Trong thông tư hướng dẫn về tiếng Việt của trên môi trường sách giáo khoa và máy tính, bảng chữ cái tiếng Việt trên môi trường máy tính có thêm các kí tự F, J, W, Z.

Nhiều chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng, chữ quốc ngữ, chữ viết chính thức ở Việt Nam hiện nay được sáng tạo dựa trên việc sử dụng các kí tự Latin để ghi âm tiếng Việt. Hiện tại, nó đã bóp méo một cách không cần thiết bảng chữ cái Latin, khiến cho việc viết chữ Việt trở nên khó hơn và khó hòa nhập quốc tế hơn. Các chữ cái trong bảng chữ cái Latin bị lãng phí trong tiếng Việt gồm có chữ F, J, W, Z. Để bù lại cho sự lãng phí đó là sự phức tạp hóa bằng các chữ kép. Chữ PH được sử dụng để thay cho F... Vì vậy, các chuyên gia cho rằng cần cải tổ lại chữ quốc ngữ.

Theo dự thảo thông tư hướng dẫn về tiếng Việt trên môi trường SGK và máy tính đang được Bộ GD&ĐT xây dựng, bảng chữ cái tiếng Việt chính thức có thêm các kí tự vốn dĩ không sử dụng với tiếng Việt là F, J, W và Z. Là người trực tiếp xây dựng thông tư này, TS Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục CNTT của Bộ cho biết, thực ra là các kí tự đó đã trở nên quen thuộc với cộng đồng người sử dụng máy tính (chủ yếu để phục vụ chức năng bỏ dấu và gõ ra các kí tự riêng của tiếng Việt như Ă, Â, Ê, Ơ, Ư). Vì thế, việc thừa nhận nó trong bảng chữ cái tiếng Việt là điều phải làm. Ông cũng nhắc lại, việc ban hành thông tư này là nhằm thống nhất sử dụng về chuẩn chính tả tiếng Việt trên môi trường máy tính và SGK. Cụ thể là về quy phạm bỏ dấu, giãn cách giữa các chữ…

Viết đúng chính tả luôn là vấn đề phải thực hiện nghiêm túc và ngành giáo dục cần đi đầu. Trong thời đại CNTT, thống nhất về một chuẩn chung là điều không quá khó vì chỉ cần có chuẩn là phần mềm sẽ tự động đưa về. Tuy nhiên, việc bỏ dấu đang tồn tại 2 cách thức như với chữ “hoà” và “hòa”. Đúng chuẩn theo sự thừa nhận của các chuyên gia ngôn ngữ thì phải là “hoà” mới là chính xác để đồng nhất với “hoàn” và “hoàng”. Hơn nữa, theo đúng nguyên tắc và qua phân tích vật lí thì dấu phải được đánh vào trọng âm.

Dự thảo thông tư còn một vấn đề phải làm rõ xung quanh chữ “y” và “i” trong những trường hợp phát âm giống. Việc quy về “i” trong những trường hợp đó (“kí tự” thay vì “ký tự”, “kĩ thuật” thay vì “kỹ thuật”) xem ra không được nhiều người chấp nhận. TS Quách Tuấn Ngọc cho biết, ban soạn thảo đang chờ đợi sự đóng góp ý kiến chính thức của ngành ngôn ngữ học. Sau khi hoàn chỉnh nốt vấn đề này, dự thảo chính thức được công bố và Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức một cuộc họp với sự tham gia của đại diện các ngành CNTT và ngôn ngữ học để thông qua và ban hành. TS Quách Tuấn Ngọc hi vọng, việc này thực hiện được từ năm học 2011 – 2012.

Theo ICTnews.



Bình luận

  • TTCN (31)
Lê Hoàng Phương  4

Bài viết cần sửa lại chỗ này

"Việc quy về “i” trong những trường hợp đó (“kí tự” thay vì “kí tự”, “kĩ thuật” thay vì “kĩ thuật”)"
Cần sửa lại chỗ này. Chính xác là qui về "i" hay là "y" thì không được chấp thuận vậy?

Hải Nam  30904

Quy về "i" tức là kí tự, kĩ thuật... Công cụ tự sửa chính tả của TTCN nó thay các từ có lỗi nên bị vậy, mình đã sửa lại.

Hero Chou  4805

Nếu ứng dụng đầy đủ các chữ này, nhất là trong giới trẻ, không biết sẽ phải dịch thế nào đây Sad

Thích Linux  175

"kĩ" trong từ "ích kĩ".
"kỹ" trong từ "kỹ lưỡng", "kỹ năng".
=> "kỹ" đi với "thuật" vẫn thấy hay hơn.

ATK  1019

Tôi yêu tiếng nước tôi!

