Tại Triều Tiên, phải có giấy phép mới được sử dụng Internet.

Là một quốc gia bí ẩn trên thế giới, những thông tin về Triều Tiên luôn khiến người xem bất ngờ không chỉ vì phần nào vẻ đẹp của quốc gia này mà nó còn như một phát kiến với con người khi mà chẳng mấy dữ liệu về Triều Tiên được công bố. Ngoài những căn nhà mang thiết kế cổ điển, các bộ trang phục truyền thống hay sự nghiêm khắc trong văn hóa Triều Tiên thì công nghệ cũng là một phần được nhiều người để ý tới tại đây.

Đối với các quốc gia hiện đại, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, chúng ta "ăn Internet, ngủ Internet" và làm mọi thứ liên quan tới kết nối thần kì này, thế nhưng đối với người Triều Tiên , Internet lại là một thứ gì đó rất trừu tượng mà chỉ một bộ phận nhỏ người dân được tiếp cận.

Mặc dù vậy, những người được kết nối với Internet cũng chẳng khá khẩm gì hơn khi họ không thể tìm kiếm thông tin trên Google , không thể truy cập mạng xã hội Facebook hay xem các đoạn video trên Youtube. Vậy, người Triều Tiên vào những website nào chủ yếu để kết nối với bên ngoài?

Một nhiếp ảnh gia quốc tịch Singapore mới đây đã đăng tải hình ảnh được xem là 26 website nổi tiếng nhất tại Triều Tiên tính tới thời điểm hiện tại. Sau khi xem xong tấm ảnh này, nhiều người chắc hẳn sẽ nghĩ Internet tại Triều Tiên còn kém xa so với thế giới ở những năm 1990. Trong tấm ảnh được chụp là 26 mạng phổ biến nhất tại Triều Tiên, điểm đặc biệt là địa chỉ của những website này đều ở dạng 10.x.x.x hay 172.x.x.x cho thấy chúng đều là kết nối mạng nội bộ.

Ảnh
26 website được truy cập nhiều nhất tại quốc gia này, vì nếu để tên miền tiếng Hàn quá khó nhớ nên việc truy cập bằng địa chỉ IP sẽ tiện lợi và... dễ nhớ hơn nhiều.

Một số thông tin thống kê cho hay, Triều Tiên có khoảng 5.500 website tương tự với kết nối nội bộ. Điều này đồng nghĩa với việc những website nói trên chỉ có thể được truy cập tại Triều Tiên với kết nối mạng tại quốc gia này, họ không thể kết nối với thế giới bên ngoài cũng như thế giới cũng không thể hiểu nổi người Triều Tiên đang theo dõi các website nào.

Thêm vào đó, 26 website phổ biến nhất kia đều là các website hướng tới cục công nghệ thông tin, các website của trường đại học hay các website phổ biến pháp luật mà thật sự... chẳng mấy ai quan tâm tới.

Người Triều Tiên nếu như có nhu cầu truy cập vào những website này trước hết phải xin được giấy phép sử dụng máy tính có kết nối mạng với chính phủ. Chỉ những trường hợp đặc biệt cần sử dụng máy tính hoặc một số công việc nhất định, giấy phép sử dụng máy tính mới được cấp. Sau khi sở hữu chiếc máy tính này, người dân Triều Tiên sẽ sử dụng một hệ điều hành mở mang tên "Sao đỏ" và có giao diện gần giống với Mac OS thế hệ cũ còn để kết nối Internet với các website kể trên, họ sẽ sử dụng một trình duyệt được "độ" lại từ Firefox nhưng ít tính năng hơn nhiều.

Với những trường hợp muốn sử dụng Internet để "nghiên cứu" các website thế giới, họ cần có được giấy chứng nhận sử dụng từ chính phủ và phải làm một công việc quan trọng nào đó mới có thể sở hữu khả năng "siêu việt" này.

Ảnh
Hệ điều hành Sao đỏ của Triều Tiên trông giống như một phiên bản "độ" giao diện của Mac OS.

Ngoài kết nối nội bộ, Triều Tiên còn sử dụng 3 địa chỉ mở khác bao gồm một địa chỉ trong nước và 2 địa chỉ còn lại được phân phối bởi Trung Quốc cùng Nga, những địa chỉ này sẽ cho phép Triều Tiên hướng các website của mình ra thế giới, thế nhưng những website được Triều Tiên công bố chỉ là tin tức thời sự về các hoạt động chính trị của Triều Tiên cũng như những thành tựu mà chủ tịch Kim Jong Un làm được trong thời gian nhậm chức.

Ảnh
Trình duyệt Naenara của Triều Tiên, người Triều Tiên có thể trao đổi nhiều thứ trên Internet ngoại trừ... Kim Kardashian.

Bạn thấy sao về kết nối mạng tại quốc gia này? Nhiều người cho rằng mô hình Internet tại Triều Tiên chỉ tương đương với một công ty cỡ nhỏ trên thế giới khi mà số lượng người kết nối hệ thống này chỉ là vài nghìn và số lượng địa chỉ trong hệ thống chẳng đủ để giải trí qua ngày.

Theo Genk.




Bình luận

  • TTCN (0)