Các vị khách mời tham dự chương trình cùng biên tập viên của VTC.

Sáng nay, ngày 31/10 Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã tổ chức cuộc đối thoại trực tuyến với chủ đề "Game online: Cần một đánh giá đầy đủ và khoa học".

3 vị khách mời tham gia đối thoại gồm: Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình - Viện Xã hội học VN, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu “Khảo sát xã hội về dịch vụ trò chơi trực tuyến ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế"; Phó giáo sư - Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Hồi Loan, nguyên Chủ nhiệm Khoa Tâm lý học, Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN; ông Nguyễn Đình Mạnh - Vụ phó Vụ công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Thời gian gần đây, trò chơi trực tuyến đang chứng tỏ ảnh hưởng mạnh mẽ đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, sức khỏe, tâm lý, văn hóa, xã hội… Tuy nhiên, có một thực tế là từ trước đến nay, những nghiên cứu đầy đủ, khoa học về game online hầu như rất ít.

Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng này, nhưng có thể thấy rất rõ là điều đó đã ít nhiều dẫn đến việc dư luận xã hội đánh giá về game một cách cảm tính nhiều hơn là dựa trên cái nhìn mang tính biện chứng, khách quan. Do đó, đã đến lúc game online cần phải được nhìn nhận dưới góc độ đa chiều của khoa học, để được phán xét một cách đầy đủ và khách quan chứ không phải chỉ là sự “sờ nắn” theo kiểu “thầy bói xem voi” nữa.

Hai cuộc khảo sát về game online do Viện Xã hội học và Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố trong thời gian qua đều đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm. Và dư luận càng bàn luận về game thì càng cho thấy mức độ ảnh hưởng của nó càng lớn tới hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống. Đã đến lúc, cần thay thế cách nhìn nhận mang tính cảm quan, phán đoán về game bằng cách nhìn nhận đúng đắn, khoa học.

Để làm được điều đó, trước hết chúng ta phải dựa trên cơ sở là những con số, những thống kê, những cuộc khảo sát thực tế, quy mô rộng khắp.

Một điều không thể phủ nhận, đó là kết quả của những nghiên cứu này sẽ là cơ sở đáng trân trọng để cơ quan quản lý tham khảo trước khi đưa ra những biện pháp quản lý game online phù hợp. Vai trò, sự cần thiết của các đánh giá dựa trên những sở cứ mang tính khoa học như thế về trò chơi trực tuyến đã rõ ràng. Nhưng dường như, cho tới thời điểm này, số các cuộc điều tra mới chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Không chỉ làm rõ tính cấp thiết của một đánh giá đầy đủ và khoa học đối với game online, chương trình còn chia sẻ thêm thông tin cụ thể, cùng khán giả, độc giả nhìn nhận và đánh giá khách quan về giá trị của những cuộc điều tra khảo sát. Qua đó, mỗi người sẽ tự có cách nhìn của riêng mình đối với những công trình khoa học như vậy, để game online đánh giá được thấu đáo hơn, thay vì cách phán xét theo kiểu “sờ nắn”, “thày bói xem voi” đang diễn ra tương đối... tràn lan!

Nội dung cuộc đối thoại:

Thưa TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình. Tôi muốn hỏi ông một câu khá riêng tư, kể từ khi Viện XHH công bố nghiên cứu về Game Online cho đến lúc này ông đã nhận được bao nhiêu cuộc điện thoại hay bao nhiêu email rồi, thưa ông?

TS Trịnh Hòa Bình: Chúng tôi cũng rất bất ngờ và lo lắng khi nhận được sự phản hồi từ cộng đồng. Tôi thấy vấn đề này giống như bất cứ câu chuyện đang nóng lần đầu tiên được đưa ra nghiên cứu chính thức. Cách lựa chọn tiếp cận của chúng tôi là trung tính, là khách quan, đánh giá công bằng.

