Việc thiết lập chuẩn Ethernet cho các điểm truy cập Wi-Fi nhanh hơn đã bắt đầu bởi Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử Hoa kỳ (IEEE) với 2 đặc tả kỹ thuật khác nhau được đưa ra từ các nhóm công nghiệp - đối thủ của nhau. Có thể còn phải mất một thời gian nữa mới hoàn thành.

Wi-Fi đang dần đủ nhanh khiến Gigabit Ethernet không thể theo kịp với các điểm truy cập tiên tiến nhất (sử dụng công nghệ 802.11ac “Wave 2”). Người dùng có thể đến với 10-Gigabit Ethernet, nhưng hầu hết sẽ yêu cầu cài đặt cáp cao cấp hơn.

Như vậy, bạn sẽ có sự lựa chọn giữa tốc độ 2,5Gbps (gigabit/giây) và 5Gbps. Một số nhà cung cấp đã công bố các thành phần, thiết kế cho những sản phẩm như vậy, nhưng không có gì đảm bảo rằng các hệ thống được xây dựng với những thành phần từ 2 phe sẽ làm việc cùng nhau. Các doanh nghiệp thì muốn kết hợp thiết bị từ bất kì nhà cung cấp nào họ thích, vì vậy hồi tháng 11/2014, IEEE đã quyết định thành lập nhóm công tác để tạo ra chuẩn 2.5G/5G Ethernet.

Cả hai phía sẽ phải cùng làm việc với nhau để chọn ra một chuẩn, hoặc 2,5Gbps, hoặc 5Gbps. Phe thứ nhất là Liên minh MGBase-T Alliance (được thành lập hồi tháng 6/2014), gồm Avaya, Aruba Networks, Brocade Communications, Broadcom và Freescale Semiconductor. Phe thứ hai là Liên minh NBase-T Alliance (được thành lập hồi cuối tháng 10/2014), gồm Cisco Systems, Xilinx, Freescale và Aquantia.

Theo phân tích, đến Q2/2014, các doanh nghiệp sẽ có thể mua thiết bị 2.5G/5G. Nhưng các nhà cung cấp có thể làm chậm tiến trình chuẩn hóa. Ví dụ, phải mất nhiều năm nữa để thiết lập đặc tả kĩ thuật IEEE 802.11n, một phần là do các nhà sản xuất thiết bị Wi-Fi đã tung ra nhiều sản phẩm tiền tiêu chuẩn (pre-standard) nhằm đáp ứng nhu cầu cho các mạng LAN không dây nhanh hơn.

Để thông qua một tiêu chuẩn IEEE, cần phải có 3/4 số thành viên trong nhóm công tác bỏ phiếu tán thành. Tuy các thành viên có thể đưa ra quan điểm của mình, không phải nhất thiết của nhà sản xuất, nhưng khi các nhà cung cấp bị chia thành 2 phe riêng biệt, sẽ khó mà có thể đạt được sự đồng thuận.

Theo PC World VN.




Bình luận

  • TTCN (0)