Việc chọn lựa bo mạch chủ cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định, và nếu chọn đúng bạn sẽ không phải lo lắng về khả năng nâng cấp sau này.
Phần I: Chọn CPU, chipset, bộ nhớ

Phần 2: Chọn phần cứng đồ họa, âm thanh, lưu trữ, mạng...

Phần cứng đồ họa:

Phần cứng đồ họa (hay còn gọi là đơn vị xử lý đồ họa - GPU) là thành phần quan trọng thứ ba của một hệ thống, sau CPU và chipset. Mối bận tâm lớn nhất đối với đồ họa chính là giá cả, hiệu suất và khả năng nâng cấp.

Lựa chọn rẻ tiền nhất chính là chipset tích hợp sẵn đồ họa. Các bộ xử lý đồ họa tích hợp thường chỉ có chức năng 2D và 3D cơ bản, và thường sử dụng bộ nhớ hệ thống thay vì bộ nhớ đồ họa chuyên dụng. Tất cả các hãng cung cấp lớn (AMD, Intel nVidia và VIA) đều cung cấp đồ họa tích hợp cho một số mẫu chipset. Đây chính là lựa chọn phù hợp nhất đối với người dùng cần ít trải nghiệm multimedia, làm việc văn phòng và chạy những ứng dụng nhẹ nhàng.

Đồ hoạt ích hợp hiện đang có mặt trên 60% hệ thống máy tính sử dụng. Tuy nhiên, công nghệ này lại thiếu mất hiệu suất cần thiết dành cho chơi game. Đối với người dùng muốn chơi game trên PC, thì việc chọn lựa một bo mạch chủ cần phải có ít nhất một khe cắm PCI Express x16, dành cho card đồ họa rời của ATI/AMD hoặc nVidia.

PCI Express hiện đang có hai phiên bản. Phiên bản mới hơn có thể chạy với tốc độ 5GHz, gấp đôi phiên bản cũ. Sự khác biệt này không ảnh hưởng nhiều tới các GPU hiện tại (hoặc hầu hết các thiết bị ngoại vi khác) nhưng nó sẽ là vấn đề khi cần nâng cấp sau này. Nếu cần một bo mạch thực sự mạnh thì PCI Express phải chọn ở phiên bản mới nhất.

Nếu tiền đối với bạn không thành vấn đề và mục đích của bạn là chơi game thì lựa chọn có khác đôi chút. Đó là bo mạch cần hỗ trợ nhiều GPU, và những kiểu bo mạch dạng này thường rất đắt tiền. Lựa chọn duy nhất đối với dòng bo mạch hỗ trợ nhiều GPU sẽ là SLI (dành cho card đồ họa nVidia) hoặc CrossFire (dành cho card ATI). Đây là hai công nghệ cho phép gắn nhiều card đồ họa chạy trên một hệ thống. Theo tình hình hiện tại thì SLI vẫn là "đỉnh" nhất; tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ mỗi chipset nVidia và bo mạch chủ Skulltrail  của Intel.

Một vấn đề khác cũng cần phải quan tâm là giao diện đồ họa. Bạn sẽ có 3 sự lựa chọn: VGA, DVI, và HDMI. VGA là kết nối màn hình analog 15 chân truyền thống được thiết kế cho màn hình CRT. Còn DVI là kết nối số dành cho các loại màn hình LCD. Trong khi HDMI là một phiên bản khác của DVI nhưng yêu cầu phải có công nghệ DRM (quản lý quyền kỹ thuật số) mới có thể chơi được đĩa Blu-ray và các nội dung độ nét cao khác.

* Âm thanh:

Nếu sử dụng cho mục đích thông thường thì âm thanh tích hợp cũng đã khá ổn rồi tuy chất lượng của chúng không cao. AC97 là chuẩn âm thanh cũ và hiện đang được thay thế bởi HD Audio. Bạn nên nâng cấp lên HD Audio với chất lượng được đánh giá là cải thiện hơn một chút. Còn nếu muốn tận hưởng âm thanh trung thực hơn, bạn cần có card âm thanh rời, và bo mạch cần phải có thêm một khe  PCI-E.

