Thế hệ robot chiến đấu đầu tiên được thử nghiệm ở Iraq đã gợi lại những hình ảnh tưởng chừng chỉ có ở các phim khoa học giả tưởng : robot với trí thông minh nhân tạo hoàn hảo chống lại chính những người tạo ra nó.

Vài tuần trở lại đây, các cuộc tranh luận đã nổ ra về việc nên hay không tiếp tục các dự án sản xuất những "bộ tộc" robot phục vụ chiến tranh. Cỗ máy giết người mang tên TALON SWORDS với chức năng khai hoả từ xa, tự động tìm mục tiêu - được nghiên cứu và phát triển mới Quân đội Mỹ - là một trong những "đứa con tinh thần" đang được thử nghiệm tại Iraq.

Những thử nghiệm này ban đầu mang danh nghĩa của một tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu cách thức vô hiệu hoá bom mìn trên mặt đất bằng máy móc. Song những sự phản đối đã được thổi bùng lên bằng một cuộc tranh luận với trưởng nhóm phát triển robot, nhà khoa học Chris Elliot, người đã cảnh báo về một viễn cảnh: trí thông minh nhân tạo của robot ngày càng phát triển, điều đó có thể sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ chiến tranh.

Tuy nhiên, tại Hội thảo Công nghệ Robot ở Pittsburgh hôm thứ ba vừa rồi, Kevin Fahey, giám đốc điều hành các chương trình Robot của quân đội Mỹ đã cười nhạo vào những nỗi lo lắng đó. Ông nói: "Khi bạn làm ra những con robot như thế, mọi thứ sẽ thay đổi. Nó sẽ cho phép các lính thuỷ đánh bộ được trở về cùng gia đình"

Fahey công bố "thành tích" của quân đội Mỹ, số robot dùng trong quân sự ở Iraq và Afghanistan từ con số 162 năm 2004 tăng lên 5000 năm 2007, thậm chí ông tuyên bố, năm nay con số đó sẽ là khoảng 6000 robot. Hầu hết số đó được dùng vào hoạt động dò tìm bom mìn và các hoạt động do thám.

Song có một thực tế không thể phủ nhận, một số nhỏ robot - mà đang ngày càng tăng dần về số lượng - được thiết kế cho những trận đánh với sự trang bị của vũ khí sát thương. Cùng với sự điều khiển của con người, những robot này làm nên một thế hệ vũ khí chiến tranh mới. Fahey tỏ ra rất hào hứng với các dự án đó, đặc biệt là robot Gladiator dạng xe tăng, được trang bị vũ khí sát thương và không sát thương, sẽ được thử nghiệm vào năm sau.

Fahey cũng thông báo chắc nịch rằng nếu xảy ra sự cố, chương trình nghiên cứu sẽ bị dừng lại trong 10 năm hoặc lâu hơn nữa, ông nhấn mạnh: "Chúng tôi phải tuân thủ luật chơi"

Ví dụ cụ thể cho điều Fahey vừa nói là vào hôm thứ năm vừa rồi, quân đội Mỹ đã triệu hồi robot TALON SWORDS, hé mở khả năng đóng cửa chương trình nghiên cứu này.

Vì sao lại có chuyện như vậy? Đó là do robot này có khả năng trở thành một kẻ nổi loạn nguy hiểm chống lại chính sự điều khiển của chủ nhân. Quân đội Mỹ thông báo rằng con robot này có vài động thái nằm ngoài tầm kiểm soát, rằng "nòng súng bắt đầu chuyển động ngay cả khi chúng tôi không ra lệnh"

Rõ ràng đây sẽ là đòn mạnh giáng vào Fahey, dù cho ông cố thanh mình rằng con robot đó chưa từng khai hoả, chưa ai bị thương, nhưng sự thật rằng việc mất kiểm soát các hành động của robot sẽ là dấu chấm hết cho chương trình mà ông theo đuổi. Như ông buồn bã nói: "Một khi bạn gây ra điều gì đó tệ hại, có thể sẽ phải mất 10 đến 20 năm để làm lại"

Chắc chắn trong thời gian tới, những dự án kiểu này sẽ làm dậy lên rất nhiều cuộc tranh luận, nhưng câu hỏi chính đang cần giải đáp vẫn còn đó: Có thật sự chắc chắn rằng chúng ta sẽ loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nổi dậy của robot ?

Đức Cường (Theo Dailytech)



Bình luận

  • TTCN (2)
Phạm Đức Cường  159

Tiếc quá, không kiếm được đoạn video minh hoạ cho bài này Big Grin Hy vọng dư luận đủ lớn để những kế hoạch kiểu này stop lại, chứ ko thì giống trong phim chắc...ngất 8)

Nemo Nguyen  21665

Ai cũng biết chiến tranh là chết chóc, đau khổ... có người chống nhưng vẫn có nhiều người ủng hộ (nhất là núp dưới lập trường phòng thủ từ xa, chống khủng bố hay bảo vệ hòa bình).

Luôn có xung đột lợi ích của các nền kinh tế, xung đột quan niệm của các nền văn hóa... chiến tranh là điều không bao giờ tránh được và vũ khí sẽ càng ngày càng tối tân (robot, vũ khí thông minh, hạng nặng...)