Ông Trương Đình Anh được bổ nhiệm làm TGĐ mới của tập đoàn FPT.

FPT vừa phát thông cáo báo chí khẳng định Hội đồng quản trị của tập đoàn này đã quyết định bổ nhiệm ông Trương Đình Anh làm TGĐ FPT, thay thế cho ông Nguyễn Thành Nam.

Trong thông cáo báo chí gửi đi vào lúc 18 giờ hôm 23/2, FPT cho rằng sự thay đổi nhân sự này là thích hợp và có lợi nhất cho những mục tiêu chiến lược trong 15 năm tới của FPT đồng thời cũng nhất quán với lộ trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở tập đoàn này.

FPT chưa thông báo về thời điểm chuyển giao chức vụ TGĐ cho ông Trương Đình Anh nhưng thông báo việc này "sẽ sớm được Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn được thông suốt".

Thông cáo của FPT viết: "Việc chuyển giao vị trí TGĐ là một quá trình, trong đó, trong gần 2 năm giữ chức vụ TGĐ FPT, ông Nguyễn Thành Nam đã hoàn tất nhiệm vụ quan trọng nhất là lập kế hoạch cho sự phát triển của FPT trong giai đoạn mới, bổ sung nhân sự cấp cao và xây dựng chiến lược thương hiệu mới của tập đoàn.

Trong giai đoạn kế tiếp, FPT cần một lãnh đạo mới và ông Trương Đình Anh được đánh giá là người phù hợp nhất với vị trí này. Cụ thể, năm 2011 là năm đầu tiên FPT thực hiện kế hoạch dài hơi với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 4 lần trong 4 năm (2011 - 2014). FPT đặt mục tiêu lọt vào danh sách Top 500 doanh nghiệp hàng đầu trong Forbes Global 2000 của Tạp chí Forbes bình chọn. Chặng đường tiến vào Forbes được FPT chia làm 3 giai đoạn: 2011-2014; 2015-2019 và 2020-2024."

Ông Trương Đình Anh đã từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại tập đoàn FPT như Phó TGĐ FPT, TGĐ Công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom) và hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT Telecom.

FPT Telecom dưới sự dẫn dắt của ông Trương Đình Anh trở thành một trong 3 doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của Internet Việt Nam trong 10 năm qua (1997-2007) và đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trong 5 năm liên tiếp xấp xỉ 50%/năm. Trong năm 2010, FPT Telecom đạt doanh thu 2.450 tỷ đồng, tăng 33% và là mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất của FPT.

Ông Trương Đình Anh, người được bầu chọn là một trong 10 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của Internet Việt Nam, được FPT kỳ vọng sẽ mang lại những thành công mới cho FPT cùng với một thế hệ nhân sự cao cấp trẻ tuổi. Trong thời gian gần đây, FPT đã bổ nhiệm một loạt nhân sự trẻ tuổi vào các chức vụ cao của tập đoàn này thay thế cho đội ngũ những thành viên sáng lập.

Ông Trương Đình Anh, 41 tuổi, tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 1992, đã gia nhập FPT từ năm 1993 và được bổ nhiệm vào chức vụ Phó TGĐ FPT vào ngày 1/7/2009. Tân TGĐ FPT cũng là một trong 10 gương mặt thanh niên Việt Nam tiêu biểu năm 1998.

Theo ICTNews



Bình luận

  • TTCN (2)
Nguyệt Vi

FPT có mua cổ phần EVNTelecom hay không?

