NASA và Cục Hải dương và Khí tượng Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2015 đã phá vỡ kỉ lục trước đó - được thiết lập vào năm 2014 - với mức tăng 0,13 độ C (0,23 độ F). Đặc biệt, hiện tượng El Nino năm 2015 đã “có sức tàn phá lớn” nhất trong lịch sử. “Có hơn 90% khả năng cho thấy El Nino sẽ còn diễn ra tại Bắc Bán Cầu vào mùa Đông năm 2015-2016 và khoảng 85% khả năng hiện tượng này sẽ kéo sang mùa xuân năm sau”, NOAA cảnh báo.

Không dừng lại ở đó, mức nhiệt sẽ tiếp tục nóng lên. “Biến đổi khí hậu là thách thức của nhân loại và ảnh hưởng đến mọi người trên trái đất” - Giám đốc NASA Charles Bolden khẳng định. Nhiệt độ nóng kỉ lục được thiết lập trong giai đoạn 2014-2015 cho thấy rõ quả địa cầu ngày càng ấm lên. Gavin Schmidt, Giám đốc viện Nghiên cứu không gian Goddard của NASA, khẳng định, tình trạng này vẫn chưa dừng lại, dự kiến trong năm 2016 sẽ nóng hơn năm 2015 và trở thành năm nóng nhất chưa từng thấy.

Theo Met Office của Anh, nhiệt độ năm 2015 cao hơn 0,75 độ C nhiệt độ trung bình giai đoạn 1960-1990, phá vỡ kỉ lục năm 2014 cao hơn 0,57 độ C. Đó là một sự gia tăng rất lớn nhưng năm 2016 còn cao hơn nữa, với mức tăng 0,84 độ C. Trong khi đó, giáo sư Chris Folland, một nhà nghiên cứu khác tại Met Office cho biết: “2015 là năm nóng nhất trong lịch sử, và dự báo cho thấy năm 2016 có thể sẽ ấm lên, nếu không muốn nói là ấm hơn cả”.

Thời tiết biến đổi ngày càng “dị thường”. Đó là những hậu quả mà con người đang phải gánh chịu khi từng ngày gây ô nhiễm nặng nề, chặt phá rừng,.... Bước vào năm 2106 chưa đầy một tháng, nhân loại đã phải hứng chịu những biến động mạnh mẽ của thời tiết, từ Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam đang bị giá rét, bão tuyết bủa vây. Với hiệp định đã đạt được ở Paris, người ta kì vọng có thể làm chậm lại những diễn biến phức tạp mạnh mẽ hơn trong tương lai, song điều đó còn thiếu chắc chắn, bởi nhiều điều khoản vẫn mang tính chất “tự nguyện”, “kêu gọi” hơn là một hành động thực sự.

Theo Sống Mới.




Bình luận

  • TTCN (0)