Chúng tôi cho rằng cần xem game online như một hiện tượng xã hội, một thực tiễn đã và đang tác động vào đời sống tinh thần, giải trí của xã hội để đặt vấn đề quản lý nó, kiềm tỏa nó cũng như phát huy những lợi thế, những tác động dương tính của nó đến đời sống xã hội. Mặc dù nghiên cứu có quan tâm đến đóng góp của game online về mặt kinh tế trong tư cách là ngành công nghiệp giải trí, nhưng chúng tôi cũng đã không xem trọng, cũng không coi khía cạnh đó là nội dung cần nhấn mạnh hay đi sâu.

Chúng tôi đã tổ chức 1 cuộc khảo sát, đặt ra vấn đề đang rất nóng. Chúng tôi cũng hài lòng vì đã làm được 1 việc cho cộng đồng, đưa ra 1 bức tranh, 1 lát cắt để cộng đồng có cái nhìn khách quan với game online.

Tôi thì có cảm giác là với nghiên cứu này thì dư luận trái chiều nhiều hơn là đồng thuận. Không biết, điều này có đúng hay không và ông đã đón nhận luồng dư luận trái chiều này thế nào?

TS Trịnh Hòa Bình: Nói chính xác hơn, tôi chỉ là người phụ trách của 1 nhóm đề tài với hơn 60 người. Trong báo cáo, chúng tôi đã giới thiệu toàn bộ mô hình. Các mũi thực hiện ở các tỉnh thành đều có người chịu trách nhiệm và tôi chỉ là người kết nối cuối cùng.

Chúng tôi là người làm XHH, có niềm say mê, dám chịu trách nhiệm. Chúng tôi nhận thấy rằng cộng đồng đã đưa ra những ý kiến không công bằng với game online. Không công bằng phải hiểu theo nghĩa, chê thì chê quá mức mà khen thì khen quá nhiều.

Còn PGS - TS Nguyễn Hồi Loan, khi xem những lời bình luận mang tính phê phán, nghi hoặc của dư luận, báo chí được đề cập trong phóng sự vừa rồi về Game Online - 1 vấn đề được coi là “nhạy cảm” vào thời điểm này ông có suy nghĩ gì?

PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: Game online là trò chơi điện tử, trước đây nước ta có rất nhiều trò chơi dân gian lưu truyền trong đời sống và nó được phản ánh rất rõ trong đời sống người Việt. Và hiện nay, có nhiều trò chơi đó được chuyển vào đời sống sinh hoạt của giới trẻ hiện nay.

Phải lưu ý rằng, khi chuyển giao từ nền văn hóa nông nghiệp lạc hậu sang những công nghệ mới, với những trò chơi game online chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan và đúng đắn. Trong bối cảnh hiện nay, có nhiều trẻ em chệch trong các trò chơi game online. Quay về thực tiễn, không chỉ những nhà khoa học, mà rất nhiều người thậm nhất là các phụ huynh học sinh đang phản ứng gay gắt cũng cần phải xem xét lại.

Câu hỏi tương tự xin được dành cho Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT – Ông Nguyễn Đình Mạnh.

Ông Nguyễn Đình Mạnh: Tôi cho rằng việc nghiên cứu về ảnh hưởng của các trò chơi điện tử luôn được dư luận quan tâm, vì thế, đây là chương trình nghiên cứu là điều đáng trân trọng. Do đó, việc dư luận quan tâm đến nó cũng là tín hiệu tốt đẹp để xã hội có sự đánh giá chính xác, và nó cũng là điều hợp quy luật.

Vậy, thưa ông, với cuộc khảo sát về Game Online mà Bộ GD&ĐT và 1 số sở từng tiến hành thì Bộ đã bao giờ gặp phải những phản ứng tương tự hay chưa?

Ông Nguyễn Đình Mạnh: Chúng tôi đã có khảo sát về GO từ tháng 7/2010, xuất phát từ mục tiêu các em học sinh có nhiều hành vi bạo lực trong nhà trường, chúng tôi muốn tìm hiểu GO có là 1 trong những hành vi tác động đến các em không. Chúng tôi khảo sát tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP.HCM. Khảo sát này được đánh giá rất cao, và cũng là 1 tham khảo cho những đánh giá về sau.

