Ai thống trị thị trường tìm kiếm người đó sẽ thống trị thị trường quảng cáo trực tuyến và cả hai thị trường này đều là những "mỏ vàng". Có vẻ như mọi người đều quen với ý nghĩ rằng thị trường tìm kiếm đang bị thống trị hoàn toàn bởi Google, con Microsoft hoàn toàn lép vế.

Tuy nhiên gã khổng lồ Microsoft cũng đã từng "đè bẹp" rất nhiều đối thủ "khó ưa", liệu lần này họ có lật đổ được Google ? Tại hội nghị và triển lãm Search Engines Strategies, phó chủ tịch cấp cao bộ phận Microsoft Search, Portal and Advertising Platform Group, đã phát biểu rằng ít nhất thì Microsoft cũng đã nhìn thấy được khả năng để thay đổi tình thế hiện nay.

Và sự thay đổi sẽ đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng dựa vào hành vi và các công nghệ tìm kiếm theo ngữ nghĩa. Hiện nay, Live Search của Microsoft chỉ chiếm 10% thị phần và nó sẽ tăng thêm nếu Microsoft cung cấp cho người dùng những giá trị đích thực khi Live Search trở nên chuyên nghiệp hơn. Và bây giờ chúng ta sẽ hiểu chính xác Microsoft dự định làm gì với Powerset mà họ đã mua gần đây: Microsoft đang trang bị "vũ khí" để cạnh tranh với Google trên thị trường tìm kiếm.

Vũ khí Powerset - Sematic Search

Ý tưởng của Microsoft dựa vào thực tế rằng một cơ cấu tìm kiếm nếu muốn thực sự hữu ích đối với người dùng thì nó phải hiểu đúng những gì mà mỗi người dùng khác nhau muốn tìm (chứ không chỉ là những trang kết quả được cho là thỏa đáng với đại đa số người dùng). Và để hiểu được nhu cầu của người dùng thì cơ cấu tìm kiếm phải biết nhiều hơn về người dùng bằng cách nhớ và phân tích những gì mà mỗi người dùng tìm kiếm trong các truy vấn khác nhau. Hiện tại, Microsoft chỉ lưu giữ thông tin của một lần tìm kiếm trước đó do người dùng thực hiện, nhưng theo kế hoạch thì sẽ lưu thông tin của nhiều lần tìm kiếm hơn và nhờ đó hi vọng sẽ hiểu được người dùng thực sự muốn tìm cái gì.

Theo thống kê của Microsoft, hiện nay một nửa các truy vấn tìm kiếm do các cơ cấu tìm kiếm xử lí thường kéo dài 30 phút mỗi khi người dùng "lục lọi" thông tin về một đề tài đặc biệt nào đó, vì lúc đó người dùng sẽ mất thời gian để kiểm tra các website khác nhau từ các kết quả tìm kiếm, sau đó mới lọc theo các truy vấn để có kết quả tốt hơn. Nếu một nửa "cư dân" web tốn nhiều thời gian để tìm kiếm như vậy thì nhất định công nghệ tìm kiếm theo ngữ nghĩa sẽ là một thị trường đầy hứa hẹn. Vì vậy đây là lĩnh vực mà Microsoft nhìn thấy tiềm năng thực sự: Khi người dùng thực hiện một tìm kiếm có chiều sâu như vậy thì các truy vấn tìm kiếm khác nhau mà người dùng thử để tìm ra kết quả mong muốn sẽ được hỗ trợ để hiểu người dùng thực sự muốn gì và cung cấp kết quả mà họ mong muốn tốt hơn.

Cùng với việc hiểu các truy vấn tìm kiếm tốt hơn, Microsoft cũng dự định sẽ sử dụng công nghệ xử lí ngôn ngữ tự nhiên (hiện đang được Powerset áp dụng để tìm kiếm nội dung trên Wikipedia) để có thể hiểu được nội dung các trang web tốt hơn. Và ở một mức độ nào đó, cơ cấu tìm kiếm sẽ không chỉ hiểu được người dùng muốn tìm gì mà còn biết được đâu là nội dung thỏa mãn yêu cầu của người dùng tốt nhất.

Tuy nhiên, dù cho các kế hoạch đó có triển vọng, hứa hẹn bao nhiều đi nữa vẫn dấy lên mối lo ngại về sự riêng tư của người dùng. Xét cho cùng, những gì Microsoft dự định làm là phân tích hành vi của người dùng trong một thời gian dài để phục người dùng bằng các kết quả tìm kiếm tốt hơn có kèm theo quảng cáo. Và khi càng nhiều kết quả tìm kiếm phù hợp được người dùng đánh giá rõ ràng thì các quảng cáo sẽ được chen vào là điều hiển nhiên. Và nếu lỡ Microsoft có thất bại đi nữa thì ít nhất cũng cho phép người dùng quyền quyết định lựa chọn hay không cách thu thập thông tin này, đây là điều có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng đối với những ai coi trọng sự riêng tư của mình trên mạng.

Nhưng chuyện mà phần lớn mọi người quan tâm là Microsoft dường như không hiểu rằng: Hiện tại, Microsoft chỉ cố đuổi kịp để có nhiều thành công hơn so với Google và Yahoo bằng cách hoàn thiện công cụ tìm kiếm của chính mình. Và khi Microsoft có triển vọng để hoàn thiện công cụ tìm kiếm hiện tại của họ, và thậm chí dù có đem lại cho người dùng các trải nghiệm tìm kiếm tốt hơn bất cứ nơi đâu thì điều đó cũng không có nghĩa rằng các cơ cấu tìm kiếm mà Microsoft đang có ý định cạnh tranh sẽ không thay đổi trong suốt thời gian Microsoft thực hiện các kế hoạch tham vọng của mình. Và Google sẽ tiếp tục nghiên cứu thuật toán và công nghệ để hoàn thiện cách thức tìm kiếm cho các "cư dân" web. Vì vậy, có lẽ ngay từ lúc Microsoft chuẩn bị cạnh tranh với Google thì Google cũng sẽ có một cơ cấu tìm kiếm khác (thậm chí rất khác) để cạnh tranh với Microsoft.

Quả thật là một cuộc chiến bất tận và thời gian sẽ trả lời cho bạn ai là người chiến thắng!

Anh Tuấn (Theo Profy.com



Bình luận

  • TTCN (3)
Bùi Anh Tuấn  624

@BTV:

Tuấn cảm ơn BTV đã hỗ trợ rất nhiều cho bài viết này.

Bùi Anh Tuấn  624

sfdf@all: TTCN đã uy tín đến mức netlife.com.vn của vietnamnet phải mượn bài này để đăng! Chúc mừng , chúc mừng !!!

Bùi Anh Tuấn  624