Hết ý kiến thay đổi thứ tự bảng chữ cái, giờ đến thêm chữ cái. Mình xin đưa ra một vài ý kiến cá nhân như sau:
+Việc bảo các kí tự F, J, W, Z quen thuộc với cộng đồng người sử dụng máy tính (chủ yếu để phục vụ chức năng bỏ dấu và gõ ra các kí tự riêng của tiếng Việt như Ă, Â, Ê, Ơ, Ư). Vì thế, việc thừa nhận nó trong bảng chữ cái tiếng Việt là điều phải làm. Mình hoàn toàn không đồng ý. Nó chỉ là 1 CÔNG CỤ để giúp gõ tiếng Việt chứ nó ko thể là 1 kí tự trong bảng chữ cái tiếng Việt được. Cách dùng các chữ đó để gõ dấu chỉ phụ thuộc vào phần mềm gõ tiếng Việt(Cách gõ), chẳng qua mấy chữ cái đó ko dùng trong tiếng Việt nên dùng vào việc gõ dấu sẽ tiện hơn thôi. Người ta vẫn có thể dùng các con số hay bất kì cái gì khác để gõ dấu và các kí tự tiếng Việt, miễn sao nó tối ưu hoá là được.
+"Hiện tại, nó đã bóp méo một cách không cần thiết bảng chữ cái Latin, khiến cho việc viết chữ Việt trở nên khó hơn và khó hòa nhập quốc tế hơn."(Câu này mình đọc không hiểu hết ý, "Nó" ở đây là cái gì?). Nói về vấn đề hội nhập, thì dù bây giờ có thay đổi thế nào đi nữa tiếng Việt của ta cũng không thể hội nhập quốc tế được. Vấn đề hội nhập ngôn ngữ nó không chỉ phụ thuộc vào hệ ngôn ngữ của nước đó mà nó còn phụ thuộc vào sức mạnh của nước đó.Trên thế giới rất nhiều nước đâu dùng bảng chữ cái Latin, lẽ nào bảo họ thay đổi để hội nhập. Lấy ví dụ tiếng Trung Quốc, nếu nói như cách trên thì so với tiếng Việt thì rõ ràng tiếng Việt dễ hội nhập hơn tiếng Trung Quốc!? Nhưng thực tế hoàn toàn khác, trên thế giới người ta học tiếng Tàu chứ chẳng mấy ai học tiếng Việt mình. Nguyên nhân vì sao chắc chắn ai cũng có câu trả lời. Mình chỉ lấy ví dụ như vậy.
+Còn về cách bỏ dấu, cách dùng i và y thì riêng cá nhân mình ủng hộ cách dùng cũ. Nếu xét về sự "CÂN XỨNG" và "THẨM MỸ" trong tiếng Việt thì mình thấy cách cũ đạt được điều đó hơn.

Trong cuộc sống hằng ngày việc bỏ dấu và dùng chữ i và y có thể dùng cách này hay cách khác, nó không có ý nghĩa gì to tát lắm, đó chẳng qua là thói quen sử dụng, nhưng nếu được chuẩn hóa thì cũng là 1 điều tốt. Điều mà cần nhất bây giờ là hãy đưa vào chương trình phổ thông cách viết đúng tiếng Việt. Trong chương trình đâu thấy có bài nào dạy cách viết tiếng Việt đâu mặc dù có học môn tiếng Việt. Điều quan tâm hơn nữa là nhiều người viết sai tiếng Việt, dù không còn nhỏ nữa. Lấy đơn cử trên TTCN, rất nhiều người sử dụng từ SÀI với nghĩa là dùng/sử dụng, trong khi từ đúng của nó phải là XÀI. Còn SÀI là tên 1 bệnh. Và đáng buồn hơn lên Google gõ từ "SÀI ..." thì kết quả trả về rất nhiều. Đó là một điều mà tiếng Việt phải lên tiếng, tại sao nghiều người sai thế!
Một vấn đề nữa là tiếng Việt của teen, những con người tương lai của đất nước mà dùng tiếng Việt kiểu ấy thì không biết sau này tiếng Việt có còn là tiếng Việt nữa không!?

Tiếng Việt của ta có từ lâu, và cũng đã từ lâu chúng ta có những áng văn, những vần thơ bất hủ. Và một trong những tinh tuý của tiếng Việt là kho tàng ca dao tục ngữ. Tiếng Việt của ta ngày xưa vẫn vậy thì ngày nay cũng vậy. Tiếng Việt là một niềm tự hào của người Việt ta. Nhưng rất tiếc là ngày nay tiếng Việt của ta ngày càng mai một đi, chúng ta không chịu tìm cách giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta không chịu tìm cách phát huy cái đẹp, cái tinh tuý của tiếng Việt mà lại đi tìm cách thay đổi nó. Đó mới là một sự lãng phí rất lớn!

Vài ý kiến cá nhân, ACE có ý kiến xin đóng góp!

