Google ngày 13/12 đã chấp nhận giúp đỡ tăng doanh thu trực tuyến cho một nhóm các nhà xuất bản báo chí của Bỉ và các tác giả.

Giải quyết này chấm dứt tranh chấp kéo dài 6 năm về bản quyền mà hi vọng sẽ trở thành “mẫu mực” cho việc giải quyết các va chạm trên toàn thế giới.

Các nhà xuất bản lâu nay muốn Google trả cho họ những thông tin trực tuyến trên Web mỗi khi nội dung được tìm ra khi mà ngày càng có nhiều bạn đọc ấn phẩm in chuyển sang đọc trực tuyến.

Theo thống nhất này Google cho biết hiện sẽ cộng tác với tập đoàn Rossel, sở hữu các nhật báo hàng đầu là Le Soir và L'Echo, the IPM Group, sẽ xuất bản La Libre Belgique, L'Avenir và với các tác giả để giúp họ tạo doanh thu từ các nội dung trực tuyến của họ.

“Chúng tôi đã đạt tới một thỏa thuận mà chấm dứt tất cả kiện tụng. Từ bây giờ trên Google và các nhà xuất bản tiếng Pháp sẽ hợp tác trên quy mô rộng về các sáng kiến kinh doanh”, Google cho biết trong một thông báo.

Thỏa thuận này gồm cả việc hợp tác với các nhà xuất bản để đảm bảo bạn đọc trả chi phí cho các tin tức qua “bức tường phí” và đăng kí dài hạn và phân phối nội dung trên smartphone và máy tính bảng. Bản thân Google sẽ không trả cho nội dung trên các dịch vụ của mình.

Các nhà xuất bản sẽ quyết định bài báo nào muốn tính phí. Họ cũng sẽ có thể rút khỏi tìm kiếm web của Google và Google News bất cứ khi nào họ muốn. Vụ kiện này bắt đầu vào năm 2006 khi các hãng truyền thông kiện Google tại một tòa án Bỉ, cáo buộc hãng tìm kiếm này đã xâm phạm bản quyền của họ.

Google cũng đã tham gia vào nhiều kiện tụng tương tự ở các nước châu Âu khác. Đức đã đề xuất luật để cho phép các nhà xuất bản tính tiền đối với các công ty tìm kiếm hiển thị các bài báo. Pháp và Italia cũng đang vận động ủng hộ các phương pháp tương tự.

Google cho biết các dịch vụ của mình sẽ thúc đẩy lưu lượng cho các nhà xuất bản trong khi chương trình AdSense của Google, cho phép các công ty thay thế các quảng cáo banner trên một trang web, phải trả 7 tỉ USD hàng năm cho các nhà xuất bản web trên toàn cầu.

Theo ICTPress



Bình luận

  • TTCN (0)