Mỹ ngưng hành động pháp lí chống lại Apple Ảnh: Reuters.

 

Đồng thời, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã yêu cầu tòa án thu hồi lệnh nhờ trợ giúp từ phía Apple.

Reuters cho biết Apple đã tham gia cuộc chiến pháp lí chống lại lệnh của tòa án khi FBI yêu cầu công ty công nghệ này viết một phần mềm mới để vô hiệu hóa mã bảo mật và cho phép truy cập vào điện thoại của nghi can khủng bố Bernardino là Rizwan Farook.

Apple đã từ chối yêu cầu này của FBI và tuyên bố giữ vững phương châm bảo vệ an ninh của người tiêu dùng của hãng này.

Trong khi đó các quan chức chính phủ Mỹ khăng khăng rằng tất cả các cách thức tiến hành điều tra vụ khủng bố khiến 14 người thiệt mạng và 22 người khác bị thương tại San Bernardino sẽ đều bị vô hiệu hóa nếu không thể truy cập dữ liệu điện thoại của Farook.

Tuần trước các quan chức Mỹ cũng cho biết họ hi vọng có thể mở khóa chiếc iPhone trên mà không cần đến sự trợ giúp nào từ Apple.

Theo cáo trạng 2 trang hôm 28-3, bộ Tư pháp Mỹ cho biết chính phủ nước này đã " truy cập thành công dữ liệu được lưu trữ trên iPhone của Farook và do đó không còn đòi hỏi" sự hỗ trợ từ Apple.

Theo đó bộ cho biết một nguồn từ bên ngoài đã trình bày với bộ về kĩ thuật có thể mở khóa điện thoại này.

Tuy nhiên Apple cho rằng yêu cầu của chính phủ và việc tự yêu cầu rút lệnh tòa án là một sự lừa dối, qua đó sẽ cấp cho tòa án quyền không hạn chế các nhà chức trách yêu cầu công ty tư nhân làm việc như một đại lí của chính phủ.

Apple cũng lưu ý rằng quốc hội Mỹ đã từ chối cấp quyền như vậy cho chính phủ khi đề cập đến vấn đề giám sát điện tử và thu thập dữ liệu.

Ngoài ra việc chính phủ tuyên bố có kĩ thuật để bẻ khóa iPhone cũng tạo ra một vấn đề hóc búa khác.

Nếu chính phủ nói cho Apple chi tiết về kĩ thuật này, hãng sẽ có cơ hội để khắc phục lỗ hổng này và do đó có thể khiến phương pháp truy cập dữ liệu mới sẽ không còn hiệu quả nữa.

Tuy nhiên nếu chính phủ giữ lại thông tin, Apple có thể phải đối mặt với nhận thức cộng đồng về vấn đề bảo mật của điện thoại iPhone.

 

Theo Tuổi Trẻ - NSS.




Bình luận

  • TTCN (0)