ATK  1019

trùng

Hades Demon  266

Thật tuyệt, mình hiện giờ đang lăn tăn 1 chút liệu điều này có thành sự thật hay không. Bởi cách đây 1 vài năm mình cũng đã ngĩ đến vấn đề này nhưng không biết phải nói với ai và mọi người liệu có chấp nhận hay không. Các bạn để ý 1 chút sẽ thấy trong mọi bài viết từ trước đến giờ của mình chữ "ngh" được viết bằng "ng". Điều này không phải mình không biết về chính tả nhưng cảm thấy viết "ngh" thực sự không cần thiết lắm. Hiện tại chúng ta cảm thấy hơi khó khăn vì đã quen với kiểu viết cũ nhưng hay cố gắng để thế hệ mai sau được đọc viêt với 1 kiểu cách đơn giản và để chúng không phải đặt câu hỏi tại sao gen(gen di truyền) lại có kiểu viết kì cục như thế. Các bạn không biết cảm giác của mình lúc này thế nào đâu, mình thực sự vui mừng vì những mong muốn bấy lâu nay có người hiểu và thực hiện hóa

Hò Văn T  2

Thực sự việc thêm các kí tự này là rất cần thiết! Có rất nhiều ngôn ngữ cũng chuyển từ chữ tượng hình sang chữ cái latin, ở châu Á có một số ngôn ngữ có phát âm khá gần với TV, khi nhìn những chữ cái latin của họ để đọc danh từ riêng,ta thường đọc rất dễ dàng,nhanh chóng! Nhưng khi làm điều tương tự với TV thì người nước ngoài thường tỏ ra rất khó khăn, dặn mãi ko ra,thậm chí đọc sai hết tên của VN (sai dấu thì đã đành, vì khi viết tên để sử dụng trong quốc tế làm gì có dấu, nhưng đằng này họ còn sai nhiều thứ khác!). Chẳng hạn ai tên là Dũng thì bị đọc là "đăng"!!?? Những ai tên có vần d thì đều bị đọc là đ hết! Thực tế chữ đ là sáng tạo của TV, chỉ có ở TV, chữ d hình như cũng chỉ có người Việt đọc như thế này, còn chữ z thì chẳng thấy đâu nữa! Người TQ viết thủ đô của họ là beijing, còn nếu sử dụng cách viết cuả TV thì từ này là "bayching"!!?? Thế thì thủ đô TQ "bay kinh" lắm! Vấn đề ở đây là TV có những chữ cái "latin chỉ có ở TV", là do thêm gạch ngang, thêm "tai" vào các chữ latin có sẵn. Ngoài ra còn có một số phụ âm kép có cách đọc của riêng TV Nhưng khi phải sử dụng TV trong truờng quốc tế thì những chữ "latin chỉ có ở TV", và những chữ đã chuyển đổi cách đọc lại được viết y nguyên hoặc đưa về dạng cũ (nhưng cách đọc khác), thế thì người nước ngoài họ đọc đúng kiểu gì cơ chứ!(vậy có khác nào viết dấu gạch trong chữ hán thành chữ I cho xong!) Vì thế nên việc các nhà ngôn ngữ nhận ra và thêm những chữ latin chính hiệu vào là rất cần thiết. Nếu có bạn bảo việc này làm thay đổi vẻ đẹp TV thì rất khó vì nguời ta thường đề cập vẻ đẹp TV trong việc biểu lộ ý nghĩa nghệ thuật, tư tuởng, chứ ít ai nói đến các kí tự latin vì nó là của nuớc ngoài nghĩ ra mà! Ngày trc khi chữ quốc ngữ xuất hiện và bắt đầu thay chữ Nôm cũng có nhiều người bảo như bạn đó, chỉ có điều mạnh mẽ hơn thôi!

Hải Nam  30904

Mình đoán là sẽ không có thay đổi gì lớn, đưa F, Z, J, W vào là để cho học sinh biết cách đọc thôi, vì các chữ này cũng khá phổ biến (mai mốt, nếu được thì dạy luôn bảng chữ cái alpha, beta, gamma...), chẳng hạn các đại lượng vật lí: 15 W, 3 GHz, F = m.a, 100 kJ... Từ điển tiếng Việt mười mấy năm nay cũng có các mục từ bắt đầu bằng F, J, W, Z rồi.

Chứ không có chuyện sửa cách viết cho đỡ fí fạm đâu (sửa xong cách bỏ dấu TELEX đi đời luôn Tongue ).

