Thiên thạch chứa thủy tinh đen thu được từ thị trấn Tissint ở miền nam Ma-rốc

Nhưng câu trả lời có thể có lời đáp ngay trên Trái Đất. Một thiên thạch từ sao Hỏa rơi xuống Trái đất vào năm ngoái chứa bằng chứng cho thấy nước từng tồn tại trên bề mặt Hành tinh đỏ.

Một thiên thạch có nguồn gốc từ sao Hỏa cách đây khoảng 700.000 năm, đã rơi xuống Trái đất tại khu vực sa mạc gần thị trấn Tissint ở miền nam Ma-rốc vào tháng 7 năm ngoái. Các nhà khoa học sau đó đã đặt tên cho thiên thạch này là Tissint.

Những viên thiên thạch có kích thước từ 1 - 7 kg, nó chứa một lượng lớn thủy tinh đen, được tạo ra bởi sức nóng từ một tảng đá bị nóng chảy. Các nhà khoa học khẳng định rằng những nguyên tố được tìm thấy trong thủy tinh không phải từ Trái đất.

Một trong những nguyên tố này là xeri - rất phổ biến trên bề mặt sao Hỏa. Thiên thạch giàu nguyên tố xeri xảy ra có thể là do nó đi gần bề mặt của sao Hỏa.

Nước hay chất lỏng khác đã mang theo nguyên tố xeri từ bề mặt Hành tinh đỏ và thấm vào các khe hở trong thiên thạch, một nhóm khoa học giải thích.

Ảnh
Bề mặt sao Hỏa

Các nhà khoa học không biết quá trình này xảy ra khi nào, nhưng nó có thể xảy ra ở thời điểm trước khi thiên thạch bị bắn khỏi sao Hỏa do ảnh hưởng của một vụ va chạm giữa hành tinh này với một thiên thạch trong vũ trụ. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy nitơ từ bầu khí quyển của sao Hỏa trong thủy tinh đen.

Tiến sĩ Yangting Lin, giáo sư tại Viện địa chất và vật lí thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh cũng cho biết, các nhà khoa học có thể phân tích thành phần trên sao Hỏa thông qua thiên thạch này mà không cần sử dụng tàu thăm dò Curiosity của NASA đáp xuống Hành tinh đỏ mới đây.

Theo VTC.




Bình luận

  • TTCN (0)