Dấu hiệu cảnh báo thường được in trên các thiết bị bức xạ. Ảnh: PV.

Đó là quan điểm của TS Cấn Văn Minh, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát an toàn bức xạ - hạt nhân (ATBXHN) thuộc Bộ KH&CN, trong email trả lời PV Pháp Luật TP HCM ngày 22/9 về vụ mất máy chụp ảnh bức xạ công nghiệp tại TP.HCM (xem thêm Pháp Luật TP.HCM ngày 22/9).

Theo ông Minh, với vi phạm này, đơn vị để mất máy sẽ bị xử lí theo Nghị định 107/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Ông Minh cho biết hiện cả nước có hơn 1800 thiết bị chứa nguồn phóng xạ được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp. Trong y tế, nguồn phóng xạ được sử dụng trong y học hạt nhân, xạ trị. Trong công nghiệp, nguồn phóng xạ được sử dụng trong những thiết bị đo mức dùng tại các nhà máy sản xuất giấy, bia, nước ngọt,…

Các thiết bị chứa nguồn phóng xạ đều được quản lí theo một quy trình rất chặt chẽ từ khâu nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng và lưu giữ. Đơn vị muốn nhập thiết bị chứa nguồn phóng xạ phải xin cấp giấy phép nhập khẩu và vận chuyển. Khi nhập thiết bị về, đơn vị phải khai báo với Cục ATBXHN và sau đó phải xin cấp giấy phép sử dụng.

“Trong quá trình sử dụng, đơn vị phải thường xuyên báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại trung ương và địa phương”, ông Minh nhấn mạnh.

Vậy làm sao để người dân có thể nhận biết thiết bị có chứa nguồn phóng xạ? Ông Minh trả lời: Trên các thiết bị bức xạ đều có in dấu hiệu cảnh báo bức xạ để mọi người dễ nhận biết.

Theo Pháp Luật.




Bình luận

  • TTCN (0)