Hades Demon  266

"đỡ fí fạm"
Bro thật là nhanh và tức thời. Học sinh sẽ làm quen với kiểu viết "jen di truyền" để nó khỏi phải thắc mắc với "gen tức" mà lâu nay ta viết là "ghen tức". Thật tuyệt và ngắn gọn. Viết như bro trông Tiếng Việt thật là sang và thật là sáng Big Grin

ATK  1019

Nếu đưa vào để biết cách đọc thì mình lại không nghĩ thế! Bây giờ tiếng Anh hình như đã được học từ mẫu giáo, như vậy trách nhiệm đó thuộc về bộ môn tiếng Anh. Còn để đọc các đơn vị thì nó thuộc trách nhiệm bộ môn tương ứng, và cách đọc đơn vị và cách đọc các từ dó trong bảng chữ cái là khác nhau.Ví dụ 15W người ta sẽ đọc là 15 Oát(Watt) chứ không ai đọc 15 đớp_liu cả. Dùng để chỉ các đại luợng vật lí thì nó thuộc từ ngữ chuyên ngành chung rồi, và trong hệ SI đã quy định, và hệ SI cũng đc xem như là 1 ngôn ngữ chung. Nhiều nước trong bảng chữ cái đâu có mấy chữ cái latin đâu, nhưng họ vẫn tiếp cận và phát triển các lĩnh vực khoa học như ai.
Còn từ điển tiếng Việt có mục từ F,J,W,Z thì mình ko để ý nên ko chắc. Nhưng nó là tài liệu khảo cứu nên có để chú thích các từ nước ngoài\từ mượn hay gặp trong tài liệu tiếng Việt nên có là điều dễ hiểu. vừa mới lấy quyển từ điển Việt Nga và Việt-Trung thì không thấy có các mục này Smile

ATK  1019

@Hades Demon

Cách suy nghĩ của bạn là một trong các nguyên nhân là cho tiếng Việt bị mai một dần! Smile Bạn chỉ nói đến cách viết mà không nói đến cách đọc.Do đặc điểm vùng miền nên số lượng người đọc chuẩn tiếng Việt là rất ít.Và trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cũng ít quan tâm điều đó, nhưng tiếng Việt nó phân biệt rất rõ ràng.Nói về ngh và ng, khi đọc nó khác nhau rõ ràng, lấy ví dụ bạn đọc từ nghiêng nghiêng và tư ngiêng ngiêng(cách đọc chữ ng trong từ này như đọc ng trong từ ngã ngựa), rõ ràng bạn thấy sắc thái nó khác nhau. Nói như bạn thì tiếng Việt cũng nên hợp nhất dấu hỏi ? và dấu ngã ~ thàn 1 dấu à!? Vì cách đọc dấu ngã và dấu hỏi cũng khó mà phân biệt. Trông tiếng Việt cũng có nhiều vần mà chúng ta khi đọc cũng khó phân biệt, ví dụ như ac-at; iêc-iêt, ức-ât-âc,v.v. Nhưng trong tiếng Việt nó phân biệt rất rõ ràng, khi ta nói đúng tiếng Việt thì không có cái gì là thừa cả.Có một câu mình thấy đúng "người nước ngoài biết ngữ pháp tốt hơn người bản địa"

--------------------------------------------

@Hò Văn T

Bạn tiếp cận vấn đề có vẻ hời hợt và lệch lạc!

Có rất nhiều ngôn ngữ cũng chuyển từ chữ tượng hình sang chữ cái latin. Bạn lấy đâu ra mà bạn bảo rất nhiều. Bạn nên nhớ rằng bảng chữ cái tiếng Viết cũng là từ latin, và khi một ngôn ngữ đã là quốc ngữ thì không phải bảo đổi là đổi!

Chẳng hạn ai tên là Dũng thì bị đọc là "đăng"!!?? Những ai tên có vần d thì đều bị đọc là đ hết! Thực tế chữ đ là sáng tạo của TV, chỉ có ở TV, chữ d hình như cũng chỉ có người Việt đọc như thế này, còn chữ z thì chẳng thấy đâu nữa!

Mình  khô ng biết là ở nước nào mà Dũng đọc thành Đăng, nhưng mình khẳng định rằng không phải nước nào cũng đọc như vậy.Có nhiều nước bảng chữ cái của họ không có tự đó nên họ đọc không được, nhưng có nhiều nước họ đọc rất tốt. lấy đơn của trong tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, ko ai đọc Dũng thành Đăng cả, trong tiếng Nga người ta đọc D và Đ rất tốt vì bảng chữ cái của họ có những từ như vậy, nhưng họ lại không phân biệt được D và Gi, và mình thấy đó là điều bình thường, đơn giản không phải là ngôn ngữ của họ. Một số đứa bạn người Nga của mình nó đọc tiếng Việt rất tốt, nó đọc mình hiểu được-tất nhiên là nó không hiểu gì. Có 1 điều rằng, dù ở nước nào, nhưng họ có học qua tiếng Anh, thì họ đọc những ngôn ngữ hệ Latin thường ít sai hơn.

