Hitachi đã phát triển một thiết bị lưu trữ dữ liệu dựa trên thủy tinh, chịu nhiệt và nước, có khả năng tổ chức các dữ liệu trong hàng trăm triệu năm. Thiết bị mới được kì vọng xuất hiện trên thị trường trong năm 2015.

Phòng nghiên cứu chính của Hitachi cho biết đã phát triển một phương thức lưu trữ theo mô hình kĩ thuật số trên một vật liệu mới bằng thủy tinh thạch anh thông qua tia laser với mật độ dữ liệu nhất định sau đó được đọc lại bằng một kính hiển vi quang học.

Ông Tomiko Kinoshita, một phát ngôn viên tại phòng thí nghiệm nghiên cứu chính của Hitachi cho biết: "Ban đầu thiết bị này sẽ được nhắm vào các công ty muốn lưu trữ một số lượng lớn các dữ liệu quan trọng để bảo tồn chứ không phải là người dùng thường xuyên. Công nghệ mới sẽ phù hợp để lưu trữ các mặt hàng như tác phẩm văn hóa hay tài liệu công khai, dữ liệu quan trọng mà các cá nhân muốn để lại cho hậu thế".

Kinoshita cho biết công ty sẽ cần ít nhất ba năm nữa để thương mại hóa công nghệ này, nhưng hiện họ đã có một hệ thống tại Hitachi để phục vụ các khách hàng có nhu cầu gửi dữ liệu tại đây.

Hitachi đã thành công trong việc tạo ra mật độ lưu trữ 40 MB/inch vuông dữ liệu, cao hơn con số 35 MB/inch vuông của đĩa CD. Công ty đã thử nghiệm độ bền của thủy tinh thạch anh, vật liệu này cho thời gian sử dụng kéo dài đến hàng trăm triệu năm. Mẫu này có thể tiếp xúc ở nhiệt độ 2000 độ C trong vòng 2 giờ.

Hitachi cho biết, ý tưởng đầu tiên cho việc lưu trữ này là khắc nó vào thủy tinh thạch anh trong năm 2009, nhưng để đọc và ghi dữ liệu vẫn còn là một vấn đề. Công ty sử dụng mô hình theo các chấm nhỏ để lưu trữ các bit dữ liệu, và gần đây đã phát triển một cách để có thể ghi 100 điểm cùng lúc để cải thiện khả năng ghi dữ liệu trước đó.

Công ty đang phát triển công nghệ kết hợp với một phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Đại học Kyoto. Vấn đề bây giờ là chưa rõ liệu các kính hiển vi quang học có cần sử dụng để đọc dữ liệu lưu trữ có sẵn trong năm 100.002.012 nữa không.

Theo NLĐ/PCWorld




Bình luận

  • TTCN (0)