VNPT nhiều khách hàng phản ảnh chất lượng dịch vụ điện thoại cố định của VNPT chập chờn do đường dây quá cũ không được thay thế

Ông Trần Mạnh Hùng, Tổng giám đốc VNPT cho biết, tính đến hết tháng 11/2014, thuê bao cố định của VNPT đã sụt giảm 410.000 thuê bao. Trước đó, VNPT công bố đến hết tháng 9/2014 doanh nghiệp này đã bị sụt giảm 390.000 thuê bao điện thoại cố định. Như vậy, so với số liệu này thì mỗi tháng VNPT đã mất đi khoảng 10.000 thuê bao điện thoại cố định. Nếu với đà sụt giảm như vậy, mỗi năm VNPT sẽ mất trên 1 triệu thuê bao điện thoại cố định.

Cho đến thời điểm này rất khó có thể đưa ra dự báo sẽ có bao nhiêu thuê bao điện thoại cố định của VNPT tiếp tục “rũ áo ra đi” .

Năm ngoái, ông Tô Mạnh Cường, Phó Tổng giám đốc của VNPT cho biết, doanh thu dịch vụ cố định của VNPT vẫn tiếp tục giảm khoảng 10%. Trước đó, ông Vũ Tiến Dương, Phó Ban Kinh doanh của VNPT cho biết, vào thời điểm cực thịnh, VNPT có tới 13 triệu thuê bao điện thoại cố định. Thế nhưng, với xu thế không thể cưỡng nổi là di động lên ngôi thì điện thoại cố định đang rơi vào tình trạng bĩ cực bởi có quá nhiều thuê bao "dứt áo ra đi". Trong khi đó, các thuê bao "trung thành" với mạng cố định lại sử dụng dịch vụ này cầm chừng chủ yếu mang tính chất dự phòng trong hộ gia đình.

Nhiều khách hàng phản ánh với ICTnews rằng chất lượng mạng cố định rất chập chờn có thể do đường dây lâu năm đã cũ nát. Vì vậy, họ đã cắt luôn thuê bao này để chuyển hẳn sang dùng dịch vụ di động.

Cho dù các thuê bao cố định ào ạt “rũ áo ra đi”, nhưng chưa thấy VNPT tuyên bố chính sách nào đó đẽ “giữ chân” thuê bao cố định. Có lẽ đến thời điểm này, VNPT sẽ phải có chiến lược rõ ràng đối với dịch vụ điện thoại cố định trong bối cảnh xu hướng khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ di động.

Một lãnh đạo của Viettel thì cho rằng có 2 dịch vụ khó có lợi nhuận ở thời điểm này là dịch vụ điện thoại cố định, vệ tinh. Trong khi đó, VNPT lại đang cung cấp cả 2 dịch vụ này. Hiện nhiều doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ điện thoại cố định như VNPT, Viettel, FPT, SPT, FPT,... thế nhưng chỉ có VNPT vẫn đang sở hữu thuê bao cố định nhiều nhất. Thậm chí nhiều người cho biết họ chưa bao giờ thấy thuê bao cố định của FPT. Việc nhiều doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ cố định, nhưng không cung cấp dịch vụ ra thị trường sẽ làm lẵng phí tài nguyên kho số. Như vậy, khách hàng sẽ là người bị ảnh hưởng khi tài nguyên kho số bị chiếm dụng và họ phải sử dụng những số thuê bao dài hơn.

Trong khi VNPT đang khó khăn đối với dịch vụ điện thoại cố định thì Viettel lại nhận định cố định băng rộng sẽ là tương lai và đang đẩy mạnh việc cáp quang hóa đến hộ gia đình. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel cho rằng, trên 10 năm chúng ta nghĩ rằng mạng cố định sẽ chết. Nhưng Viettel thì nhìn thấy rằng, mạng cố định sẽ có sự trở lại, chỉ có điều đó là mạng cố định băng rộng. Đối với quốc gia, đối với doanh nghiệp, đây là thời điểm để nhận thức đúng về mạng cố định băng rộng. Nó chính là cơ sở hạ tầng tương lai cho một quốc gia, cho cả mạng di động và các ứng dụng băng rộng.

Theo ICTnews.




Bình luận

  • TTCN (0)