Người TQ viết thủ đô của họ là beijing, còn nếu sử dụng cách viết cuả TV thì từ này là "bayching"!!?? Thế thì thủ đô TQ "bay kinh" l
ắm

Bạn mắc một sai lầm rất lớn, trong tiếng Trung Quốc không có chữ Beijing, Chữ Beijing là phiên âm ra tiếng Anh, và sử dụng trên trường quốc tế, giống như Việt Nam là Hanoi, Hanoi không phải là từ tiếng Việt! Thủ đô của TQ trong tiếng TQ cũng đọc là Beijing, nhưng khi dịch sang tiếng Việt là Bắc Kinh. Khi 1 thằng Tây nó đọc Beijing thì nó không biết nghĩa của từ đó là gì, nó chỉ biết là thử đô của TQ, nhưng khi người Việt đọc thì ngoài biết nó là thủ đô của TQ, mình còn biết ý nghĩa của nó là 1 kinh đô/kinh thành ở phương Bắc. Lấy một từ khác ví dụ như "Hoàng Cung", khi dịch sang tiếng anh tất nhiên là từ khác, trong tiếng TQ, từ đó cũng đọc là Hoàng Cung.Có sự tương đồng đó là do ngôn ngữ ta vẫn còn ảnh hưởng từ Trung Quốc trước đây, mà những từ đó ta gọi là từ Hán Việt.

Vì thế nên việc các nhà ngôn ngữ nhận ra và thêm những chữ latin chính hiệu vào là rất cần thiết. Nếu có bạn bảo việc này làm thay đổi vẻ đẹp TV thì rất khó vì nguời ta thường đề cập vẻ đẹp TV trong việc biểu lộ ý nghĩa nghệ thuật, tư tuởng, chứ ít ai nói đến các kí tự latin vì nó là của nuớc ngoài nghĩ ra mà! Ngày trc khi chữ quốc ngữ xuất hiện và bắt đầu thay chữ Nôm cũng có nhiều người bảo như bạn đó, chỉ có điều mạnh mẽ hơn thôi!

Ông Quách Tuấn Ngọc không phải là nhà ngôn ngữ!!!Cho nên nhưng điều ông ấy đưa ra là không đủ sức thuyết phục, chẳng qua ông ta là Cục trưởng nên lời nói của ông ta mới được đem ra mổ xẻ như bây giờ!Còn nói về chữ Nôm, chữ Nôm là chữ tượng hình, nó thuộc về Nho học/Hán học, ảnh hưởng hoàn toàn từ Trung Quốc, trong thơ văn khi dùng chữ Nôm ta phải tuân theo các quy tắc thi luật của TQ, nó không mang cái gì của Việt Nam cả.Và khi dùng chữ Nôm ta cũng bị ảnh hưởng của tư tưởng Nho học.Khi chữ Quốc ngữ dùng mẫu tự Latin xuất hiện, nó thể hiện ưu thế vượt trội nên người ta mới chuyển sang sử dụng nó, và nó trở thành Quốc Ngữ của Việt Nam, như vậy tiếng Việt đã được công nhận là Quốc ngữ của Việt Nam. Từ khi có chữ quốc ngữ ra đời, thơ văn của ta mang một cái hồn mới như phong trào Thơ mới, mang một tư tưởng mới.Cho nên bạn so sánh việc chuyên từ chữ Nôm sang Quốc ngữ với việc thêm chữ cái với tiếng Việt bây giờ là quá khập khiểng!Khi một người viết sai, đọc sai, không hiểu hết tiếng Việt thì họ không biết gì về vẻ đẹp của tiếng Việt cả!Cái gì lớn lao cũng bắt nguồn từ những cái nhỏ nhặt nhất.Vẻ đẹp tiếng Việt nó không nằm ở những cái xa vời đâu, nó nằm ngay trong mỗi chúng ta, trong mỗi câu nói hàng ngày.Cái hay của tiếng Việt là đa tầng, đa nghĩa.

Hải Nam  30904

Dũng đọc là Đăng bởi vì trong tiếng Anh, chữ "dung" (phân) đọc là "đăng" Smile Do đó, để nó được thẩm mĩ hơn, những người tên Dũng hoặc Dung ở các nước nói tiếng Anh họ viết tên mình là Dzung. Cũng như người Pháp, họ viết là Saïgon, Hanoï chứ không phải là Saigon, Hanoi (vì các âm "ai", "oi" trong tiếng Pháp đọc khác hẳn với cách đọc "đúng" trong tiếng Việt).

ATK  1019

Ở chỗ mình có một thằng Mỹ và 1 thằng Ấn Độ nó gọi chữ Dũng rất bình thường, và gọi những tên tiếng Việt rất chuẩn! Còn khi viết đôi lúc gặp từ huý của nó và sửa lại 1 chút là bình thường, và dạng này rất ít gặp và ko nói lên điều gì cả. Ví dụ tên tiếng Việt là Hữu, khi dịch sang tiếng Nga thì đúng từ huý của nó, nên đổi lại, lúc đầu mới đọc họ đọc theo cách viết, nhưng mình bảo họ thì họ đọc vẫn đúng như thường. Cách viết có khác đôi chút nhưng cách đọc vẫn đúng. Khi dịch sang 1 nước tất nhiên là cách viết khác nhau, miễn sao đọc giống là dc.Ví du tiếng anh là Hanoi, tiếng Nga là Ханой, giống như từ Hanoï của bác vậy thôi Smile Khi đọc lên người ta đều biết đó là Hà Nội Smile

