Trong một hội nghị được tổ chức tại Nhật Bản mới đây, Ủy ban châu Âu (EU) và quốc gia này vừa công bố một loạt các dự án nghiên cứu để giúp tăng tốc độ truy cập Internet.

Và một trong số đó là dự án Strauss nhằm phát triển mạng cáp quang tốc độ truy cập lên đến 100 Gbps, nhanh gấp 5000 lần so với tốc độ dữ liệu truy cập tại các quốc gia trong khối EU hiện tại.

Hội nghị được khai mạc tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 3/7 vừa qua dưới sự tham gia của Ủy ban châu Âu, Bộ Nội vụ Nhật Bản, cơ quan Truyền thông (MIC), Viện Quốc gia về công nghệ thông tin (NICT) cùng với đại diện các nước thuộc Châu Âu. Bên cạnh đó, hội nghị cũng tập hợp các tên tuổi công nghiệp hàng đầu Nhật Bản và các trường đại học hàng đầu tại các quốc gia này như: trung tâm R&D, Orange, Telefonica, NEC, Panasonic, NTT, KDDI, ADVA, STMicroelectronics và Intel.

Một đại diện của EU cho biết, các dự án sẽ nhận được khoảng 18 triệu EUR tiền tài trợ để phát triển và duy trì hoạt động trên các lĩnh vực như thách thức như an ninh mạng, năng lực mạng lưới, bảo quản, lưu lượng truy cập dữ liệu mật độ cao và hiệu quả năng lượng.

Hiện tại, trên thế giới mỗi phút tạo ra khoảng 1,7 triệu tỉ byte dữ liệu, khối lượng lưu lượng dữ liệu tăng gấp đôi từ đầu năm 2012 đến đầu năm 2013 và dự kiến ​​sẽ tăng gấp 12 lần vào năm 2018. Như vậy trước yêu cầu tăng cao của lưu lượng dữ liệu đòi hỏi hạ tầng mạng phải phù hợp để có thể thực hiện được các yêu cầu truyền tải.

Phát biểu trước buổi hội nghị, đại diện của Ủy ban Châu Âu cho biết: "Đứng trước yêu cầu về hệ thống hạ tầng Internet tại Châu Âu và Nhật Bản, đồng thời đáp ứng được tốc độ dữ liệu truy cập mạng dữ liệu, một cuộc cách mạng trong hạ tầng Internet và tốc độ truy cập là điều cần thiết".

Hội nghị đã thông qua 6 dự án lớn bao gồm:

  • Strauss: Nhằm xây dựng và phát triển hạ tầng mạng Internet cáp quang chuẩn Ethernet có tốc độ truyền lên đến 100 Gbps.
  • MiWEBA: Nâng cao công suất bằng cách sử dụng tốt hơn về tần số vô tuyến hiện có để tăng tốc độ và kết nối di động.
  • NECOMA: Phát hiện những cách thức mới để tăng cường bảo mật dữ liệu cá nhân trong môi trường nhạy cảm bằng cách phát triển tiêu chuẩn mới để đánh giá các mối đe dọa và tác động của các cuộc tấn công không gian mạng.
  • GreenICN: Đảm bảo bảo sử dụng hiệu quả năng lượng trong các mạng thông tin.
  • ClouT: Phát triển những loại cảm biến thế hệ mới cho phép kiểm soát các hoạt động diễn ra tại các thành phố như sử dụng năng lượng, lưu lượng giao thông hoặc trường hợp khẩn cấp,…để đạt được yêu cầu này dự án sẽ tích hợp công nghệ điện toán đám mây và Internet để quản lí.
  • Felix: Thiết lập mối quan hệ giữa EU - Nhật Bản để thử nghiệm các công nghệ mới giữa các trường đại học và trung tâm nghiên cứu một cách thiết thực hơn.

Theo Engadget, Europa



Bình luận

  • TTCN (0)