Trong cuộc hội nghị ở Thượng Hải gần đây, CEO của HP - bà Meg Whitman đã nhận định: "Năm 2015, Trung Quốc sẽ có hơn 650 triệu người được kết nối và trực tuyến".

Theo thống kê hiện tại, Trung Quốc mới đạt được tỉ lệ 200 máy tính/1.000 dân hay cứ 5 người thì 1 người có máy tính, dưới mức trung bình của thế giới. Giống như một thị trường mới nổi, Trung Quốc đang có mức tăng trưởng hấp dẫn. Bằng chứng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ cửa hàng Apple ở Thượng Hải cho đến các cửa hàng máy tính và điện thoại san sát trong trung tâm thương mại. Nhu cầu của người dùng đã gây ảnh hưởng đến cách tiếp cận của các công ty. Nếu như trước đây chúng ta đã được thấy các quốc gia châu Á, như Nhật Bản, thiết kế sản phẩm nhắm đến thị trường các nước phương Tây thì giờ đây, các công ty phương Tây lại đang phục vụ Trung Quốc với phần cứng của họ.

Ảnh
Apple Store tại Thượng Hải

CEO của HP cho biết Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Công ty có sự hiện diện tại đây với một trong nhưng trụ sở quan trọng nhất mà chỉ đứng sau Mỹ. Tuy nhiên họ không phải là người duy nhất, Foxconn với một lượng nhân công 1,2 triệu người nhằm đáp ứng nhu cầu iPhone và iPad của người dùng, cũng như nhiều sản phẩm khác nữa.

Tất cả những con số của Trung Quốc cho thấy sự tăng trưởng đang tiếp tục, đặc biệt trong mảng máy tính và kết nối internet. Cũng giống như Sony đã trải qua một thời gian dài để trở thành một biểu tượng lớn trong ngành công nghiệp tiêu dùng, một điều tương tự có thể đến từ các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE. Thị trường đồ công nghệ Trung Quốc đòi hỏi những công nghệ tiên tiến không kém phương Tây. Nhưng thay vì nhập khẩu, rất nhiều nhà sản xuất đang tự mình sản xuất. Chiếc Meizu MX là một ví dụ điển hình, nó có màn hình 4 inch qHD, máy ảnh 8 Mpx, pin 1700 mAh, sử dụng bộ xử lí lõi kép và sắp tới là lõi tứ trong tháng 6.

Và Meizu không phải một mình, ZTE có thể chưa được biết đến nhiều ở Châu Âu nhưng công ty này thực sự là một nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn với thị phần lớn hơn Apple trên toàn cầu. Với gần 5% thị phần điện thoại di động trên thế giới, ZTE được dự đoán sẽ tăng gấp đôi doanh số vào năm 2012 và nhám đến thị trường Mỹ vào năm 2015

Ảnh
Một trong những sản phẩm được đánh giá cao đến từ Trung Quốc - Meizu MX

Nhìn sang bên Hàn Quốc, đây cũng là một điểm nóng về điện thoại và TV với việc Samsung và LG đang dành thị phần của Sony và Toshiba. Trong đó Samsung đã vượt qua Sony năm 2005 trên phương diện thương hiệu đồ điện tử tiêu dùng phổ biến nhất trên thế giới, được xếp hạng thứ 19 và đứng trên Apple về sản xuất điện thoại thông minh.

Nhà sản xuất đầu tiên có tầm ảnh hưởng sâu rộng là Lenovo, một công ty đã nhanh chóng khẳng định mình trong thị trường máy tính xách tay, mua lại bộ phần PC của IBM năm 2005. Ở Trung Quốc, Lenovo Mobile đứng thứ 3 trong mảng điện thoại thông minh, một con số ấn tượng khi tính đến một quốc gia có 1,3 tỷ dân.

Vì vậy, Trung Quốc vẫn có thể những điều kiện cần thiết để cạnh tranh công bằng với các gã công nghệ khổng lồ lâu đời. Với Foxconn, họ có một cơ sở sản xuất lớn, cơ sở hạ tầng đầy đủ - nhưng điều kiện để chi phối thị trường người tiêu dùng. Tương tự như vậy, nếu các công ty quy mô lớn như HP coi Trung Quốc là ưu tiên số một cho đầu tư và bán hàng thì tương lai có vẻ chắc chắn hơn.

Thế giới công nghệ luôn biến đổi và không ai có thể biết được bước đột biến lớn tiếp theo là gì? Nhưng dù gì đi nữa, bạn có thể đặt cược rằng nó sẽ liên quan đến Trung Quốc.

Theo Pocket-Lint



Bình luận

  • TTCN (0)