây liên lạc với thế giới bên ngoài.

Thủ đô Haiti, Port-au-Prince, gần như bị san phẳng sau trận động đất 7,0 độ rích-te, hàng chục nghìn người bị tin rằng đã chết - con số này có thể là nửa triệu người nhưng chưa ai nói được chính xác là bao nhiêu. Liên lạc đã bị mất trên diện rộng khiến khó có thể có hình ảnh đầy đủ về những thiệt hại. Tuy nhiên, dù là quốc gia nghèo nhất ở Tây Bán cầu, mạng Internet của Haiti đã kết nối với các dịch vụ được xem là những công cụ quan trọng để phát đi cho thế giới biết về tình hình thảm họa động đất kinh hoàng trên.

Điện thoại bị đứt, mọi người đổ dồn đến các mạng xã hội như Twitter. “Tiểu blog” này đã trở thành một công cụ quan trọng để chuyển tải những hình ảnh và thông tin về Haiti bởi vì nó đã hiện diện trong một thảm họa làm chấn động toàn cầu. Tờ Sydney Morning Herald cho biết những hình ảnh được gửi qua Twitpic - công cụ chia sẻ ảnh khá nổi trên Twitter hiện nay và các dịch vụ chia sẻ ảnh khác trên mạng xã hội này đã nhanh chóng cho cả thế giới “mục sở thị” toàn cảnh Haiti trong trận động đất trước khi các cơ quan thông tin báo chí kịp trở tay. Và khi giới chức Haiti lên tiếng báo cáo về những gì đã diễn ra thì những tin nhắn với 140 kí tự hoặc ít hơn từ các tài khoản cá nhân của những nhân chứng trong trận động đất từ Haiti đã tràn ngập trên mạng.

Carel Pedre, người dẫn chương trình phát thanh và truyền hình tại Port-au-Prince là một trong những nhân vật nổi bật nhất sử dụng mạng xã hội Twitter để liên lạc với thế giới bên ngoài. Sáng sớm ngày 13/1, Pedre đã tải một thông điệp lên Twitter với nội dung cầu cứu. Một người sử dụng Twitter khác ở Miami, Marvin Ady đã tải những bức ảnh mà anh nhận được từ Haiti lên Twitpic. Richard Morse đã sử dụng Twitter để chuyển tải tâm trạng của những người đang đối mặt với khung cảnh hỗn loạn, đổ nát và tang thương sau trận động đất “Tôi đang nghe tiếng kêu gào và lời cầu nguyện từ khu vực vừa xảy ra thảm họa. Tôi đang cầu nguyện cho người dân ở đó”.

Haitifeed, một blog Wordpress cũng đang đóng vai trò là nguồn tin cung cấp hình ảnh cho các tài khoản cá nhân trên mạng cũng như các phương tiện truyền thông chính thống trên khắp toàn cầu.

Báo cáo từ các nhà báo công dân cũng được chuyển tới trang web iReport của CNN và được hiệu định bởi đội ngũ biên tập viên tại đây.

Trên mạng xã hội phổ biến Facebook, một nhóm có tên gọi Earthquake Haiti đã thu hút hơn 14.000 thành viên tham gia. Nhóm này phần lớn được sử dụng để mọi người đăng tải những bài viết về thương mại và buôn bán, tuy nhiên, một số thành viên đã được phép đăng tải thông tin quan trọng trong đó có những lời cầu xin sự giúp đỡ cho những người dân Haiti bị thương.

Khi dịch vụ điện thoại ngừng hoạt động sau trận động đất, những người còn sống sót ở Haiti quay sang dùng mạng điện thoại Internet Skype để nói chuyện với giới truyền thông, các tổ chức viện trợ hoặc liên lạc với người thân ở nước ngoài.

Một tổ chức truyền giáo có trụ sở tại bang Connecticut, Mỹ đang hoạt động tại Haiti đã sử dụng Skype nói chuyện với các thành viên của mình để nắm được tình hình.

Pedre, nhân chứng của trận động đất cũng đã sử dụng Skype để chuyển cho CBS News và nhiều cơ quan báo chí truyền thông khác bài viết đầu tiên của mình về thảm họa ở Haiti. Pedre nói với CBS News rằng “Chưa có gì rõ ràng, ngay cả việc người dân Haiti đang sử dụng những công nghệ này để liên lạc và giúp đỡ lẫn nhau. Từ những gì tôi được chứng kiến cho đến này, việc sử dụng những công cụ như Twitter và Facebook đang giúp ích rất nhiều trong việc chuyển tải thông tin về Haiti ra thế giới bên ngoài.

Theo Dân Trí (Networkworld)




Bình luận

  • TTCN (1)
Hải Nam  30903

Chờ hoài mới có báo đăng về vấn đề này Wink Tối hôm đó xem CNN, thấy họ dành cả tiếng đồng hồ nói linh tinh về Facebook, rồi Internet là phương tiện liên lạc duy nhất...

Ở những thảm họa thế này, cho dù hệ thống mạng tế bào không ảnh hưởng, thì tỉ lệ gọi thành công cũng rất thấp (vì quá tải). Có mấy cái giao thức định tuyến cho mạng ad hoc dùng trong emergency communication thì xài được Big Grin