FPTTelecom công ty con của FPT có hầu hết các giấy phép chỉ thiếu giấy phép cung cấp dịch vụ điện thoại di động và công ty này đóng góp gần 30% lợi nhuận của FPT. Trong kế hoạch đạt doanh thu gấp 4 lần vào năm 2014 của Tập đoàn FPT thì FPTTelecom phải tham gia thị trường di động và FPTTelecom đang thử nghiệm 4G. Tuy nhiên để có tấm giấy phép di động không phải đơn giản như phải tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ và quan trọng nhất là phải được đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. FPTTelecom muốn nhanh chóng tham gia thị trường di động nên FPT và FPTTelecom đề nghị mua hơn 50% cổ phần của EVNTelecom bên cạnh đó Tập đoàn EVN cũng muốn sang tên đổi chủ EVNTelecom do các Công ty Điện lực đề nghị tách viễn thông vì điện đã gánh món nợ tài chính cho viễn thông hơn hai năm nay nên không kham nổi và EVNTelecom đang gặp khó khăn tài chính cũng như đang bị trói tay, trói chân với mô hình kinh doanh hiện tại. Nhưng FPT và FPTTelecom mua 49% cổ phần EVNTelecom thì FPTTelecom phải xin giấy phép di động.
FPT xác định giấy phép di động và kho số mới có ý nghĩa. Mạng CDMA 450MH chỉ cung cấp dịch vụ chính E_COM còn dịch vụ E_Mobile chỉ một số rất ít người trong ngành điện sử dụng. Tuy nhiên dịch vụ di động hiện nay đã rẻ hơn cố định nên nhu cầu điện thoại cố định đối với gia đình chỉ cho trẻ nhỏ bên cạnh sử dụng điện thoại cố định có dây kết hợp với ADSL, IPTV còn cơ quan thì điện thoại cố định có dây để 1 line có thể sử dụng nhiều máy cho nhiều nhân viên bên cạnh kếp hợp dịch vụ ADSL do vậy dịch vụ E_COM chỉ thích hợp với vùng sâu, vùng xa. Tài sản BTS CDMA và truyền dẫn Metro 1000 có rất ít giá trị vì với truyền dẫn 3G phải thay thiết bị truyền dẫn còn 4G truyền dẫn là Ethernet.
EVNTelecom đã vay đầu tư 3000 tỷ cho 3G nhưng năm 2010 chỉ đạt doanh thu 5,6 tỷ và doanh thấp một phần do vùng phủ sóng hẹp một phần nhân dân không sử dụng dịch vụ viễn thông EVN để EVN tập trung đầu tư điện tránh tình trạng thiếu điện tràn lan kéo dài. Tuy nhiên không phải chỉ EVNTelecom thất bại mà chính Viettel với 17000 nodeB nhưng chỉ 5% số thuê bao di động phát triển là thuê bao 3G. Công nghệ 3G có thể cái bẩy của các nhà mạng và G_Tel đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng một kênh sóng mang băng thông 5MHz của Vinaphone để triển khai 3G nhưng có thể sẽ chờ 4G. Công nghệ HSPA+ kết hợp 2 sóng mang băng thông 5MHz là tiền 4G và Viettel đã thử nghiệm công nghệ này nhưng vẫn chưa cung cấp dịch vụ.
Thế hệ di động thứ 3 đã khai sinh hơn 10 năm và thành công chỉ tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công nhờ thương mại điện tử và thói quen đọc báo, lướt web, chơi điện tử trực tuyến trên điện thoại của công dân các nước này khi đi trên phố, trên xe buýt, tàu điện ngầm.
Mạng di động 4G cải tiến có tốc độ cao và độ trể thấp ngoài cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao, hội nghị truyền hình, video on demand còn nhiều dịch vụ tiềm năng khác và đối với dịch vụ thoại là voice IP nên có giá cước cực rẻ. Tuy nhiên dịch vụ 4G chỉ đến năm 2012 mới triển khai tại Việt Nam và dịch vụ này nằm trong đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông.
EVNTelecom hiện nay như Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc Gia nằm ở trung gian. Chiến lược kinh doanh, chính sách giá cước, khuyến mãi do EVN quyết định còn kinh doanh do điện lực địa phương thực hiện. Doanh nhân EVNTelecom phản ánh EVNTelecom đã thực hiện nhiều chương trình như phát triển khách hàng sinh viên, học sinh hoặc phát triển Internet tại các quán game nhưng khi giao khách hàng lại cho điện lực thì một thời gian ngắn khách hàng đã cắt dịch vụ hoặc EVNTelecom đã cấp kênh cho nhiều khách hàng, kho bạc nhưng các khách hàng này phản ánh khi sự cố xảy không biết kêu ai. Nhân viên công tác viễn thông tại điện lực đã yếu kém nhưng phải theo đuổi quá nhiều mục tiêu nên tập trung vào dịch vụ này thì vất bỏ dịch vụ khác và đến nay có nhiều Công ty Điện lực doanh thu viễn thông có một nửa là doanh thu cho thuê cột điện.
Như vậy FPT mua 49% cổ phần EVNTelecom thì không mấy có ý nghĩa đối với mục tiêu FPT là lá cờ đầu trong đề án đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông và mục tiêu FPT lọt vào danh sách top 500 doanh nghiệp hàng đầu trong Forbes Global 2000 của Tạp chí Forbes bình chọn.

