Việc Steve Jobs từ chức vị trí CEO của Apple thực sự khiến nhiều fan sản phẩm Apple lo lắng về số phận các thiết bị tiếp theo của Apple còn độc đáo về thiết kế nữa hay không.

Bởi lẽ, kể từ ngày trở lại vào năm 1997, Jobs thực sự đã thổi một làn sóng mới vào công nghệ đỉnh cao cho người dùng thưởng thức.

Sự xuất hiện của một iMac, rồi iPod lộ diện, một iPhone mạnh mẽ rồi một iPad bùng nổ. Những sản phẩm mà Jobs mang lại thực sự đã khiến các giới công nghệ điên đảo về thương hiệu Apple, đặc biệt là các dự đoán về sản phẩm tiếp theo của hãng.

Vậy khi Jobs từ bỏ chức vụ CEO của mình tại Apple, ai sẽ đảm nhận vai trò thiết kế sản phẩm của Apple nữa? Phải chăng sẽ không còn những nhân tài? Chúng ta có thể điểm mặt 5 thành viên ưu tú có thể giúp Apple vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Đầu não – Giám đốc điều hành Tim Cook

Ngay sau khi rời chức, cựu CEO của Apple đã đề cử Chủ tịch hội đồng quản trị công ty, Tim Cook (50 tuổi), vào vị trí mà ông để lại. Nếu dấu hỏi đặt ra Cook làm được điều gì thì chúng ta hãy xem qua thông tin sau:

Cook là người chịu trách nhiệm quản lý công ty từ trong ra ngoài. Ông sắp xếp một cách hợp lý trong việc lựa chọn các nhà máy trên toàn thế giới để chế tạo các thiết bị của mình, trong đó lựa chọn Foxconn là một trong những thành công của ông khi đây là một dây chuyền lắp ráp có chi phí thấp nhưng lại đáp ứng những nhu cầu khắt khe mà các thiết bị phần cứng của Apple cần đến.

Cook cũng đã giám sát tất cả các chuỗi cung ứng tất cả các linh kiện của sản phẩm, góp phần thu về lợi nhuận đáng kể để Apple trở thành nhà kinh doanh giàu có nhất trên thế giới. Ông có một thời gian làm việc tương tự tại các công ty máy tính nổi tiếng Compaq và IBM 12 năm trước khi gia nhập Cupertino. Ông cũng được biết đến như là một trong những người quan trọng trong các cuộc họp chủ nhật của lãnh đạo công ty với các nhân viên của mình cho các kế hoạch tuần tiếp theo. Chúng ta thường thấy ông dậy ngay từ lúc 4h30 sáng để bắt đầu làm việc thông qua các email.

Việc Steve Jobs tiến cử Tim Cook thế chỗ của mình thực sự là điều không thể bàn cãi, Jobs tin rằng Cook có đủ tài năng để vực dậy công ty khi Jobs rời vị trí chủ chốt. Cộng với đó, sự tiếp sức của vị Chủ tịch hội đồng quản trị công ty mới (Steve Jobs), Cook vẫn có thể trao đổi để nhận được những góp ý sâu sắc nhất.

Chuyên gia thiết kế kiểu dáng công nghệ - Jonathan Ive

Nếu bạn hỏi một người nào đó chuyên có trách nhiệm về kiểu dáng thiết kế sản phẩm phía sau Jobs thì gần như chắc chắn đó sẽ là Jonathan Ive. Ông còn được mệnh danh là “người vẽ lên thương hiệu Apple”.

Ông là người đứng đầu của đội ngũ thiết kế sản phẩm tốt nhất thế giới hiện nay. Ive đã có đóng góp không nhỏ trong bản vẽ thiết kế các sản phẩm của Apple, bao gồm iMac, PowerBook, MacBook, iPod, iPhone và iPod với phong cách thiết kế tất cả mọi thứ được làm từ nhựa trắng hoặc nhôm. Và rõ ràng, nếu công ty tập trung vào các sản phẩm mới lạ, phong cách thì Ive vẫn đóng vai trò không thể thiếu khi Jobs ngừng làm việc.

Việc Jonathan Ive đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển các thiết bị của Apple khiến người dùng vẫn an tâm khi nghĩ đến việc mua các sản phẩm của Apple. Tuy nhiên, khi Jobs để lại khâu thiết kế phần mềm cho Ive, Ive sẽ phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, mà gần đây nhất là sự kết hợp của gã khổng lồ Google và Motorola.

Chuyên gia phát triển phần mềm – Scott Forstrall

Scott Forstall đóng vai trò là người đứng đầu mảng phần mềm iOS dành cho các thiết bị iDevice. Ông là người làm việc với công ty kể từ khi Steve Jobs quay trở lại làm việc vào năm 1997, thời điểm đó ông đóng vai trò trong việc phát triển phần mềm hệ điều hành Mac OS X dành cho máy tính để bàn, đứng đằng sau việc phát triển giao diện người dùng cũng như ứng dụng cho iOS. Thậm chí, Rivio còn cho rằng, sẽ không có game đỉnh Angry Birds nếu như không có Forstall.

Tiếp thị sản phẩm – Phil Schiller

Giống như nhiều chuyên gia cao cấp khác, Phil Schiller đã gia nhập vào Apple từ năm 1997 và thực sự mang lại những thành công lớn cho Apple. Với 24 năm kinh nghiệm trong tiếp thị sản phẩm, bao gồm cả hãng truyền thông Macromedia, nơi ông từng làm phó chủ tịch. Vai trò khác của ông tại Apple bao gồm việc tìm kiếm các mối quan hệ phát triển. Trong năm 2009, ông chỉ nhận trách nhiệm phát biểu tại hội nghị Macworld và WWDC, nơi ông đã công bố iPhone 3GS.

Kỹ sư phần cứng - Bob Mansfield

Khi mà thiết kế và phần mềm được Ive và Forstall “chăm sóc” thì Bob Mansfield lại là người gắn kết mọi thứ lại với nhau. Được bổ nhiệm trong vai trò kỹ sư phần cứng vào năm 2010 thế chỗ cho lãnh đạo cũ của mình, Mark Papermaster, vốn rời công ty sau khi có các sự cố Ăng-ten của iPhone 4, Mansfield đã có kinh nghiệm ít nhất ở một mức độ nào đó.

Bob Mansfield chính thức gia nhập Apple vào năm 1999 và đóng vai trò thiết kế phần cứng bên trong của iMac và MacBook Air. Mặc dù trong thực tế, nhiều người có quan hệ gần gũi với Jobs, nhưng kinh nghiệm dày dạn mà Bob Mansfield có được thì ông vẫn là người cần thiết để đảm nhiệm công việc quan trọng ở Apple.

Nhìn chung thì ở Apple có quá nhiều nhân tài, ai ai cũng có thể đảm nhận tốt các công việc của mình, do đó việc Steve Jobs rời công ty lúc này có thể sẽ khiến Apple hơi chút khó khăn, nhưng sau đó mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

Theo XHTT




Bình luận

  • TTCN (2)
Hoàng Trung Dương  12

bác có cái đầu trọc nhìn tiềm năng ra phết, trông giống steve Jobs

Kiến Văn  41515

Bác này vẫn còn tóc, giống như tóc của W.Rooney Big Grin