TanKiemVn  1043

Chân lý thuộc về kẻ "mạnh", mà kẻ "mạnh" ở đây là các "đầy tớ" của dân ...đầy tớ nói gì ...thì chủ phải nghe thôi ...;))

Lonely Kid  1

Vớ vẩn, nhảm nhí khổng thể chấp nhận. Để những thằng này sửa tiếng Việt làm tha hóa đi bản chất của ngôn ngữ Việt Nam. Nếu dựa trên lý luận của mấy ông đó tại sao không tự đặt câu hỏi tiếng Việt sử dụng PH thay cho F còn trong tiếng Slovak có các kí tự như Ä, Č, Ď, DŽ ..... Mỗi ngôn ngữ có một bản sắc riêng của nó mà không thể dựa trên những lí luận vô học thức để sửa lại nó. Đồng ý rằng phần lớn các ngôn ngữ hiện này đều lấy bảng chữ cái latin là gốc nhưng ở mỗi quốc gia nó có sự thay đổi cho phù hợp với cách phát âm và văn hóa của quốc gia đó. Đặt ví dụ nếu các chữ cái F, J, W, Z được phép có mặt trong bảng chữ cái của Việt Nam. Trong một giờ chính ta giáo viên đọc bài cho học sinh viết không lẽ "Anh chiến sĩ vui mừng khi thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc dinh độc lập oh yeah" àk? Hay "Wow con mèo trèo lên cây"?
Nói tóm lại việc thêm những chữ cái F J W Z vào bảng chữ cái tiếng Việt là một việc làm không những làm lòi ra cái bộ mặt ngu dốt của các "Tiến Sĩ" mà còn làm tha hóa tiếng Việt, làm mất đi bản sắc ngôn ngữ Việt Nam. Không phải tự dưng mà có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" đâu.

Hades Demon  266

Việc ăn sâu trong 1 thời gian dài nên việc thay đổi không phải ngày 1 ngày 2 nhưng nó lại mang lại lợi ích to lớn, hoàn thiện hệ thống ngữ âm. Loài động vật nào không tự thích ngi sẽ bị loại bỏ khỏi xã hội

Nguyễn Thanh Khiết  3

Thêm chử mục đích thêm cớ để in lại sách

Nếu giờ thêm các ký tự nói trên chả lẽ sách giáo khoa không đổi. Các bác bụng bự vẽ vời để có bia uống đây mà

Thích Linux  175

Đồng ý với câu "Thêm các chữ.." ... "lòi ra bộ mặt ngu dốt của các Tiến sĩ." Big Grin

