Trong các dịp lễ Tết, khách hàng sử dụng thẻ ATM của các ngân hàng thường kêu trời vì tình trạng quá tải tại các máy ATM khi rút tiền chi tiêu. Là một người sử dụng thẻ ATM của Vietcombank cũng khá lâu nhưng tôi chưa bị trường hợp này khi rút tiền nhờ vào một số kinh nghiệm cá nhân. Bài viết sau đây là một số chia sẻ kinh nghiệm với hi vọng giúp cho những người dùng thẻ ATM không gặp nhiều rắc rối trong các giao dịch đơn giản.

Đối với các giao dịch rút tiền trong cùng hệ thống

Bạn nên biết rằng thẻ ATM của Vietcombank được chấp nhận tại ATM của khoảng trên 20 ngân hàng tại Việt Nam, trong đó có các ngân hàng cũng có nhiều máy ATM đặt khắp nơi ở các tỉnh thành phát triển như Ngân Hàng Quốc Tế, Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu, Ngân Hàng Kỹ Thương, Ngân Hàng Ngoài Quốc Doanh, Ngân Hàng Phương Nam...

Do hệ thống liên minh thẻ nên người dùng có thể giao dịch tại bất kỳ ATM của các ngân hàng trên mà không cần phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào. Tôi còn thấy hình ảnh công nhân ở KCN Nhơn Trạch thi nhau rút tiền xếp hàng dài ở Tòa Nhà Tín Nghĩa trong khi đối diện đó là máy của Ngân Hàng Indovinabank (IVB) cũng nằm trong liên minh thẻ nhưng chẳng có ai qua đó rút tiền. Đến khi tôi nói thông tin này có một người công nhân để qua ATM đó giao dịch thì mọi công nhân khác mới tin và rút tiền qua ATM của IVB thay cho ATM của VCB đang quá nhiều người xếp hàng.

Rõ ràng là ở đây, VCB đã quan trọng lợi nhuận hơn là khách hàng bằng cách giấu thông tin cho những đối tượng ít tiếp cận với truyền thông. Đơn cử, nếu một giao dịch ở máy ngân hàng liên kết thì VCB phải trả lại số tiền này cho chính ngân hàng đã ứng trước cho khách hàng của VCB. Bên cạnh đó, các ngân hàng nhỏ lẻ vì muốn tham gia cũng như mở rộng mạng lưới thẻ ATM của mình nhưng ngại đầu tư ATM vì chi phí quá lớn đã tham gia vào liên minh thẻ của VCB chủ trì. Khi đó, thẻ của ngân hàng nhỏ có thể giao dịch tại bất kỳ ATM của VCB. Đây là điều khách hàng vừa tiện đôi đường khi sử dụng thẻ của chính ngân hàng liên kết và ngân hàng VCB.

Lợi dụng điểm này, khách hàng dùng ATM của VCB có thể rút tiền tại các ngân hàng liên kết, nơi có các giao dịch rất ít do ít người dùng thẻ và giảm tình trạng quá tải ở các ATM của VCB. Một cách nhận biết ngân hàng liên minh thẻ là biểu tượng connect 24 hiển thị trước ATM của ngân hàng. Hiện tại ATM của VCB cũng như ATM trong liên minh thẻ này có thể giao dịch rút tiền ở các ngân hàng liên kết cụ thể như Ngân hàng ngoại thương Lào, Ngân hàng liên doanh Shinhavina, các ngân hàng TMCP như Quân Đội, Phương Nam, Phương Đông, Sài Gòn, Hàng Hải, Bắc Á, Việt Á, An Bình, Sài Gòn Hà Nội, Kỹ Thương, Quốc Tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Đông Nam Á, Xuất Nhập Khẩu.

Ngoài ra, khách hàng cũng nên tham khảo mạng lưới ATM của các ngân hàng để có thể tìm vị trí ATM thích hợp để giao dịch rút tiền. Xin nêu địa chỉ các ngân hàng có ATM tương đối rộng và có liên minh với VCB để cho khách hàng có thể tiện tìm kiếm khi cần giao dịch:

Với các giao dịch chuyển khoản, thanh toán chi phí dịch vụ, sao kê

Đây là các giao dịch mà ngân hàng đã viết riêng để dành thanh toán chi phí dịch vụ của các dịch vụ cụ thể như Internet, bảo hiểm, điện thoại, điện lực... Các giao dịch này không sử dụng tiền mặt, chính vì thế khách hàng có thể giao dịch tại bất kỳ máy ATM của VCB nào dù máy hiện đang hết tiền. Khách hàng có thể chọn ATM nào đó gần nhất để giao dịch.

Nếu bạn không dùng VCB thì sao ?

Nếu bạn sử dụng thẻ của các ngân hàng khác thì bạn nên tham khảo hệ thống liên minh thẻ khác như VNBC với ATM chủ đạo là Ngân Hàng Đông Á, Banknetvn (có thu phí) với ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu Tư Phát Triển, Ngân Hàng Nông Nghiệp Nông Thôn... Tuy nhiên, khả năng thất thoát là không nhỏ khi giao dịch là điều có cơ sở khi mà công nghệ chỉ được hiển thị trên lý thuyết và khi ứng dụng đã có sơ sót.

PLMĐ.



Bình luận

  • TTCN (0)