Số liệu thống kê trong báo cáo này được dựa trên dữ liệu thu thập từ các sản phẩm của Kaspersky Lab được cài đặt trên máy tính của người sử dụng trên toàn thế giới và đã thu được với sự đồng ý hoàn toàn của người sử dụng có liên quan.

Năm 2013, Android vẫn là mục tiêu số một, thu hút 98,05% phần mềm độc hại đã được biết đến. Kết quả này là do Android có vị trí dẫn đầu thị trường, có nhiều kho ứng dụng phổ biến và hệ điều hành này cũng có cấu trúc mở, khiến những nhà phát triển ứng dụng lẫn tác giả các chương trình độc hại dễ dàng sử dụng. Các chuyên gia Kaspersky Lab cho rằng xu hướng này sẽ không thay đổi trong tương lai gần.

Các chuyên gia Kaspersky Lab thu thập được 8.260.509 gói cài đặt phần mềm độc hại. Các gói cài đặt khác nhau có thể khởi động các ứng dụng với tính năng tương tự. Sự khác biệt nằm ở giao diện phần mềm độc hại và nội dung tin nhắn văn bản mà chúng gửi đi.

Tổng số mẫu phần mềm độc hại cho di động được thu thập là 148.778, trong đó có 104.421 mẫu được tìm thấy trong năm 2013. Chỉ riêng tháng 10 đã có 19.966 biến thể, bằng một nửa tổng số biến thể được phát hiện trong cả năm 2012. Tuy nhiên, số lượng này vẫn chưa bằng con số hơn 315.000 mẫu phần mềm độc hại nhắm đến máy tính mà các chuyên gia Kaspersky Lab ghi nhận mỗi ngày. Xu hướng này vẫn rất rõ ràng và đang tiếp diễn.

Phát hiện chính:
  1. Tất cả các kĩ thuật và cơ chế lây nhiễm phần mềm độc hại đang di chuyển rất nhanh từ máy tính đến Android nhờ sự mở và phổ biến của nền tảng di động.
  2. Đa số các ứng dụng di động độc hại được nhắm mục tiêu chủ yếu là ăn cắp tiền và thứ hai là ăn cắp dữ liệu cá nhân.
  3. Phần lớn các phần mềm độc hại di động được tạo thành bot với các bộ tính năng phong phú. Trong tương lai gần, việc mua bán của các botnet di động sẽ bắt đầu.
  4. Ngân hàng trực tuyến là một mục tiêu rõ ràng cho phần mềm độc hại di động. Tội phạm mạng đang theo dõi sự phát triển của ngân hàng di động. Nếu một điện thoại thông minh bị nhiễm thành công, tin tặc sẽ kiểm tra xem điện thoại đó có liên kết vào một thẻ ngân hàng nào không.


Bình luận

  • TTCN (0)