Intel chi nhiều tỉ USD để bắt kịp Qualcomm trong thị trường chip di động.

Mặc dù Intel là nhà sản xuất chip PC và máy chủ hàng đầu thế giới nhưng hãng đang phải vật lộn vất vả lâu nay trong thị trường di động, là nơi mà Qualcomm hiện thống lĩnh. Năm ngoái, Intel đạt được 55,9 tỉ USD doanh thu, tăng 6% so với năm trước đó, trong đó doanh thu mảng di động của họ đạt 202 triệu USD. Có lẽ đã quá trễ cho Intel khi họ muốn bắt kịp thị trường tại Mỹ và châu Âu, khi mà ai cũng mua điện thoại thông minh hay máy tính bảng chạy chip của đối thủ. Vì vậy, thay vì cạnh tranh cho hợp đồng iPhone tiếp theo thì Intel đang rót hàng tỉ USD vào vùng đất mới của họ tại Trung Quốc, là nơi có đến gần nửa dân số quốc gia, khoảng 500 triệu người dùng điện thoại thông minh.

Intel không tiết lộ thông tin tài chính ở thị trường Trung Quốc, là thị trường mà họ đã đầu tư từ lâu nhưng nay mới thực sự tập trung đến. Chip của Qualcomm có trong hầu hết điện thoại cao cấp ở đây, trong đó có sản phẩm của Xiaomi đang dẫn đầu Trung Quốc, còn chip của công ty Đài Loan MediaTek dành cho thị trường phổ thông. Ở điểm này, thị trường chip Trung Quốc có vẻ như là cuộc đua song mã, độc quyền. Theo như Gartner, nếu Intel có vào, đứng vị trí thứ 3 chăng nữa thì "thứ 3 vẫn vô nghĩa."

Dù vậy, vài năm qua, Intel đã "vào phom" khi bắt đầu tận dụng mối quan hệ với những đối tác PC tại Trung Quốc để tiếp cận thị trường thiết bị di động. Intel cung cấp chip cho Lenovo, cả PC lẫn vài mẫu điện thoại thông minh của Lenovo. Intel cũng bắt tay với công ty dịch vụ Internet khổng lồ Tencent để cuối cùng có được một trung tâm nghiên cứu hợp tác, giúp đảm bảo cho công ty làm ra phần mềm WeChat này chạy mượt mà với chip Intel. Vài năm qua, Intel đã thiết lập được các mối quan hệ trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ tại Trung Quốc.

Tháng 9 năm ngoái, Intel trả 1,5 tỉ USD để có được 20% cổ phần trong Tsinghua Unigroup, là doanh nghiệp quản lí 2 nhà sản xuất chip di động nội địa. Có thể số tiền đó cao gấp đôi vì công ty sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc, Semiconductor Manufacturing International, có giá trị thị trường vào khoảng 3,2 tỉ USD. Tháng 12 năm ngoái, Intel nói rằng họ có thể chi 1,6 tỉ USD để nâng cấp nhà máy ở thành phố Thành Đô trung tâm Trung Quốc mà cách nay một thập kỉ họ xây dựng chỉ với 300 triệu USD. Nhà máy này được thiết kế để thử nghiệm chip, nhưng quy trình thử nghiệm này đã được chuyển sang cho một nhà máy khác ở Costa Rica. Theo như Rupal Shad Hollenbeck - Tổng giám đốc Intel tại Trung Quốc, hãng đang có kế hoạch chuyển dần nguồn lực quay lại Trung Quốc khi chuẩn bị mở thêm một nhà máy mới ở Đại Liên, một phố cảng ở Đông Bắc Trung Quốc, với số vốn đầu tư đến 2,5 tỉ USD.

Những đầu tư như vậy sẽ giúp Intel tiến sâu hơn vào hệ thống cung ứng nội địa và hiểu thị hiếu người Trung Quốc tốt hơn. Những mối quan hệ này cũng trở nên quan trọng hơn khi Intel thống trị thị trường PC càng ngày càng ít vị thế trong xã hội.

Trong những cuộc chiến sắp tới về hợp đồng chip, có thể sẽ làm việc với các nhà sản xuất thiết bị đeo mang tính công nghệ, Intel tập trung vào các công ty khởi nghiệp ở Trung Quốc cũng có thể là bước đi đúng đắn. Intel hay Qualcomm chưa ai có được lợi thế rõ ràng về làn sóng mới này.

Có thể về phía nhà nước Trung Quốc, Intel có lợi thế hơn vì có cổ phần ở Tsinghua Unigroup cũng như Intel sẵn lòng xây dựng các phòng thí nghiệm cao cấp tại đây. Đến nay, Intel vẫn chưa bị chính phủ Trung Quốc đả động gì đến như nhiều công ty lớn ở nước ngoài vấp phải như Facebook, Google, Microsoft… Còn Qualcomm đã mất hơn 1 năm thương thuyết với chính quyền địa phương về luật bản quyền trước khi đồng ý nộp phạt 975 triệu USD vì tội độc quyền. Trong suốt thời gian đó, Qualcomm phải giảm mức dự báo doanh thu vì khách hàng Trung Quốc ngưng trả phí bản quyền cho họ. Mặc dùQualcomm không hài lòng với kết quả điều tra chống độc quyền nhưng họ lại hài lòng khi chính phủ nước này vừa xét duyệt cho kế hoạch tái thiết của họ. Hôm 9/2 vừa qua, chính phủ Trung Quốc cũng điều tra Microsoft về vi phạm luật chống độc quyền và nhà sản xuất phần mềm chống virus Symantec về việc cài mã gián điệp vào phần mềm.

Để có thể trụ tốt ở Trung Quốc, Intel sẽ cần tiếp tục chi nhiều tiền. Hiện tại, Shad cho biết bà dành nhiều thời gian để nhận diện những công ty khởi nghiệp nào tiềm năng để hỗ trợ vốn từ bộ phận Intel Capital.

Theo PC World VN.




Bình luận

  • TTCN (0)