Một trong những ứng cử viên hàng đầu cho thế giới tồn tại sự sống giống Trái Đất nhất ngoài hệ mặt trời của chúng ta không phải là một hành tinh thực sự. Theo một nghiên cứu mới, các nhà thiên văn học khẳng định Gliese 581g chỉ đơn giản là một hiệu ứng ánh sáng được tạo ra bởi các vụ nổ từ trường do một ngôi sao gây ra.

Khi Gliese 581g lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2010, các nhà thiên văn học rất vui mừng vì nó giống Trái đất cả về kích thước và nhiệt độ. Họ tin rằng đây là hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời nằm trong vùng Goldilocks (vùng ở được) xung quanh sao mẹ của nó, khu vực này không quá nóng và không quá lạnh rất thích hợp cho sự sống.

Tuy nhiên, gần đây các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) chỉ ra rằng những hành tinh được tìm thấy không tồn tại. Họ cũng không công nhận sự tồn tại của một hành tinh khác trong hệ mặt trời được gọi là Gliese 581d, công bố vào năm 2009.

Các hành tinh Gliese 581d và Gliese 581g đều xoay quanh sao đỏ lùn Gliese 581. Đặc biệt, hành tinh g được cho là nằm gần giữa vùng ở được (vùng có sự sống) của Gliese 581. Như vậy, sao lùn đỏ Gliese 581 nằm cách chúng ta 22 năm ánh sáng, hiện tại vẫn có ba hành tinh quay quanh nó, nhưng không hành tinh nào nằm trong vùng phát triển sự sống.

Nguồn Dailymail.



Bình luận

  • TTCN (1)
Bút Máy  14818

vậy là các nhà khoa học đã nhầm khi cho rằng có sự sống ngoài Trái Đất ?