Chỉ là một chiếc vỏ ngoài, nhưng Touch Cover được cho là một điểm độc đáo làm nên sự khác biệt của máy tính bảng Surface. Microsoft làm thế nào để "nhồi" cả bàn phím và trackpad siêu nhạy vào một chiếc vỏ mỏng 3 mm?

Ảnh
Có rất nhiều công nghệ trong vỏ máy tính bảng Surface. Ảnh: TechRadar.

Công nghệ làm nên bộ vỏ kiêm bàn phím Touch Cover của máy tính bảng Microsoft Surface thực ra đã được dùng trong bàn phím chơi game cảm ứng đa điểm Sidewinder x4 ra hồi năm 2010. Công nghệ này dựa trên một bằng sáng chế của Microsoft đã có từ năm 2003.

Tại CES 2010, ông Stevie Bathiche, phụ trách nhóm khoa học ứng dụng thuộc bộ phận phần cứng của Microsoft, đã trình diễn các cảm biến cảm ứng đa điểm được nhóm ông sử dụng để thiết kế chuột chơi game Sidewinder. Lúc đó, ông ám chỉ rằng, công nghệ này "có thể áp dụng cho nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại di động hoặc bất cứ thứ gì có nút bấm". Đến nay, chính bộ cảm biến đa chạm công suất thấp và siêu mỏng, siêu nhanh này đang nằm trong các bàn phím Touch Cover và Type Cover dành cho máy tính bảng Surface.

Ông Stevie Bathiche chính là người đã phát triển chiếc "bàn cảm ứng" Surface, thiết bị cảm ứng chuyển động Kinect, và bản mẫu thiết bị có thể trình chiếu 2 hình ảnh cho 2 người khác nhau (trên cùng một màn hình).

Ảnh
Touch Cover chỉ mỏng 3mm Ảnh: TechRadar.

Với một bàn phím thông thường, một phím nhấn được nhận diện trong vòng 8 ms (milli giây). Microsoft cho biết, Touch Cover phát hiện nhanh hơn gấp 10 lần (nhanh hơn 2 ms so với Sidewinder).

Touch Cover tiêu thụ ít năng lượng vì không cần quét các phím để xem bạn đang ấn cái gì cho đến khi lực nhấn của bạn trên các phím đủ mạnh để được tính như gõ. Bất cứ khi nào bàn phím được đóng lại hay gấp ngược ra phía sau màn hình, nó sẽ tự tắt để tiết kiệm điện.

Touch Cover cũng rất thông minh. Ông Bathiche lưu ý, công nghệ cảm ứng theo áp lực giúp nó có thể phát hiện lực gõ của người dùng, vì vậy nếu bạn chỉ đặt ngón tay trên các phím F và J (thường được đánh dấu trên bàn phím QWERTY, để giúp các ngón tay khác xác định đúng vị trí khi gõ), nó coi đó chỉ là cú chạm vô tình, không phải là thao tác nhập liệu.

Và nhờ những điện trở cảm ứng đa điểm, bạn có thể gõ nhanh hết mức chứ, và bàn phím sẽ không bị trở nên quá nặng gây cản trở việc bấm phím như với các phím cơ khí.

Tuy nhiên, Touch Cover cũng bộc lộ điểm yếu khi chơi game, nên chắc chắn các game thủ “cứng cựa” sẽ không sử dụng Touch Cover.

Ảnh
Có thể gõ rất nhanh trên bàn phím cảm ứng đa điểm này Ảnh: TechRadar.

Nhờ lớp cảm ứng đa điểm này mà Microsoft có thể chế ra Touch Cover với độ mỏng chỉ 3mm, bởi các phím mà bạn chạm vào là những điện trở được in lên film, không có bất kì phím cơ học nào chiếm không gian cả. Bên trong Touch Cover, film nhựa được đặt trên một bảng mạch truyền thống giúp nó đủ độ cứng để bạn có thể gõ lên.

Touch Cover cũng tích hợp gia tốc kế, có thể tắt Surface khi bạn đóng nắp và tắt bàn phím khi bạn gấp nó ra sau.

Ảnh
Các điện trở cảm ứng bên trong Touch Cover: đây là những phím thực tế. Ảnh: TechRadar.
Ảnh
Surface có khung và lưng là hợp kim magiê. Ảnh: TechRadar.
Cái nhìn đầu tiên về Touch Cover.

Theo PCWorld VN/Techradar




Bình luận

  • TTCN (0)