Nhiều tuần nay, người viết vẫn liên tục nhận được nhiều cuộc điện thoại của bạn bè từ khắp đất nước, hỏi về "Đài truyền hình K+" với rất nhiều câu hỏi hóc búa. Có người còn tổng hợp trên mạng hàng trăm ý kiến phản đối, tẩy chay K+ gửi đến.

Hợp pháp hóa việc bán sóng truyền hình?

Bác thợ lò già ở Quảng Ninh hỏi: K+ là ai mà họ "hiên ngang" độc quyền và lộng quyền đến thế? Họ phát những 70 kênh, ắt phải gọi là đài truyền hình lớn (ở địa phương chỉ một kênh đã là đài truyền hình rồi). Vậy K+ là đài truyền hình nhà nước hay đài truyền hình tư nhân?

Xin thưa, K+ là sản phẩm "siêu khủng" của công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền hình số vệ tinh Việt Nam gồm hai thành viên: Trung tâm kĩ thuật truyền hình cáp Việt Nam (VCTV) thuộc Đài truyền hình Việt Nam và Canal Plus International Development (CO) một công ty tư nhân của nước Pháp với vốn điều lệ của công ty TNHH này là 20.143.000 USD, trong đó CO góp 9.870.000 USD chiếm 49%. Góp bằng tiền mặt + VCTV góp 10.273.000 USD chiếm 51% bằng tất cả các thiết bị DTH (truyền hình qua vệ tinh) hiện có của VCTV cùng với chuyển nhượng hợp pháp các hợp đồng thuê bao tích cực và quyền nghĩa vụ với các kênh hiện có của VCTV...

Với một công ty kinh doanh thông thường thì việc liên kết làm ăn này không có gì trái với luật đầu tư và luật doanh nghiệp nhưng luật pháp Việt Nam chưa cho phép xuất bản báo chí, phát thanh, truyền hình tư nhân. Vì thế, công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam chỉ được phép hoạt động về kĩ thuật, kinh doanh, không thể "hiên ngang" phát sóng 70 kênh truyền hình bao gồm rất nhiều lĩnh vực.

Đây rõ ràng là một sự cố tình lách luật, mượn danh VTV để làm báo hình, cần được các cơ quan chức năng vào cuộc vì nghe nói nhiều đài truyền hình khác đang "học tập" VTV liên doanh với Mĩ, Anh, Nhật, Thái Lan... để cạnh tranh với K+ sẽ cho ra đời G+,H+, I+... khiến "cuộc chiến" sóng truyền hình đất nước ta trở thành một cái "chợ trời", không chỉ trong lĩnh vực bóng đá mà còn bị "xâm lược" đến tận phòng ngủ.

Vấn đề này không hề nhỏ như ai đó lầm tưởng, lợi dụng. Tư nhân nước ngoài đang lấn chiếm từng căng ti mét sóng truyền hình quốc gia dưới chiêu bài xã hội hóa, thực chất biến một bộ phận của Đài truyền hình quốc gia thành truyền hình tư nhân.

Phải chăng là một khẩu hiểu lách luật, hợp pháp hóa việc bán sóng truyền hình?

Liên doanh liệu có phạm luật?

Một kĩ sư công nghệ thông tin am hiểu truyền hình Việt Nam cho biết: Với số vốn góp của K+ chưa đến 10 triệu USD thì VTV không quá lớn nếu so với hàng ngàn tỉ đồng nhà nước đã đầu tư cho VTV. Nếu gọi vốn trong nước cũng không thiếu gì các Tập đoàn đóng góp như đã từng tài trợ cho nhiều giải thi đấu lớn trước đây. Sao VTV không thông báo mới các doanh nghiệp đấu thầu mà lặng lẽ, cần gì phải sang tận Pháp "móc ngoặc" với K+?

Vậy đằng sau chuyện liên doanh này là gì? Hẳn không vì thiếu vốn, không thiếu thiết bị kĩ thuật hay yếu kém trình độ quản lí. Khi đưa ra chủ trương này đã có nhiều ý kiến phản đối. Vì sao VTV vẫn làm?