Hò Văn T  2

@ATK
Mình thấy những ý kiến phản biện của bạn là rất cần thiết, ở đâu thì người ta cũng khuyến khích điều này trên quan điểm tôn trọng ý kiến của nguời khác.những ý kiến của mình hầu hết đều bị phản biện nhưng dường như bạn chưa đi sâu vào vấn đề mà mình muốn nói lắm. Mình ko phải là ng am hiểu về ngôn ngữ, ngoài tiếng Anh ra mình k biết nhiều các ngôn ngữ khác. Mình cho là nhiều ngôn ngữ cũng được chuyển từ chữ tượng hình sang latin vì mình thấy ở châu Á hình như chẳng có mấy nước bắt đầu bằng chữ latin, hầu như toàn giun dế loằng ngoằng thôi à, đến tận israen họ cũng viết kiểu này. Ở châu Âu thì điển hình là Hy Lạp họ cũng k dùng chữ latin. Có lẽ mình đã hơi nhầm vì k phải cứ k dùng chữ latin là phải dùng chữ tượng hình, cái này thì mình k biết nhiều lắm. Nhưng điều mình muốn nói là nhưng nước sử dụng chữ viết mà chẳng ai biết ngoài họ (hoặc ai đã từng học) khi viết tên riêng bằng tiếng Anh để sử dụng trên trường quốc tế thì ta đều đọc được một cách dễ dàng (và cũng có thể chính xác), còn với TV thì không. Mình ko nói đến thanh điệu, vì ta k biểu diễn nó. Ở bài viết trc mình đã quá dài dòng vào những vấn đề mình ko am hiểu nên đã làm bạn hiểu nhầm vấn đề mình muốn nói. Mình chỉ muốn đặt vấn đề là tại sao khi viết tên riêng TV bằng tiếng Anh thì lại gây khó khăn cho người biết tiếng Anh và làm họ đọc sai, chỉ có vậy thôi! (Xin lỗi vì đã làm bạn mất thì giờ vì mấy cái lý luận dài dòng của mình bài trc). điều này là thật, vì dựa trên những trận bóng đá mình xem có tuyển Vn, khi nghe người nc ngoài(chỉ biết TA và tiếng nc họ) đọc loa tên cầu thủ VN, họ đọc cực chậm và sai(k quan tâm đến dấu)! điều này theo mình là nguy hiểm!thế nên khi có ý muốn sửa lại đôi chút cách viết TV, mình thấy đồng tình vì có thể giải quyết được vấn đề này! Nhưng dường như điều này gây ra phản đối, vì cách viết TV hiện nay đã trở nên rất dính liền với Tiếng Việt ban đầu. Có nghĩa là nó đã gắn bó mật thiết với những thành phần k liên quan đến nó như tiếng nói, cảm xúc, sự giàu có của vốn từ(đấy mới là những gì THỰC SỰ của người Việt, mới là vẻ đẹp của TV đấy bạn à). điều này sinh ra từ thói quen của người dùng. Chắc chắn các bạn sẽ rất ức chế khi viết toàn bộ phụ âm c thành k, nối gạch ngang giữa tất cả các từ ghép. Nhưng ngày xưa người ta lại viết như thế đấy! Xong rồi người ta cũng thay đổi, giống như trong dự án này, để được chữ viết như hiện nay. Vì ta đã dùng quá lâu kiểu viết này, nên khi thay đổi sẽ thấy phản cảm chứ thực ra có gì là to tát! Vì k có gì to tát nên thôi, mình cũng nghĩ là chẳng phải đổi nữa, có đổi thì chắc cũng chẳng giải quyết được cái vấn đề kia đâu (cái này là mới nhận ra, ko đổi có lẽ sẽ tạo được nhiều cảm tình hơn. Ý kiến của mình là tên riêng của VN khi sử dụng trg trường quốc tế (bằng TA) là thứ BẮT BUỘC phải đổi, nếu muốn VN được hội nhập toàn cầu. Kiểu chuyển thể sơ sài từ TV sang TA chỉ bằng việc loại bỏ tất cả các dấu là điều "phi ngôn ngữ", cũng giống như trg ví dụ của mình là chẳng khác gì chuyển nét sổ trong chữ hán thành chữ I cho xong. Trong tiếng TQ, người ta có thể chuyển trực tiếp các mẫu tự latin được sử dụng sang TA thông qua việc loại bỏ các dấu (theo mình biết thì ở TQ ngoài chữ hán còn có chữ latin được sử dụng chính thức mà, họ cũng có dấu hẳn hoi!. Ở VN, chúng ta cũng học theo họ, dù chữ của ta và họ khác hẳn nhau, chử latin của họ là bê nguyên bảng chữ cái TA và thêm các dấu vào, thậm chí các từ ghép của họ còn viết liền nhau. Chữ latin trg TV thì đã được sáng tạo nhiều, nó đã trở thành của riêng TV rồi! Các ngôn ngữ dùng hệ latin nhưng có sáng tạo như tiếng Nga, slôva, đức (có thêm mỗi hai cái chấm trên đầu) khi chuyển sang TA đều phải có cách thức riêng, chẳng hạn tiếng đức thì phải viết ö thành oe, chứ chẳng thể bỏ hai cái chấm kia là xong. Mình hi vọng trong tương lai gần, điều này sẽ sớm đến với TV trong một dự án khác cần thiết hơn!

Hải Nam  30904

Nói thật là nhìn vào mình không dám đọc, kể cả comment trước của bạn, và cả trả lời của @ATK (chỉ lướt qua độ 30 giây). Phần bình luận chữ đã nhỏ rồi, mà 1 đoạn dài hơn 5 dòng thì chịu chết thôi.

Thích Linux  175

uh` uh` đúng vậy, kiểu này chắc phải thâu âm lại thôi, thế này thì mỏi mắt chết Smile

psybinh  1

Cách mạng thì phải triệt để!

_Nếu điều này được chấp nhận tôi cũng xin đề nghị: Trên thế giới có bao nhiêu kí tự chúng ta cứ nhặt hết, đưa vào bảng chữ cái tiếng Việt! HOẶC THẬM CHÍ NẾU KHÔNG MUỐN BỊ GỌI LÀ "BÓP MÉO" THÌ VỨT LUÔN TIẾNG VIỆT VÀ ĐI DÙNG TIẾNG ANH LUÔN. COI NHƯ TIẾNG VIỆT LÀ MỘT NGÔN NGỮ CỔ! BIẾT ĐÂU NGÀY NÀO ĐÓ NÓ SẼ ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN LÀ "DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI"!
_NẾU AI CÒ THẮC MẮC VỀ CÁCH BỎ DẤU ĐỀ NGHỊ XEM LẠI SGK LỚP 1, VÀ AI CHƯA HỌC QUA LỚP 1 THÌ NÊN GIỮ KÍN KO NÊN NÓI RA KẺO NGƯỜI TA CƯỜI CHO!
_Tôi thấy khó khăn khi phân biệt hỏi/ngã, y/i nhưng thấy hạnh phúc khi làm điều đó vì đơn giản nó gọi là "tiếng mẹ đẻ"!

