1. Apple Store

Có ít nhất 3 cửa hàng Apple giả mạo tại Côn Minh và nhiều nơi khác nữa tại Trung Quốc. Chúng có thể được đặt tên là "Apple Store" hay "Apple Stoers" với toàn bộ thiết kế, cách bài trí đều giống hệt như hàng thật. Thậm chí, cả đội ngũ kĩ thuật, những nhân viên trong màu áo xanh... đều sao y bản chính. Dĩ nhiên, những cửa hàng này chẳng hề có mối liên hệ nào với Apple, cũng như những chiếc điện thoại họ bán ra đều là hàng nhái. Nếu bạn may mắn bắt gặp một số sản phẩm do chính Apple sản xuất tại đây, hầu hết chúng đều có mặt một cách không hợp pháp.

2. Bao sao su

Trong khi những cửa hàng Apple Store giả mạo không gây tổn thương quá lớn, nạn làm giả bao cao su tại Trung Quốc lại khiến nhiều quốc gia phải đau đầu. Chính phủ Ghana đã từng phải vật lộn với hơn 110 triệu chiếc bao cao su được làm giả tại Trung Quốc với chất lượng kém, có lỗ thủng, dễ bị rách... làm bùng phát nguy cơ dịch bệnh lây qua đường tình dục tại quốc gia châu Phi này. Theo đó, những chiếc bao cao su giả được làm từ vật liệu rẻ tiền, sử dụng dầu thực vật để bôi trơn (mà có thể phá hủy màng cao su) hay thậm chí còn được tái chế từ những chiếc bao cao su đã qua sử dụng.

3. Ikea

Nằm gần Apple Store nói trên tại Côn Minh, Trung Quốc là một cửa hàng Ikea nhái cũng không kém phần hoành tráng. Nơi đây sử dụng tông màu xanh và vàng đặc trưng của hãng đồ gia dụng nổi tiếng để trưng bày sản phẩm. Song điều thú vị là cửa hàng này (Tên thật là 11 Furniture) bày bán sản phẩm Ikea thật, nghĩa là bạn có thể không yên tâm về cửa hàng, song có thể tự tin với những gì nó bày bán.

4. Kem đánh răng

Năm 2008, giới chức ở Los Angeles đã thu giữ 70.000 ống kem đánh răng bị nhiễm độc. Những sản phẩm đến từ Trung Quốc này có chứa diethylene glycol - hóa chất bị cấm bởi FDA, do có thể gây hại cho gan và thận. Nếu vẫn chưa đủ ấn tượng, bạn hãy nhớ rằng diethylene glycol chính là loại chất chống đông được sử dụng phổ biến. Điều này đã làm cho những người dân sống ở khu vực Los Angeles mất ăn mất ngủ, do lo lắng rằng họ đã từng đánh răng bằng những tuýp kem độc hại như thế này.

5. Túi khí

Cuối năm 2012, một doanh nhân đại diện cho một công ty ở Trung Quốc lên tiếng xác nhận công ty mình đã bán hàng ngàn túi khí giả cho các nhà sản xuất xe ô tô đang kinh doanh tại thị trường Bắc Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc hàng ngàn chiếc xe chạy trên các đường phố Hoa Kì đã được trang bị những chiếc túi khí có vẻ ngoài giống hệt như hàng chính hãng, ngoại trừ việc chúng không hoạt động. Rất nhiều nhà sản xuất danh tiếng có mặt trong danh sách này như Honda, Toyota, Mercedes, BMW, và Chevrolet.

6. Trứng gà

Làm thế nào để tạo ra một quả trứng giả? Câu trả lời là phải hết sức tỉ mỉ. Trước tiên, bạn cần một khuôn hình quả trứng. Lòng trắng được làm từ nhựa, tinh bột, tảo. Lòng đỏ làm từ bột màu và nhựa. Cuối cùng, vỏ được tạo ra từ sáp, bột thạch cao và canxi cacbonat. Tất cả quy trình phức tạp này được thực hiện chỉ để tạo ra sản phẩm có giá rẻ hơn vài xu so với trứng gà thật, song vẫn có thị trường cho nó ở Trung Quốc. Do vậy, khi mua trứng ở nơi đây, hãy đảm bảo rằng nó đến từ một con gà (hay loài gia cầm nào đó) mà không phải từ phòng thí nghiệm.

7. Gạo

Những chuyên gia hàng giả ở Trung Quốc đã tìm ra cách sản xuất gạo giả từ việc trộn khoai tây, khoai lang và nhựa. Kết quả là sản phẩm này có vẻ ngoài tương tự như gạo và vị thì giống hệt nhựa. Để bán được hàng, những chuyên gia này tuyên bố, khoa học chứng minh rằng một lượng nhựa nhất định sẽ tốt cho sức khỏe con người. Dĩ nhiên điều này chỉ là ngụy biện, nguyên nhân thực sự ẩn sau nó là tiền.

8. Thịt bò

Thịt bò có giá cao hơn hẳn thịt lợn ở Trung Quốc, và điều đó dẫn đến việc những nhà hàng ở nơi đây tìm cách biến thịt lợn thành thịt bò để bán cho khách hàng. Cách làm là ướp thịt lợn trong một dung dịch "được chiết xuất từ thịt bò" và chất tạo độ bóng. Kết quả là sản phẩm tạo ra có vẻ ngoài và hương vị khá giống với thịt bò thật. Dĩ nhiên, việc biến loại thịt này thành loại thịt khác vẫn được coi là bất hợp pháp ở Trung Quốc, song lợi nhuận lớn đã khiến những nhà hàng nơi đây bất chấp tất cả.

9. Quả óc chó

Tại Hà Nam, Trung Quốc, các nhà cung cấp nơi đây đã thu mua vỏ quả óc chó sau khi bị bỏ đi từ khách hàng. Họ mang chúng về, thêm đá và bê tông bọc trong giấy, dán vỏ lại rồi trộn lẫn với quả óc chó thật khác để bán ra thị trường. May mắn là không có khách hàng nào thử dùng răng để phá vỡ lớp vỏ, nếu không họ có lẽ sẽ phải đi gặp nha sĩ ngay sau đó.

Theo Zing.




Bình luận

  • TTCN (0)