Thực chất K+ đang sử dụng toàn bộ thiết bị phát sóng qua vệ tinh của truyền hình Việt Nam, sử dụng toàn bộ chương trình của VTV và VCTV như DTH trước đây vẫn làm.

Chưa nói đến việc Việt Nam phóng vệ tinh mất 250 triệu USD cũng được K+ mua gần hết thuê bao(?!); chưa nói đến thương hiệu TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM trị giá bao nhiêu tỉ USD, chỉ riêng số thiết bị, cơ sở hạ tầng, số nhân viên được đào tạo, số chương trình và các thuê bao đang dùng DTH không thể chỉ có giá hơn 10 triệu USD. Thực chất K+ chỉ chi phí việc mua bán quyền bóng đá.

K+ đang biến tướng việc tư nhân hóa một bộ phận truyền hình Việt Nam rất hiên ngang. Họ tìm mọi cách để chiếm lĩnh thị phần mà trước hết là độc quyền bóng đá Anh, bóng đá Italia và Tây Ban Nha. Sau đó họ sẽ làm những gì nữa...?

Ai dám bảo đảm các kênh khác của K+ không mắc những sai phạm? Và nếu sai phạm ai chịu trách nhiệm?

Vì sao một Đài truyền hình quốc gia tầm cỡ như VTV lại phải cần cạnh liên doanh với K+ chỉ vì số tiền gần 10 triệu USD. Đó là câu hỏi cần được VTV công khai trả lời. Việc liên doanh này có vi phạm pháp luật không?

Một nhà môi giới bản quyền truyền hình tâm sự: có khá nhiều doanh nghiệp muốn được đầu tư vào việc mua bản quyền các giải bóng đá quốc tế từ chính những hãng truyền hình Anh, Italia... nhưng VCTV lại chọn K+ chỉ là đơn vị mua lại, chính là vì sự liên doanh này dễ "giải mã" những khoản chi phí (?!).

Sai lầm lớn nhất của VCTV là đã phản bội lại đông đảo khách hàng truyền thống từng vì có đầy đủ các trận bóng đá Anh, Italia, Tây Ban Nha nên mới sử dụng truyền hình cáp Việt Nam.

Gần đây, VCTV đã dồn đến 4 kênh phát bóng đá Anh tối thứ 7 đến bội thực, đưa thêm bóng đá Đức, Pháp và các giải quần vợt... nhưng người xem vẫn rất bức xúc khi họ cố tình giành độc quyền bóng đá Anh tối chủ nhật, toàn bộ bóng đá Italia và Tây Ban Nha cho K+ là việc làm có dụng ý rõ ràng cần phải lên án.

Ban lãnh đạo Truyền hình Việt Nam không thể làm ngơ mãi trước sự phản ứng mạnh mẽ của báo chí và đông đảo người xem truyền hình. K+ đang bị "tẩy chay".

Nhưng e rằng họ khó tồn tại lâu dài khi các cơ quan luật pháp Việt Nam vào cuộc tìm ra những sai phạm khuất tất và đông đảo người xem Việt Nam tiếp tục phẫn nộ.

Không thể độc quyền mãi, dù muốn

Một nhà báo thể thao nổi tiếng từng nhiều năm cộng tác với VTV đã nói rất chí lí về sự độc quyền trên sóng truyền hình. VTC cũng đã từng "độc quyền" khi liên tục thay đổi đầu thu kĩ thuật số đánh mất lòng tin của nhiều khách hàng. Nhưng VTC vẫn còn "biết điều" khi cho mọi đài truyền hình tiếp sóng miễn phí và cố gắng duy trì phát các trận bóng đá trên kênh Alalốc.

Có phải vì muốn cho K+ độc quyền mà VTV3 và VCTV (thể thao và bóng đá) "không còn được" phát sóng các trận bóng đá hay của Tây Ban Nha và Italia?

Điều này không chỉ thiệt thòi cho đông đảo người hâm mộ mà VTV3 và VCTV còn đánh mất một lượng người xem đông đảo. Tối chủ nhật rất nhiều người đã tắt ti vi, bật vi tính xem mạng có đầy đủ tất cả các trận đấu hay của thế giới. Tuy không thật ổn định nhưng rất rẻ tiền. Dù muốn K+ cũng không thể độc quyền mãi được.

