Theo Reuters, nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới Samsung đã có một năm 2013 gặt hái nhiều thành công nhưng đổi lại đó cũng là những khoản chi phí quảng bá khổng lồ cho các dòng sản phẩm với con số lên tới 14 tỉ USD.

Mặc dù đây không còn là một chuyện quá ngạc nhiên với một cái tên đã quá nổi tiếng chuyên về quảng cáo sản phẩm như Samsung, nhưng thực sự sẽ có rất nhiều sẽ phải ngạc nhiên khi khoản chi cho quảng cáo trên của Samsung trong năm 2013 này thậm chí còn lớn hơn tổng GDP của Iceland hay chi phí của Olympic London 2012.

Và cũng ít người biết rằng, Samsung luôn dành phần lớn nguồn doanh thu hàng năm của mình để phục vụ cho các công việc liên quan đến quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Cụ thể, hãng chi đến 5,4% doanh trong năm, cao hơn nhiều so với 0,6% của Apple và 3,5% của hãng xe hơi General Motors nổi tiếng tại Mỹ....

Chỉ tính riêng trong năm ngoái, Samsung cũng đã nghiễm nhiên trở thành nhà quảng cáo lớn nhất thế giới với khoản tiền chi ra không hề nhỏ, lên tới 4,3 tỉ USD trong tổng chi ngân sách dành cho các nỗ lực quảng cáo, trong khi chi phí tiếp thị lên tới 12 tỉ USD cũng trong năm đó.

Ảnh
Galaxy S4 xuất hiện tại show trình diễn của chương trình âm nhạc X-Factor nước Anh

"Nhờ vào chiến lược quảng bá và sáng tạo sản phẩm mà Samsung đã trở thành một thương hiệu smartphone được ưa chuộng nhất trên toàn cầu hiện nay. Trong tương lai, mục tiêu của Samsung sẽ chuyển từ thương hiệu trên thành thương hiệu khát vọng hàng đầu thế giới".

JK Shin (CEO Samsung)

"Samsung dường như đang tiếp thị quá nhiều vào một hình tượng mà họ mong muốn. Họ đã quên đi cách phải làm sao có thể tạo ra cầu nối giữa mong muốn của mình, và cách người tiêu dùng thực sự phản hồi với chiến lược quảng cáo".

G.S Oh Jung-suk (khoa Kinh doanh, trường Đại học quốc gia Seoul)

"Khi thương hiệu của bạn không thực sự có một bản sắc riêng giống như trường hợp của Samsung thì chắc chắn việc duy trì chi tiêu cho quảng cáo vẫn sẽ là sách lược tốt nhất. Thế nhưng, nếu như việc duy trì chi tiêu ở mức như thế trong một thời gian dài cũng sẽ chẳng mang lại được thêm nhiều lợi nhuận cho mình".

Moon Ji-hun (hãng nghiên cứu thị trường Interband tại Hàn Quốc)

Tuy nhiên, một điều cũng đáng nói là mặc dù các chi phí quảng cáo đó phần nào đã đem lại hiệu quả bán hàng tăng vọt cho Samsung trong một số thời kì nhất định, nhưng có thể thấy nó vẫn chưa thể đủ để tạo ra được động lực mạnh nhất giúp Samsung soán ngôi Apple về giá trị thương hiệu bởi Apple chỉ cần bỏ ra khoảng 1 tỉ USD chi phí quảng cáo là đã có thể vượt được cả Samsung gấp đôi về mặt giá trị thương hiệu toàn cầu trong năm ngoái.

Mặt khác, dù đang là một thương hiệu với các dòng sản phẩm được nhiều người ưa thích nhất với các dòng thiết bị di động từ cao cấp tới phổ thông hiện nay nhưng dường như hãng sản xuất Hàn Quốc này lại đang có vẻ như đi hơi quá bởi nhiều những rắc rối và chỉ trích liên quan đến quảng cáo, mà cụ thể là trong một bê bối gần đây liên quan đến việc Samsung đã dàn xếp màn kết có mục đích quảng cáo sản phẩm trong một cuộc thi phim ngắn tại nhà hát Opera Sydney hay tại chương trình X Factor của Anh...

Tất cả điều này có thể là những chiêu thức không khó để nhận ra dưới những con mắt của các nhà quan sát và phân tích thị trường, nhưng thực sự thì thật khó để người tiêu dùng có thể nhìn thấy điều đó, và đã có không ít người biết đó là một cách để đánh lạc hướng họ hiểu rằng Samsung đang thực sự là một nhà sáng tạo "quảng cáo" chứ không phải là một người chạy theo xu thế.

Như vậy có thể thấy rằng, việc có một chiến lược quảng cáo thông minh và nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng mới luôn là một yếu tố tiên quyết giúp các nhà sản xuất có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình một cách tốt nhất mà ít phải bỏ ra nhiều chi phí chứ không phải là việc chạy đua theo số lượng và các con số, đơn cử như trường hợp của Apple và riêng đối với Samsung thì việc học hỏi những bước đi chiến lược sáng suốt từ phía các đối thủ chắc chắn sẽ không là một điều quá khó để thực hiện nếu như hãng thực sự muốn vươn xa hơn nữa.

Theo Reuters



Bình luận

  • TTCN (0)