Máy ảnh số ngày càng phổ biến nhưng không phải ai cũng am hiểu về nó, một phần do công nghệ ảnh số phát triển quá nhanh. Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh đôi khi chính là nguyên nhân khiến tấm ảnh chụp trở nên xấu xí.

Máy ảnh số và những quan niệm sai lầm (phần 1)

Sai lầm 5: Không cần các chế độ chụp cảnh

Thực tế: Điều này có thể đúng trong quá khứ, còn máy ảnh point-and-shoot ngày nay được trang bị nhiều tính năng nâng cao có thể nhận diện khuôn mặt và nhiều tính năng khác. Các chế độ chụp cảnh được lập trình sẵn có cả các thông tin về các tình huống chụp ảnh thường gặp. Và, hầu hết các máy ảnh đều đủ thông minh để tự động đưa ra các cài đặt thích hợp để đạt được các hiệu ứng đẹp về độ phơi sáng, màu sắc và tương phản.

Sai lầm 6: Cần phải có máy tính để in ảnh

Thực tế: Quan niệm này chỉ đúng trong những ngày đầu của ngành công nghiệp ảnh số. Khi đó, người dùng phải đổ ảnh lên máy tính rồi mới in được. Tuy nhiên, ngày nay, người dùng có thể in ảnh ở bất cứ đâu, từ phòng lab của các cửa hàng chụp ảnh, các kiot in ảnh tự động và các dịch vụ in ảnh trực tuyến. Hầu hết các máy in đều có khe cắm thẻ nhớ để người dùng in ảnh từ thẻ. Còn nếu máy ảnh của bạn có chức năng Pictbridge thì bạn chỉ cần nối máy ảnh với máy in rồi chọn ảnh để in.

Sai lầm 7: Thẻ nhớ có tốc độ đọc nhanh cho máy đạt hiệu suất tối đa

Thực tế: Điều này có thể đúng với máy ảnh ống kính rời dSLR. Thẻ nhớ có tốc độ đọc dữ liệu nhanh không có ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý từng tác nhiệm của máy ảnh compact. Bởi vì các file ảnh mà máy ảnh compact chụp tương đối nhỏ so với máy dSLR. Vì thế, bạn không cần chi thêm tiền để mua chiếc thẻ nhớ đắt hơn bình thường.

Sai lầm 8: Chế độ chụp tự động làm ảnh bị nhiễu

Thực tế: Trước đây, nếu muốn chụp ảnh tự động (Auto mode), người dùng sẽ phải hy sinh chất lượng của ảnh, đặc biệt khi chụp các góc chụp khó hay trong điều kiện ánh sáng yếu. Còn hiện nay, các nhà sản xuất đã ứng dụng các thuật toán chụp ảnh nâng cao cho các dòng máy ảnh đời mới. Thế nên, máy ảnh có thể lấy nét tốt và phơi sáng đẹp khi chụp Auto.

Sai lầm 9: Pin hàng ngoài vẫn dùng tốt

Thực tế: Các loại pin hàng ngoài thường có giá rẻ hơn pin của hàng chính hãng mặc dù, đôi khi loại pin này có thời lượng pin dài hơn. Nếu bạn muốn chuyển sang sử dụng pin của bên thứ 3 thì nên lưu ý đến các rủi ro sau: Chất lượng pin sẽ kém đi vì sự khác nhau về nguồn điện của hai loại pin, và pin sẽ không được xạc đúng cách – có thể làm ảnh hưởng đến máy ảnh. Tất nhiên, chắc chắn là bạn sẽ không được hưởng chế độ bảo hành của hãng sản xuất camera khi máy bị hư hỏng.

Sai lầm 10: Máy ảnh dùng pin tiểu (AA) có thời lượng pin thấp

Thực tế: Điều này phụ thuộc vào loại pin AA dùng trong máy ảnh. Vì máy ảnh số là thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng, nên pin kiềm (alkaline) không “thọ” được lâu. Còn pin Lithium có thời lượng dùng nhanh hơn nhưng lại đắt hơn pin kiềm. Pin Nickel Metal-Hydride (dung lượng trên 2,500mAh) có tuổi thọ pin lâu nhất và giá thành cũng rẻ. Loại pin này là lựa chọn tiết kiệm nhất.

Còn với pin AA - loại pin dùng một lần thông dụng nhất hiện nay bởi giá thành thấp mà dung lượng đủ cao, người dùng cảm thấy thoải mái, thuận tiện vì sự nhỏ gọn rất dễ thay thế ở mọi lúc mọi nơi.

(Theo Dantri/CNet)



Bình luận

  • TTCN (2)
mptu  325

Cái SL7 nói không đúng, cho dù là máy nào đi nữa thì đều phải đọc và ghi, không thể qui chụp là máy compact không cần dùng đến loại thẻ nhớ tốc độc cao. Điều này là quá vớ vẩn. Chỉ có thể nói là không cần lắm đối với chiếc máy nào đó cụ thể, thế thôi.

Nguyen Tu Sinh

Bạn mptu đọc hơi nhanh "Bởi vì các file ảnh mà máy ảnh compact chụp tương đối nhỏ so với máy dSLR" đúng đấy chứ. việc ghi một file trên 10Mb so với việc ghi một file vài trăm Kb ra thẻ là khác nhau. Chỉ khi ghi file rất lớn người ta mới quan tâm đến tốc độ ghi của thẻ. Người đã sử dụng máy compact để chụp ảnh phần lớn là người k cần ảnh phải ở kích thước lớn nhất. Nên nếu trang bị một thẻ nhớ tốc độ cao là phí rồi. Trừ khi dùng chức năng quay video. Bài này dịch từ Cnet, không phải "Dân trí" tự nghĩ ra 8-)