Công bằng mà nói 2 kênh thể thao của VCTV và VTV3 trong thời gian qua đã rất cố gắng, nỗ lực phục vụ người xem, thật đáng biểu dương. Nhưng với việc độc quyền của K+, họ đang bị vạ lây và dù có được K+ mời lên sóng cũng chỉ là "áo gấm đi đêm" vì có mấy người xem được K+ đâu.

Nhà báo thể thao này chứng minh sự "cắt cổ" của K+ từ những tờ rơi quảng cáo với các gói khuyến mại từ 1,6 triệu đến 4,3 triệu gồm cả đầu thu và quyền thuê bao từ 3 tháng đến 12 tháng và giải thích rằng bình quân mỗi tháng phải mất 250.000 đồng ngoài số tiền mua đầu thu K+ và công lắp đặt chừng 1,8 triệu. Trước sức ép của dư luận K+ vờ xuống thang đồng ý chia sẻ bản quyền cho những đài nào quản lí được thuê bao(?!) tiếp sóng với giá 150.000/tháng/thuê bao - đắt gần gấp 3 lần truyền hình cáp, khác nào đánh đố.

Người viết đã ngó qua các kênh của K+. Hình ảnh không HD chẳng hơn gì xem truyền hình cáp. 70 kênh của K+ chủ yếu vẫn là của VTV, HTV, HNTV, VOV, SCTV và VCTV. Nghĩa là chỉ duy nhất có mỗi kênh K+ bóng đá, sao họ dám quát giá kinh khủng vậy?

Không thể đem mức giá ở Hoa Kì, ở Pháp áp đặt vào mức sống của người Việt Nam, khi mặt bằng USD ở Việt Nam phải được tính theo giá lương thực thực phẩm, giá điện của Việt Nam. Cục quản lí giá và Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng cũng nên lên tiếng để ngăn chặn một tiền lệ xấu.

Bản quyền và độc quyền?

Cần làm rõ khái niệm, bản quyền và độc quyền không chỉ với truyền hình mà với nhiều lĩnh vực khác ở Việt Nam xem ra đã lạm dụng thành độc quyền.

Việt Nam đang hội nhập toàn cầu. Luật pháp nước ta luôn coi trọng sự bình đẳng, kiên quyết chống độc quyền. Vậy K+ có độc quyền không? Xin thưa: Không chỉ độc quyền mà họ còn "hiên ngang lộng quyền" vì phía sau họ có những chiếc ô lớn nào đó nên họ coi thường sự phản ứng dữ dội của dư luận, thách đố đông đảo người xem Việt Nam.

Đến như ngành điện, mỗi lần muốn tăng giá đều phải xin phép, đều phải tranh thủ các ngành liên quan và phải chấp nhận mặt bằng giá theo thu nhập của người Việt Nam. Vậy cái giá K+ đưa ra 250.000/tháng để xem thêm vài trận bóng đá đối với người dân Việt Nam còn nghèo là hết sức phi lí.

Theo vị luật sư này VTV nên sớm dứt hợp đồng với K+ bằng cách mua lại bản quyền, trả lại sự trong sáng cho sóng truyền hình số vệ tinh Việt Nam DTH, nguồn tiền có thể huy động từ các đài truyền hình và các doanh nghiệp trong nước, hoặc xin Chính phủ cho phát hành trái phiếu truyền hình.

Chẳng lẽ sóng truyền hình không là tài nguyên quý báu như đất, rừng, biển Việt Nam.

Người Việt Nam ta đang thích nghi với việc phải trả tiền để được xem nhiều chương trình truyền hình chất lượng cao nhưng trả bao nhiêu thì hợp lí? Truyền hình Việt Nam là đơn vị phục vụ nhân dân, là người bạn đáng tin cậy của mọi gia đình, của người Việt Nam. VTV có nghĩa vụ phải đáp ứng quyền được hưởng thụ truyền hình của toàn dân, trong đó có Bóng đá - một môn thể thao được đông đảo nhân dân Việt Nam hâm mộ. Đa số nhan dân ta còn nghèo. Không thể ngụy biện với bất cứ lí do nào mà tước đoạt quyền lợi của người xem nghèo.