yuna4ever  6

nói 1 câu thôi....từ khi tiếng việt ra đời xài đến giờ cũng đã qua nhiều giai đoạn cải tiến nhưng vẫn dùng trong bảng chữ cái ban đầu...3 cái chữ đó thêm vào bảng chữ cái việt hỏi thật dùng thế nào...có dùng cũng chỉ bọn tuổi teen dùng chơi.từ lâu các forum lớn đều kêu gọi giữ gìn trong sáng tiếng việt. ai viết kiểu tuổi teen đêu bị ban nick..giờ mấy lão tiến sĩ trình độ ngang bọn tuổi teen sao ?...có nên ban mấy lão ấy. dù có quốc tế hoá cũng phải vừa vừa thôi.TQ, Hàn..và nhiều nước trên thế giới vẫn gìn giữ ngôn ngữ của họ. dùng mấy chữ ấy trong tiếng việt không thấy là vô duyên lắm sao. có phải thời bao cấp nữa đâu mà dùng từ F để thay thế Ph để tiết kiệm giấy như Bác. còn chữ Z ghép với chữ nào zui zẻ hả...mấy ông VN trình độ càng lúc càng cao.

Thật đấy  45

Tớ yêu cầu ...

Tớ yêu cầu cho thêm các bộ chữ tiếng Phạn và tiếng Hán vào bảng chữ cái Việt Nam...

Quách Tiền Sử  5

Vẽ rắn thêm chân

Dự thảo này có nêu kinh phí cho đề án là bao nhiêu không nhỉ, có bằng với Dự thảo “Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT - kinh phí dự kiến 70.000 tỷ đồng" không?
Thêm 4 chữ cái này thì chữ Quốc ngữ thành ra chữ Cuốc ngữ luôn. Thiển nghĩ, Quách tiên sinh cần phải rút cái dự thảo này lại nếu không muốn bị ăn gạch Smile
 

Trương Thanh Tân  51

Vậy là ổn

Theo tôi hệ thống Chữ cái hiện tại là đã ổn... Việc bỏ dấu kiểu nào hay i thành y, y thành i thì hiện tại vẫn như nhau - không ảnh hưởng gì cả...

Việc thêm J, F, W trong ngôn ngữ Chính thức Việt Nam là không nên... Sẽ xảy ra nhiều hậu quả khó lường trước - dẫn đến lộn xộn thì lúc đó khó giải quyết. Việt Nam là Việt Nam còn thế giới cái gì mặc họ - văn hoá chỉ tiếp thu chứ không nên thay đỗi... VN cũng nên tạo cái gì đó riêng chứ không phải bắt chước....

Hieu Huynh  4

Theo tôi thấy thì thêm bớt các ký tự kia cũng ko quan trọng lắm, hiện giờ vấn đề cách đọc mới là vấn đề. "Dờ vờ dờ" (DVD) hay "đi vi đi", "vê kép tê ô" (WTO), dúp diu (W), ai ti (IT) hay "i tê", "vê tê cê" (VTC) hay "vi ti ci" hay "vờ tờ cờ"... Hay bạn xem TV lúc nó quảng cáo, kêu soạn tin nhắn với cú pháp... mờ nờ gởi ..., tờ vờ gởi... là biết liền à^^! Ngày xưa, chúng ta học lớp 1, cô giáo bắt ta đọc như thế nào rồi bây giờ lớn lên, nó lại méo mó như vậy? Tôi thấy cái này quan trọng hơn là ngồi tranh cãi thêm bớt mấy cái ký tự kia. Nó có quan trọn hay không, tự trong cuộc sống và xã hội sẽ trả lời. Tôi cảm giác tranh cãi này giống như ngày xưa cãi nhau chí choé cái Unicode với TCVN6909 gì đó. Cuối cùng thì tự biết cái nào hơn cái nào. Nhắc tới mới nhớ, giờ vẫn còn mấy lão cứ thích soạn văn bản xài font VNI! khiếp thật...

Hades Demon  266

Đúng là vụ sử dụng mã nào rất phiền phức. Nhiều bác cứ thắc mắc sao gõ vào trang web thì nó lại khác gõ vào văn bản. Không chỉ có VNI mà TCVN3 hiện nay vẫn dùng phổ biến lắm. Công cụ chuyển mã thì không thể chuyển hoàn chỉnh 100% được. Không chỉ là việc cài font chữ mà việc để họ dùng 1 chuẩn chung cũng rất khó. Nếu như sau này ko chuyển sang Unicode thì hiện tại cũng nhiều rắc rối lắm. Thà chịu chấp nhận 1 lần chuyển đổi còn hơn là nhận những hậu quả lâu dài. Cũng giống như vấn đề của bài viết vậy

Toan ND  3

Hết nói

Rồi "thuý" và "thúi" sẽ như thế nào, hay chữ "y" chỉ sử dụng trong một vài trường hợp như thế "nài"!!!