Anh Trần Đình Huy ở Hải Phòng có đặt câu hỏi tới tiến sĩ Trịnh Hòa Bình: Con trai tôi mải mê chơi Game nên gần đây học lực sa sút. Nhưng đọc trên báo chí thì lại thấy nói nghiên cứu của Viện XHH chỉ ra rằng, Game không nghiêm trọng đến mức như thế. Tôi không rõ, kết luận này dựa trên cơ sở nào?

TS Trịnh Hòa Bình: Những ý kiến của phụ huynh rất đáng xem xét, vì bản thân chúng tôi cũng là phụ huynh. Tuy nhiên, tôi khẳng định rằng những kiến giải này đều xuất phát trên những thông tin thu thập được. Nhiều người không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với báo cáo nên có thể có những hiểu lệch. Chúng tôi đặt vấn đề trung tính, khảo sát ở cộng đồng tuy có ưu tiên cho nhóm học sinh, sinh viên.

Thực tế, các số liệu khi thu thập được không trầm trọng như chúng ta tưởng. Tất nhiên, những thông số do nhóm người chơi cung cấp thì có tích cực hơn. Điều này dễ hiểu vì đó là cách nhìn qua lăng kính của họ.

Tuy nhiên, chính những người chơi cũng công nhận, dù lành mạnh đến mấy mà chơi thiếu kiểm soát thì cũng đều nguy hiểm. 50% số ng chơi game thừa nhận có sao lãng công việc. Xin đưa ra một lời khuyến cáo, chúng ta cần bình tĩnh cần thiết để tiếp nhận báo cáo. Chúng tôi hi vọng có 1 bức tranh khoa học để cộng đồng đánh giá về game online.

Ảnh
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, trưởng nhóm đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên ở Việt Nam về game online.

Độc giả Lê Hữu Thiện ở địa chỉ email [email protected] đặt câu hỏi dành cho cả 3 vị khách mời. Đó là: “Tại sao đến thời điểm này vẫn chưa có một nghiên cứu quy mô toàn quốc về Game Online?”

TS Trịnh Hòa Bình:

Chính tôi cũng bức xúc, vì cho đến giờ chúng ta chưa có một nghiên cứu nào đạt đến quy mô quốc gia. điều này phục thuộc nhiều điều kiện như cơ quan nào triển khai, cần đạt đến mục tiêu gì…

Những nghiên cứu của chúng tôi có thể tạm gọi là những nghiên cứu đi trước, có tính gợi mở. Tôi cũng nhấn mạnh rằng không có khảo sát nào không có ưu điểm và khuyết điểm. Bởi khi đi nghiên cứu cộng đồng, có những nhóm đối tượng chưa được khảo sát đầy đủ, như trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm nông dân, nhóm người nhỏ tuổi chưa được khảo sát đầy đủ. Tuy nhiên, đó cũng là sự gợi mở cho những nghiên cứu đi sau mang tầm quốc gia.

Ảnh
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan.

PGS.TS Nguyễn Hồi Loan:

Theo tôi, cái khó đầu tiên ở chỗ đây là phương tiện giải trí không chỉ của thanh niên, nên cần phải có nghiên cứu toàn diện. Nó đòi hỏi cần có sự liên kết giữa nhiều ngành khác nhau: xã hội học, tâm lý học, nhà quản lý, nhà sản xuất… Cần có những cuộc phỏng vấn, điều tra với nguồn kinh phí sẽ rất lớn. Và một thành phần rất quan trọng nữa đó là những em đang cai nghiện game online, nhất là trong các cơ sở cai nghiện tại TP.HCM và HN, và những HSSV đang chơi game cần tham gia vào cuộc điều tra.

Game thu hút con người ta vào cuộc chơi, lôi cuốn người chơi rất nhiều, ảnh hưởng tới người chơi rất nhiều. Cần nghiên cứu trò chơi đó có tác động đến các em ra sao. Đặc biệt, xần xem xét nội dung của các trò chơi game online có phù hợp để cho các em học sinh chơi hay không.

Ảnh
Ông Nguyễn Đình Mạnh.

