Rác công nghệ

"Thật lạ là thế giới có công nghệ, sản phẩm gì - thậm chí là dù xa xỉ đến mấy thì người Việt Nam vẫn nhập khẩu và xài một cách... hoành tráng" - đây là sự ngạc nhiên đầy băn khoăn của một chuyên gia công nghệ khi thâm nhập thị trường VN.

Cũng chính vì thế chỉ trong thời gian ngắn, VN đã tự biến mình thành bãi rác công nghệ cao lúc nào không biết.

Công nghệ bị biến thành... rác

Cách đây chừng mươi năm, không ít người VN... hãnh diện với chiếc máy nhắn tin có giá lên tới cả triệu đồng. Mặc dù rất bất tiện là chỉ nhận tin nhắn thụ động, thế nhưng các nhà cung cấp dịch vụ của VN vẫn cho du nhập công nghệ và sản phẩm công nghệ này. Kết quả là nó nhanh chóng chết yểu và không ít tiền đầu tư cho công nghệ và sản phẩm này chết theo.

Tuy nhiên, cái chết của công nghệ và sản phẩm dịch vụ Cityphone còn đau đớn hơn nhiều. Sau nhiều năm bỏ ra cả núi tiền nhập thiết bị và xây dựng hạ tầng công nghệ, bên cạnh đó là thiết bị đầu cuối không hề rẻ... Từ tháng 9.2010, VNPT buộc phải chính thức thừa nhận cái chết của công nghệ và sản phẩm dịch vụ này. Kết quả là công nghệ và hạ tầng công nghệ, cùng với hàng ngàn thiết bị đầu cuối đã bị biến thành... rác.

Chưa hết, trong suốt thời gian qua các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đua nhau nhập thiết bị đầu cuối và cung cấp dịch vụ điện thoại cố định không dây. Cụ thể là VNPT cung cấp G-Phone, Viettel cung cấp HomePhone và EVN Telecom cung cấp E-Com. Các nhà cung cấp này mang thiết bị đầu cuối về nông thôn, vùng sâu, vùng xa phát cho người dân với kỳ vọng “tặng máy - thu cước”. Nhưng sai lầm trong bài toán kinh doanh đã khiến các DN trả giá đắt. Nhiều hộ dân nông thôn đã có cả 3 máy điện thoại cố định của 3 nhà mạng trong khi họ chẳng có nhu cầu sử dụng. Kết quả là sau thời gian ngắn khuyến mãi, những hộ dân này trả lại máy cho nhà mạng, thậm chí nhiều nhà còn... vứt máy đi.

Một sản phẩm dịch vụ đang sống dở - chết dở chính là các bốt điện thoại công cộng (ĐTCC). Tại Hà Nội và nhiều địa phương, người ta dễ dàng thấy những bốt ĐTCC gãy đổ, hỏng, mất tác dụng. Phóng viên Báo Lao Động đã từng phải lượn quanh 4 cửa hàng mới có thể mua được tấm thẻ gọi ĐTCC, nhưng lại bất lực khi không thể tìm nổi cái bốt ĐTCC nào có thể hoạt động. Có thể ước tính được tại VN có cả ngàn bốt ĐTCC đã bị biến thành rác như thế.

Những cảnh báo

Có một câu chuyện thú vị về cách biến công nghệ và sản phẩm công nghệ thành rác tại VN. Một chuyên gia viễn thông nước ngoài đến VN để tìm hiểu thị trường. Chuyên gia này rất ngạc nhiên khi công nghệ 3G, sản phẩm USB Modem kết nối Internet, những chiếc iPhone và iPad xa xỉ đều... xuất hiện nhan nhản tại VN. Chỉ có điều chuyên gia này ngạc nhiên là công nghệ và sản phẩm này chủ yếu dùng để... trang trí cho chủ nhân của nó, chứ tính năng công nghệ của nó lại không được phát huy.

Ảnh
Có những thứ từ lúc mới đến khi thành rác vẫn chưa được sử dụng hiệu quả.

Ông này cho biết “Tôi rất ngạc nhiên khi người ta có thể bỏ ra hơn chục triệu đồng để mua những thiết bị này rồi chẳng mấy khi dùng nó, hoặc có dùng cũng chỉ để nghe nhạc, chơi game, hoặc lướt net thay vì cần phải sử dụng nó như thiết bị văn phòng làm việc hữu dụng...”. Và đây cũng chính là lý do để các hãng thiết bị, công nghệ coi VN là thị trường tiềm năng đến mức... béo bở.

Các chuyên gia CNTT của VN cho rằng câu chuyện vui này cũng là lời cảnh báo. Thực chất cho đến nay, các mạng di động đầu tư cả núi tiền vào công nghệ và thiết bị đầu cuối như G-Phone, HomePhone, E-Com, E-Phone, ĐTCC. Chỉ sau một thời gian ngắn phát huy giá trị, đến nay nguy cơ thất bại gần như đã nhìn thấy rõ. Dù cho đến nay, dịch vụ này vẫn có thể sống lay lắt ở đâu đó, song hầu hết đang trong tình trạng sống dở - chết dở. Kết quả là cả núi tiền đầu tư vào hạ tầng công nghệ cũng như thiết bị được tính bằng hàng ngàn tỉ đồng đã bị biến thành rác. Bên cạnh đó, công nghệ 3G đã có bộc lộ trở thành cái bẫy khi mà lượng thuê bao 3G rất ít.

