Apple rất coi trọng khâu quản trị sản phẩm. Chính vì vậy mà Steve Jobs đã không chọn một kĩ sư hay nhà thiết kế nào, mà lại là Tim Cook, người thay thế xứng đáng cho vị trí điều hành con tàu của Apple.

Tim Cook được biết đến như một người đàn ông kỉ luật thép của dây chuyền quản trị hàng hoá của Apple. Chỉ một điều này thôi cũng đủ để chứng minh tầm quan trọng của quản trị sản phẩm.

Cũng như một món ăn ngon luôn cần có nguyên liệu tốt, nhưng chỉ có nguyên liệu thì chưa đủ, cách thức chế biến mới làm nên hương vị đặc trưng của món ăn. Apple cũng vậy, họ đã có những sáng tạo công nghệ vượt bậc nhưng họ phải biết làm thế nào để quản lí những sáng tạo đó mới có thể khiến cho công việc kinh doanh phát triển.

Sự nghiệp của Cook cũng bắt đầu cùng thời điểm với khi Steve Jobs tái gia nhập Apple. Vào thời điểm đó, việc phân phối sản phẩm là một mớ hỗn độn. Chưa từng có bất kì một tài liệu nào kể về việc Tim Cook là người đã có công sắp xếp lại mớ hỗn độn ấy. Cook đã khiến tất cả mọi khâu trong phân phối sản phẩm về đúng trình tự của nó. Ông đã ra tay "dọn dẹp" tất cả các công xưởng sản xuất linh kiện của Apple và thực hiện thuê các nhà máy sản xuất linh kiện ở bên ngoài. Đối với Cook, hàng tồn kho là điều không thể chấp nhận được.

Song song với đó, hàng hoá của Apple khi sản xuất ra tuyệt đối không được phép để tồn kho bởi theo thời gian, chúng sẽ mất đi giá trị của mình. Theo tính toán của Cook, sản phẩm của Apple sẽ mất đi 1-2% giá trị của nó sau mỗi tuần tồn kho, bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn. Với tính toán này, Apple luôn cố gắng hết sức bán sản phẩm của mình ngay sau khi xuất xưởng, nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.

Chính nguyên tắc đó đã tạo nên một Apple nhiều kì tích. 37 triệu chiếc iPhone được bán ra trong Q4/2011 là minh chứng cho điều đó.

Apple đã vận hành dây chuyền bán hàng rất hiệu quả. Khi bạn đặt hàng online, sản phẩm mà bạn muốn sẽ được chuyển thẳng từ nhà máy của Apple tại Trung Quốc đến địa chỉ mà bạn đăng kí. Nếu là đơn hàng với số lượng lớn, Apple sẽ nhanh chóng gửi yêu cầu tới Foxconn. Cũng trong đợt ra mắt iPad vừa rồi, Apple đã cho thấy sức mạnh của khâu quản trị sản phẩm khi mà hãng đã bán iPad tại 10 quốc gia và thời điểm bán chỉ vài ngày sau khi iPad được giới thiệu, trong khi những công ty khác phải mất từ vài tuần tới vài tháng.

Theo PhoneArena



Bình luận

  • TTCN (0)