Điện thoại di động và ung thư não đang là vấn đề gây tranh cãi trong giới nghiên cứu. Nhiều kết quả chứng minh điện thoại di động gây hại, nhưng cũng không ít kết quả nghiên cứu khác phản bác. Ảnh: The Conversation.

Theo nghiên cứu của trường Đại học Sydney, khảo sát 34.000 đàn ông và phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư não vào năm 1982 - 2012 và dữ liệu sử dụng điện thoại di động ở Australia trong giai đoạn từ 1987 - 2012. Kết quả cho thấy tỉ lệ ung thư não ở những người có độ tuổi từ 20 - 84 (trên 100.000 người) là ổn định ở phụ nữ và đã chỉ tăng nhẹ ở nam giới trong khoảng thời gian 30 năm.

Theo đó, lượng sử dụng điện thoại đã tăng từ dưới 10% vào năm 1993 lên hơn 95% ở hiện tại. Nhóm duy nhất có biểu hiện sự gia tăng đáng kể về tỉ lệ ung thư là những người trên 70 tuổi.

Nhưng sự gia tăng về tỉ lệ này vào năm 1982, rất lâu trước khi điện thoại di động được giới thiệu tại Australia. Khảo sát cho rằng tỉ lệ ung thư tăng có thể do những cải tiến trong việc phát hiện chẩn đoán, giúp nhiều người phát hiện bệnh hơn. Các nhà nghiên cứu kết luận tỉ lệ ung thư không liên quan đến sự gia tăng thời gian sử dụng điện thoại di động.

Trong khi nghiên cứu này đã bác bỏ những tuyên bố làm hoang mang hàng chục năm nay về mối liên kết giữa việc sử dụng điện thoại di động và ung thư não, một nghiên cứu gần đây khẳng định rằng sử dụng điện thoại di động quá 15 giờ mỗi tháng có thể làm tăng nguy cơ gấp ba bệnh ung thư não.

Mỗi nghiên cứu đều có những nghiên cứu khác phản bác lại. Vì vậy, cho đến khi phần lớn các nhà khoa học thực sự chứng minh điện thoại không gây ung thư não, người dùng vẫn nên thận trọng đặt điện thoại xa chỗ ngủ.

Theo Zing.




Bình luận

  • TTCN (0)