Một cảnh báo khác là gần đây, xu hướng sản xuất và nhập điện thoại di động giá rẻ, nhất là sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng khiến các chuyên gia lo ngại. Lý do là sản phẩm này rất chóng hỏng. Khi đó, những sản phẩm kiểu “đồ chơi xa xỉ” này bị biến thành rác thải và sự lãng phí trong tiêu dùng đã đẩy VN đến gần hơn cái đích bãi thải rác công nghệ. Đã đến lúc cần thắt chặt chính sách nhập khẩu. Bởi lẽ không thể mạo hiểm và lãng phí cả núi tiền chỉ để thử nghiệm công nghệ hoặc phục vụ thói tiêu dùng xa xỉ. Hơn thế, những cái chết của công nghệ và sản phẩm công nghệ này đã và đang gây ra những hệ luỵ khôn lường.

Theo Vietnamnet



Bình luận

  • TTCN (6)
binhtv

Chẳng ai quan tâm

Nhìn bài viết là tui cũng biết nó chẳng được mấy ai quan tâm

Vì nguyên do đó nên mới trì trệ như vậy

VN chẳng những là 1 bãi rác công nghệ thôi đâu,mà nó cũng sẽ là 1 bãi rác toàn thứ linh tin

Trước mắt là ta thấy được 1 vài bãi rác điển hình như sau

1/Tình trạng suy đồi đạo đức của thanh thiếu niên (Không biết kinh tế phát triển quá mức mà cái đạo đức nó xuống không?)

2/Rác thải công nghệ như trên

3/Công nhân thì nhiều,mà lương lao động quá thấp.Trong khi dân trí thì không cao....

4/Sông Sài Gòn,Thị Vải....

thôi thôi,nói mà muốn vỡ òa lên khóc

Còn nhiều lắm

Hải Nam  30903

Điện thoại công cộng đã rất có ích đấy chứ. HS-SV học xa nhà toàn dùng nó gọi về, thỉnh thoảng cần gọi gấp mình cũng dùng. Song tuổi đời ngắn, do điện thoại di động xuất hiện và giảm giá nhanh quá. Giờ không tìm được bốt ĐTCC là đúng rồi, vì với tỉ lệ thuê bao lớn hơn số dân, cần gì đến nó nữa.

Có một câu chuyện thú vị về cách biến công nghệ và sản phẩm công nghệ thành rác tại VN. Một chuyên gia viễn thông nước ngoài đến VN để tìm hiểu thị trường. Chuyên gia này rất ngạc nhiên khi công nghệ 3G, sản phẩm USB Modem kết nối Internet, những chiếc iPhone và iPad xa xỉ đều... xuất hiện nhan nhản tại VN. Chỉ có điều chuyên gia này ngạc nhiên là công nghệ và sản phẩm này chủ yếu dùng để... trang trí cho chủ nhân của nó, chứ tính năng công nghệ của nó lại không được phát huy.

Cái này mà cũng cố nhét vào thì khiên cưỡng quá. Hoặc là tác giả chỉ biết thu thập chứ không biết phân tích thông tin.

Như binhtv nói ở trên, thì không chỉ công nghệ, mà còn nhiều thứ rác khác. Nó là rác ở chỗ nó đốt tiền mà không giải quyết được gì, ngay cả việc cung cấp một thú vui cũng không có.

kukung

một số thằng ngu

nhìn một số thằng ngu cầm iphone ipad thật ghét, chúng nó chỉ cầm cho oai chứ có biết gì đâu. iphone vào tay chúng chẳng khác gì 11, em có mỗi con 5130 nát mà còn vọc không biết chán

Black-dandelion  17

Chặn không được thì cấm.LOL

Mr Milk

Gọi nó là rác thì cứ cho là rác, nhưng mình nghĩ bất kỳ cái gì cũng sẽ có 1 sứ mạng nhất định của nó, và khi hoàn thành sứ mạng thì nó biến thành bỏ đi, âu đó là sự cải tiến. Chỉ tiếc là đôi khi tầm nhìn ở VN còn kém so với thế giới, cộng với việc đưa ra chủ trương đi tắt đón đầu của chính phủ nên ngày càng có nhiều rác hơn. Còn nếu dám chuyển giao cho tư nhân nhiều lĩnh vực hơn thì em nghĩ rác ko nhiều như thế.

Và đôi khi phải trả giá mới thấy mình ngu đi nhập rác của thế giới về, như việc nhập rùa tai đỏ, haizzz. Đúng là khó.

Còn như bác binhtv nói: "Không biết kinh tế phát triển quá mức mà cái đạo đức nó xuống không?", hix, giá như được phát triển quá mức em cũng mừng :D, đằng này lại là những thứ gì đâu ko.

nguyen khac trinh

sử dụng công nghệ???

chúng ta không thể phủ nhận về những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại việc tiếp cận với những công nghẹ mới ở nước ngoài là điều tất yếu đối với một nước công nghiệp....và việc việt nam đang trở thành một bãi rác công nghệ theo bài viết trên do chúng ta chưa biết sử dụng đúng cách các công nghệ mới nên mới dẫn đến thực trạng đốt tiền mà không giải quyết được vấn đề gi...?