Sức mạnh của truyền hình Việt Nam đã được thể hiện sâu sắc trong 40 năm qua, ngày càng thăng hoa. Không thể vì quyền lợi nhỏ nhoi của K+ và những ai đó mà quay lưng lại với đông đảo công chúng.

Xin các nhà lãnh đạo truyền thông, truyền hình Việt Nam hãy lắng nghe tiếng thở dài của công chúng về cái gọi là sự độc quyền của Đài truyền hình K+. Không thể để cho những công ty nước ngoài lợi dụng sóng truyền hình làm hoen ố những tình cảm quý báu của người xem Việt Nam từng giành cho VTV 40 năm qua

Thế mới biết trong quản lí luôn đòi hỏi sự tỉnh táo, công bằng, trong sáng. Chỉ vì tham cái lợi nhỏ rất dễ đánh mất nhiều cái lợi lớn.

Theo TuanVietnamNet



Bình luận

  • TTCN (10)
Đinh Trọng Hiền  13

Cứ chờ xem!

Cái này cũng đã nói lâu rồi, cũng đã tẩy chay, lên án....  từ lâu lắc nhưng đến nay cũng chưa có sự thay đổi nào cả. Nhưng tức nước thì sẽ vỡ bờ, rồi đến một lúc nào đó thì chuyện này phải được giải quyết . Hi vọng là không lâu nữa. Cứ chờ xem!

Việt Nam

VTV-VTC đi chết đi !

Chỉ có bóng đá mà làm không được ? Vậy mà cũng gọi là truyền hình Việt Nam ... ? Thôi đi , bỏ mấy thằng ham ăn qua 1 bên , chịu khó xem sopcast ...! hư...vô dụng.

Mr Milk

Trong khi chờ đợi sự kỳ diệu xảy ra ở phút 90+1 thì anh em vẫn tiếp tục xài sopcast hoặc readon player xem

À cái Readon TV Player tốt hơn sopcast đấy các bạn, nó hiển thị danh sách tên các trận đấu đang trực tiếp luôn đấy chứ ko cần đi tìm kênh nào đâu.

Duy Phúc

Chém con thằng Liết

Tìm con của ông Liết đánh cho nó tơi tả là kinh ngay. Móa mở mồn ra là nói độc quyền, làm anh em  xem trên sopcast mất hứng nghe toàn tiếng Trung. Lại còn bọn VTV mỗi năm lại đẻ ra 1 kênh truyền hình hi vọng năm sau đẻ ra kênh 18+ xem cho đở bùn

Lâm Tâm Nhàn

Tham Tiên !

chắc chả bao giờ thoát khỏi sụ điều khiển của đồng tiền !

anh em chịu khó học tiếng trung quốc để nghe bình luận vậy Sad

hai hồng

tẩy chai k+

thằng con lai việt pháp này tính hốt bạc vì máu mê bóng đá anh của annam mít mình đây

choxemdieugixayra

K+ là gi?

Có người nói K+ viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Knavery Plus Television. Không biết có chính xác không, nhưng hình như cũng không sai về bản chất của nó. Chúng tôi không xem K+. Nếu bắt buộc phải xem K+, không còn nhà cung cấp dịch vụ truyền hình nào khác, tôi sẽ bán TV, lướt nét thoải mái hơn. Nào các bạn hãy cùng tôi tẩy chay K+ nhé.

Đặng Văn Vinh

Chắc chắn phải tẩy chay K+

Đúng rồi!!! Chúng ta cùng hợp lực tẩy chay K+ để xem chúng còn tồn tại được bao lâu!!

VTV ơi là VTV!!! Thêm một bước đi đầy sai lầm nghiêm trọng nữa!

Thật mất lòng tin!!

H.A

Đồng ý là xem trả tiền nhưng trả tiền theo kiểu K+ thì thối không chịu được. Nhưng các bạn chỉ tẩy chay K+ ở nhà mà lại ủng hộ K+ tại quán cafe thì không ổn, phải tẩy chay ở tất cả mọi nơi thì hắn chết chắc.

Khach11

Anti K+ website