Độc giả Văn Dương tại địa chỉ email: [email protected] gửi câu hỏi về báo điện tử VTC News. “ Tôi muốn biết cuộc điều tra của Bộ giáo dục và đào tạo về game online đang được thực hiện có gì khác với các cuộc điều tra trước đó? Tính xác thực của cuộc điều tra sẽ được coi trọng như thế nào, ngay từ khâu triển khai?”

Ông Nguyễn Đình Mạnh: Cuộc khảo sát lần thứ hai này chúng tôi tiến hành bắt đầu từ tháng 10/2010 dựa trên những cơ sở của cuộc khảo sát lần 1, nhưng đó sẽ là một cuộc khảo sát rộng hơn trên toàn quốc với sự tham gia của tất cả các Sở GDĐT với sự phối hợp của Sở Công an, Sở VH TT và DL, Đoàn Thanh niên. Cuộc khảo sát sẽ triển khai đến vùng sâu xa và các vùng nông thông trên 63 tỉnh thành.

Chúng tôi tiến hành khảo sát cả những cán bộ giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Mẫu phiếu hỏi này do Bộ GD&ĐT nghiên cứu và phát tới các đơn vị triển khai. Sau cuộc khảo sát đó các sở sẽ phải báo cáo lại Bộ GD ĐT. Đồng thời chúng tôi sẽ tổ chức những đoàn kiểm tra độc lập và dùng các kết quả để so sánh để có cái nhìn toàn diện hơn về Game Online. Trên cơ sở kết quả đó sẽ có các báo cáo và đánh giá tổng thể để từ đó có những phương án đối với vấn đề Game Online và chúng ta, tất cả sẽ có tiếng nói chung để phòng chống tác hại của Game Online.

Chúng ta đã nói về sự cấp thiết phải có các nghiên cứu khoa học liên quan đến game online và sự cần thiết phải chung tay để dư luận có cái nhìn chính xác và khách quan về trò chơi trực tuyến. Vậy, xin hỏi PGS Nguyễn Hồi Loan, để có một nghiên cứu về game quy mô toàn quốc theo ông việc đầu tiên chúng ta phải làm là gì?


PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: Theo tôi, cái khó đầu tiên ở chỗ, đây là phương tiện giải trí không chỉ của thanh niên, nên cần phải có nghiên cứu toàn diện. Nó đòi hỏi cần có sự liên kết giữa nhiều ngành khác nhau: xã hội học, tâm lý học, nhà quản lý, nhà sản xuất… Cần có những cuộc phỏng vấn, điều tra với nguồn kinh phí sẽ rất lớn. Và một thành phần rất quan trọng nữa đó là những em đang cai nghiện game online, nhất là trong các cơ sở cai nghiện tại TP.HCM và HN, và những HSSV đang chơi game cần tham gia vào cuộc điều tra.

Game thu hút con người ta vào cuộc chơi, lôi cuốn người chơi rất nhiều, ảnh hưởng tới người chơi rất nhiều. Cần nghiên cứu trò chơi đó có tác động đến các em ra sao. Đặc biệt, xần xem xét nội dung của các trò chơi game online có phù hợp để cho các em học sinh chơi hay không.

Câu hỏi của độc giả Nguyễn Trọng Nghĩa ở Đồng Tháp. Thưa TS Trịnh Hòa Bình, phải chăng Viện Xã hội học lúc này đang cố gắng bảo vệ uy tín của mình?

TS Trịnh Hòa Bình: Câu hỏi của bạn cũng chính là điều mong muốn của chúng tôi. Việc phải bảo vệ uy tín hay không, chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể. Cách tiếp cận của chúng tôi là có mục đích, trong báo cáo, chúng tôi chỉ ra nội dung khảo sát, đánh giá thực trạng, phân tích tác động, đánh giá mức độ, đưa ra khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước để có những bước đi hợp lý tiếp theo, theo đúng nhu cầu và thực tiễn phát triển của xã hội.