Thuý Hiền

EVNTelecom sớm cổ phần hoá cần có sự chỉ đạo quyết liệt EVN

Trong buổi thăm và làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông khuyến nghị sớm cổ phần hoá EVNTelecom theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cổ phần hoá EVNTelecom là để tháo gỡ khó khăn tài chính cho công ty này đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư tiếp tục triển khai mở rộng mạng 3G.
Sau gần một tháng từ ngày có quyết định Thủ tướng Chính phủ cổ phần hoá nhưng EVNTelecom vẫn chưa thực hiện được do vẫn chưa đánh giá được tài sản thiết bị đầu cuối còn lại, thanh lý thiết bị lạc hậu về công nghệ ít có giá, nguồn thu từ khách hàng hiện tại, khả năng mở rộng thị trường.
Thiết bị đầu cuối thuộc chi phí sản xuất được thực hiện khấu hao trong vòng hai năm và cũng được áp dụng đối với thiết bị đầu cuối do các Công ty Điện lực đầu tư. Đối với thiết bị đầu cuối khách hàng do Công ty Điện lực đầu tư nếu thiết bị đã trên hai năm thì nguồn thu khách hàng là toàn bộ doanh thu còn nếu thiết bị đầu cuối chưa đến hai năm thì nguồn thu khách hàng là doanh thu còn lại sau khi trừ đi tỉ lệ hoa hồng được hưởng khi đầu tư thiết bị đầu cuối.
Mô hình sản xuất kinh doanh hiện nay đã bộc lộ quá nhiều yếu điểm và EVNTelecom đã đề nghị áp dụng mô hình sản xuất kinh doanh của Viettel vào EVNTelecom. Trong đó bố trí, sắp xếp, tuyển dụng nhân viên hợp lý phù hợp với quỹ lương và nhất là hợp đồng ngắn hạn với công nhân kỹ thuật có tay nghề cao hoặc hợp đồng cộng tác viên như sinh viên, học sinh. EVNTelecom thực hiện tuyển dụng, đào tạo, đào thải nguồn nhân lực một cách phù hợp.
Trong mô hình mới quan trọng nhất là EVNTelecom phải tự mình kinh doanh không phụ thuộc đội ngũ kinh doanh tại các Công ty Điện lực và để giải quyết vấn đề này EVNTelecom thành lập Chi nhánh tại các tỉnh. Như vậy Công ty Điện lực không còn là đại lý độc quyền của EVNTelecom và Điện lực là đại lý bình thường hưởng hoa hồng phát triển khách hàng, hưởng hoa hồng chăm sóc khách hàng.
Chi nhánh tỉnh chỉ cần tuyển dụng một số cán bộ chủ chốt có năng lực còn lại sẽ hợp đồng ngắn hạn công nhân kỹ thuật, nhân viên bán hàng, cộng tác viên phát triển khách hàng. Chi nhánh tỉnh chịu mọi trách nhiệm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn như hợp đồng thuê tài sản với Công ty Điện lực, quản lý đại lý trên địa bàn, mở rộng thị trường, quảng cáo sản phẩm, xử lý sự cố, hợp đồng chạy máy phát trạm thu phát sóng…
Một bất cập hiện nay là cơ sở hạ tầng nodeB 3G. Giai đoạn 2 dự án 3G chỉ triển khai tại thành thị, thị trấn còn vùng nông thôn chưa triển khai có Công ty Điện lực thì đầu tư cột điện hoặc cột anten 36m mà không đầu tư nhà trạm áp dụng cho nodeB outdoor, có Công ty Điện lực đầu tư cột anten 42m và nhà trạm cho nodeB indoor. Tuy loại nodeB outdoor triển khai nhanh nhưng bán kính phủ sóng hẹp hơn rất nhiều so nodeB indoor và nhất là dung lượng nodeB outdoor nhỏ. Trong tình hình thị trường hiện nay thì đầu tư nodeB indoor hiệu quả hơn nhiều so với nodeB outdoor.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang khó khăn nguồn vốn đầu tư dự án điện đồng thời không được đồng thuận xã hội đầu tư vào viễn thông. Như vậy EVNTelecom sớm cổ phần hoá để thu hút vốn đầu tư tiếp tục triển khai 3G đồng thời thoát khỏi tình trạng thua lỗ kéo không những mất uy tín vay vốn đầu tư mà còn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. EVNTelecom sớm được cổ phần hoá phải có sự chỉ đạo quyết liệt của EVN đối với các Công ty Điện lực.