* Lưu trữ:

Cũng giống như bộ nhớ, lưu trữ cơ bản thường có xu hướng tiến thẳng nhưng cũng vấp phải một số trở ngại về chuyển đổi nền tảng. Trong vài năm qua, lĩnh vực lưu trữ đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi: từ Parallel ATA lên Serial ATA (SATA), và hiện tại là SATA 3Gbps. So với phiên bản SATA 1.5Gbps thì phiên bản SATA 3Gbps có hiệu suất cao hơn, đặc biệt là hữu ích cho tác vụ chỉnh sửa video và các công việc nặng nhọc đòi hỏi nhiều bộ nhớ khác.

Hầu hết ổ cứng đều sử dụng SATA, trong khi một số ổ DVD+/-RW cũ hơn thì sử dụng chuẩn Parallel ATA. Hầu hết bo mạch chủ hiện tại đều hỗ trợ 4 hoặc nhiều hơn các cổng SATA (thậm chí là 10 cổng), và điều này rất tiện dụng cho người dùng.

eSATA là một chuẩn mới dành cho việc kết nối các ổ cứng ngoài thông qua SATA thì vì FireWire hoặc USB. eSATA có hiệu suất cao hơn so với 2 chuẩn cũ, và có khả năng quản lý và có tính ổn định rất cao. Mặc dù không phổ dụng như USB nhưng eSATA sẽ khá phổ biến trong thời gian tới.

Một vấn đề khác liên quan tới lưu trữ là RAID, hiện đang là chuẩn của nhiều bo mạch hiện đại. Bạn có thể sử dụng RAID 0 (kết nối 2 ổ cứng) để tăng tốc độ đọ và ghi dữ liệu; hoặc RAID 1 để tăng tính ổn định và tốc độ đọc. Trong khi đó RAID 5 cần ít nhất 3 ổ cứng và RAID 6 (chỉ dành cho doanh nghiệp) cần ít nhất 4 ổ cứng. Cả hai chuẩn này đều tăng cường tính ổn định và hiệu suất đọc dữ liệu, trong khi hiệu suất ghi ở mức có thể chấp nhận được, và khả năng ghi đè dữ liệu kém hơn RAID 1 một chút. Hầu hết hệ thống PC đều không cần nhiều ổ cứng, nhưng nếu có nhiều thì càng tốt. Để chỉnh sửa video hoặc các tác vụ multimedia, bạn nên sử dụng RAID 0, 1, hoặc 5.

Mạng:

Hầu hết các bo mạch hiện nay đều có cổng ethernet tốc độ gigabit tích hợp, vì thế bạn sẽ không cần phải lo ngại về điều này. Nếu là PC để bàn thì Wi-Fi cũng không thực sự cần thiết, và hầu hết các bo mạch cũng ko có tính năng này nhằm giảm thiểu chi phí.

Thiết bị ngoại vi: Các thiết bị ngoại vi có thể bao gồm: USB 2.0, FireWire, PS/2, cổng serial và song song. Trong số những tính năng này thì USB 2.0 là cần thiết nhất, và FireWire cũng khá hữu dụng nếu bạn sử dụng máy quay cầm tay.

Form chế tạo: Chú ý cuối cùng đối với một bo mạch là form chế tạo. Hầu hết các bo mạch hiện tại đều sử dụng form ATX; nhưng nếu cần bo mạch kích thước nhỏ hơn, bạn nên chọn microATX.

Kết luận (cho 2 phần)

Cho dù là bạn mua một chiếc máy tính mới hay nâng cấp từ cái cũ lên thì một chiếc bo mạch chủ mới vẫn là điểm khởi đầu. Việc chọn lựa chúng phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định, và nếu chọn đúng bạn sẽ không phải lo lắng về khả năng nâng cấp sau này.

Xây dựng một chiếc PC theo ý thích sẽ dễ hơn nhiều so với việc bạn chọn một bộ PC có sẵn do nhà phân phối đưa ra (rất khó có thể cung cấp những tính năng mà bạn cần). Hãy bỏ ra một buổi chiều để soi xét tất cả những thiết bị cần thiết để tạo nên một chiếc PC "trong mơ" của mình.