Báo cáo này đi sâu nghiên cứu các tương quan về tuổi và giới tính với các vấn đề liên quan với 2 yếu tố đó. Có những nhóm quá nhỏ nên chúng tôi không đưa vào mẫu. Chúng tôi tôn trọng quy trình và bước đi, với bộ công cụ kiểm soát vấn đề và giải quyết các vấn đề chưa giải quyết được. Chúng tôi giới thiệu mặt bằng như vậy để các bên hữu quan có thể xem xét và bình luận nó, sử dụng để xem xét, đánh giá để có bước đi phù hợp.

Tôi xin nhấn mạnh lại rằng, chúng ta phải đọc hết báo cáo, nhận xét và đánh giá nó bằng sự bình tĩnh cần thiết.

Chúng ta đều biết, vấn đề quản lý Game Online đang là đề tài nóng. Bộ TT&TT hiện đang là đơn vị được giao soạn thảo dự thảo quản lý Game Online tại VN. Vậy, từ góc độ của riêng mình, ông có tư vấn như thế nào để các nhà quản lý có biện pháp quản lý phù hợp với Game Online tại Việt Nam?

TS Trịnh Hòa Bình: Mọi người đều biết hiện Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử chính là đơn vị đứng mũi chịu sào để lo các khâu này. Chính Thứ trưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý Doãn từng nhấn mạnh (cũng trong chương trình đối thoại Nhân vật - Sự kiện Thông tin và truyền thông số trước), chúng ta phải gấp rút thực hiện 5 nhóm giải pháp. Trong đó, có nhóm giải pháp trước mắt, nhóm giải pháp lâu dài.

Tuy nhiên, bài toán thực tiễn đang đặt ra và đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực giải quyết đều. Các biện pháp trước mắt đang phát huy tác dụng, nhưng nếu không có kiểm soát chặt chẽ thì mặt xấu của game online cũng sẽ phát tác. Game online có mặt tốt, nhưng cũng có những hậu quả lâu dài, nên chúng ta cần tỉnh táo để kiểm soát nó một cách khoa học, thông minh.

Ông Nguyễn Đình Mạnh: Tôi thống nhất với ý kiến game online là một sản phẩm của công nghệ tiên tiến đang được toàn thế giới đón nhận và giới trẻ Việt Nam cũng đang đón nhận nó như một tiến trình phát triển và hội nhập.

Đối với vấn đề này, ngay lúc này chúng ta cần phải có một biện pháp để quản lý game online và hài hòa các lợi ích của tất cả các đối tượng về cả những người quản lý và những người chơi. Để làm rõ hơn về vấn đề này cần phải có một công trình nghiên cứu khoa học tổng thể để đánh giá thực tế những ảnh hưởng của game online và công trình này phải có đầy đủ phù hợp với tính nhân văn, văn hóa của dân tộc. Còn về phía ngành GD&ĐT chúng tôi, thì vấn đề ảnh hưởng mạnh mẽ của game online vào trường học như hiện nay thì trước mắt cần kiểm soát chặt chẽ hành vi các em giữa gia đình và nhà trường.

Theo ICT



Bình luận

  • TTCN (2)
tranhao  91

cần có đánh giá chính xác về mức độ ảnh hưởng của game. hy vọng sẽ ko nhu cái đánh giá vừa rồi.

nguyenhuy_01633313343

ngung

toi thay cai nay tra khac j ma tuy ca! toi thay vay nen toi k jam thu! toi chang bit kam jac choi game no the nao nua! chac no tuyet lam hay sao ma nhiu ngui ta choi den vay! game chon loc, bit bao jo moi co! game la 1 trong nhung thu thue cao nhat cua viet nam! moi nam dong gop nha nuoc hang ty dong! nhung hang ty do o dau ma ra? fai tim cach khac phuc! 1 nguoi chi dc ngoi choi game 2 tieng 1 ngay! kai nay la fai y thuc nhung y thuc van chua du de khac fuc nha nuoc can fai manh tay hon wuyet liet hon doi voi cac chu tiem va cac ho ja dinh! toi thay dieu nay k kho lam! tai sao canh sat bit hum do toi da nhan tin dien thoai voi ai,vao jo nao! thi tai sao chung ta k lam ra 1 con chip,1 may tinh chu truoc khi truyen du lieu vao cac may,vao ho ja dinh!