Cũng giống như nấu ăn, khâu chuẩn bị rất quan trọng. Yếu tố quan trọng nhất của một hệ thống PC sẽ là bộ phận bo mạch chủ. Giá cả và cấu hình bo mạch rất đa dạng, và bạn cần chắc rằng mọi thứ đều hợp lý với yêu cầu đặt ra bởi nó sẽ ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác, trong đó có CPU và ổ cứng lưu trữ.

Xác định rõ nhu cầu sử dụng:

* CPU: Khi cân nhắc về hiệu suất thì lựa chọn hợp lý nhất đối với hầu hết người dùng có lẽ là chip lõi kép của Intel. Chúng tôi khuyến nghị bạn nên dùng Intel Core 2 Duo 3GHz, đặc biệt là phiên bản E8400. Còn nếu bạn chỉnh sửa video hoặc muốn chơi "nặng đô" hơn thì nên chọn chip lõi tứ.
 
* Chipset: Chọn lựa tốt nhất sẽ là Intel E8400 trên nền chipset P35. Bạn cũng nên chọn các bo mạch có thông số kỹ thuật phù hợp với yêu cầu lưu trữ, âm thanh và bộ nhớ.
 
* Bộ nhớ: Nên có tối thiểu 2GB RAM, và tốt nhất là 4GB nếu bạn hay chạy các ứng dụng "sát thủ bộ nhớ" khác.
 
* Đồ họa: Kể cả bạn không thường xuyên chơi game, nhưng PC cũng cần một chiếc card đồ họa có giá từ 100USD trở lên, có thể là ATI Radeon HD 3650. Còn nếu là game thủ thì dòng card nVidia 8800 GT đang là một lựa chọn khá phổ biến.
 
* Lưu trữ: Một hệ thống PC hiện đại mà thiếu dung lượng bộ nhớ thì đúng là thảm họa. Hiện tại giá ổ cứng đang có xu hướng chững lại sau một thời gian dài giảm chậm. Bạn nên trang bị cho mình một chiếc ổ cứng 500GB. Dĩ nhiên, dung lượng lớn hơn thì tiền sẽ cao hơn; còn dung lượng nhỏ hơn thì cũng chẳng tiết kiệm cho bạn bao nhiêu.

Những lưu ý khi mua bo mạch chủ:

* Cần chọn chipset phù hợp với bo mạch và phù hợp với mục đích sử dụng

* Chọn mẫu PC theo yêu cầu sử dụng: Bạn là một fan về xử lý tác vụ multimedia, game thủ "khủng", hay chỉ cần một chiếc máy văn phòng bình thường? Những mô hình PC này có các tính năng khá khác nhau, vì thế bạn cần tập trung vào những tính năng mà mình cho là quan trọng nhất.

* Tránh dùng SLI/CrossFire trừ khi bạn cần chúng: Những "tín đồ" PC thường đổ khá nhiều tiền cho phần cứng. Tuy nhiên, nếu chỉ có ý định mua một card đồ họa thì bạn cũng chẳng cần phải bỏ tiền ra cho 2 công nghệ kết nối này.

* Trung thành với DDR2: Vẫn nên sử dụng chuẩn bộ nhớ này trừ khi bạn cần băng thông và hiệu suất cao hơn. Tại sao thế? Vì DDR2 rẻ hơn nhiều so với DDR3. Nếu có ý định nâng cấp sau này thì trước mắt bạn cứ mua DDR2 rồi sau này nâng lên DDR3.

* Tránh dùng các tính năng ép xung: Một số nhà sản xuất muốn làm cho sản phẩm của họ khác biệt hơn bằng cách hỗ trợ bộ nhớ cao hơn bình thường và nhiều tính năng được quảng cáo là "khủng" khác. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng những bo mạch chủ đó chỉ dành cho dân "chơi", nhưng người thực sự hiểu biết và đam mê về những công việc họ làm. Thêm vào đó, những bo mạch dạng này chẳng rẻ chút nào.

* Có ít nhất một khe cắm PCIe hiệu suất cao: Ngay cả khi bạn đang dùng đồ họa tích hợp thì việc trang bị cho mình một chiếc bo mạch có thêm khe cắm PCIe x16 cũng chẳng đắt hơn là mấy, mà nó còn có thể giúp ích cho bạn rất nhiều sau này.

(Theo Vnmedia/PCW, PCmag, Techguide)



Bình luận

  • TTCN (0)