Galaxy Note 7 đã bị khai tử, nhưng nguyên nhân máy bốc cháy vẫn còn là dấu hỏi

Đến nay Samsung vẫn chưa công bố nguyên nhân chính xác khiến Galaxy Note 7 bốc cháy, nhưng một số giải thuyết đã được các chuyên gia công nghệ đưa ra, theo BGR.

Quá trình sản xuất pin

Samsung vẫn chưa giải thích về các vấn đề đã xảy ra với pin trong cả điện thoại ban đầu và thay thế. Sau khi làm việc với Samsung, Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC) cho biết vào ngày 15.9 rằng pin của Samsung SDI đã bị lỗi khi nó có kích thước hơi quá lớn so với không gian có sẵn trong điện thoại. Điều này khiến việc đặt pin vào khoang chứa sẽ bị uốn góc, dẫn đến hiện tượng đoản mạch, quá nhiệt và có khả năng gây hỏa hoạn.

Điều này khiến Samsung loại SDI ra khỏi hợp đồng cung cấp pin cho Galaxy Note 7 và chuyển sang pin của ATL đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, báo cáo của Bloomberg nói rằng ngay cả pin ATL cũng gặp vấn đề sản xuất. Các nhà điều tra sự cố trong Galaxy Note 7 bản sửa lỗi tin rằng, một lỗ hổng khác tồn đọng việc thu hồi lần thứ nhất mà Samsung chưa phát hiện ra.

Ảnh
Không chỉ pin Samsung SDI mà cả pin ATL cũng khiến Galaxy Note 7 bốc cháy

Vấn đề mới chưa được giải thích, nhưng có vẻ như nó có thể len lỏi trong chuỗi cung ứng sau khi Samsung bắt đầu thay thế điện thoại bị lỗi. Tuy nhiên cả Samsung và TDK Corp - công ty mẹ của ATL đều không đưa ra lời bình luận liên quan.

Sai lầm trong thiết kế chip SoC

Một giả thuyết khác được Financial Times đăng tải cho biết, nguyên nhân có thể do tính năng sạc nhanh của pin, xuất phát từ quá trình thực hiện các tinh chỉnh trong chip SoC xử lí để tăng tốc độ sạc.

“Nếu bạn cố gắng sạc pin quá nhanh, nó có thể sẽ phát nổ. Một điều gì đó trong thiết kế đã bị loại bỏ, trong khi đó là yếu tố quan trọng để bảo vệ pin lithium-ion”, một nguồn tin giấu tên cho biết sau khi CEO Samsung có cuộc nói chuyện với các kĩ sư để xác định vấn đề.

Do thiết kế đối xứng của Note 7

Ngoại hình của Galaxy Note 7 thực sự có thể dẫn đến một vụ cháy nổ. Cụ thể, độ cong đối xứng của các mặt trước và sau điện thoại có thể gây ra áp lực đến bộ phận pin, gây ra hiện tượng ngắn mạch và cuối cùng dẫn đến bốc cháy.

Ảnh
Thiết kế đối xứng ấn tượng, nhưng đó lại là sai lầm nghiêm trọng?

Sau đợt thu hồi đầu tiên, tài liệu rò rỉ từ cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc cho biết, pin Samsung SDI hơi lớn hơn so với khoang chứa mà nó được đặt trong Note 7. Hơn nữa, các tấm cách li tách các cực dương và cực âm quá gần so với cạnh vỏ - vốn rất dễ bị sự cố khi có áp lực tác động vào.

Áp lực bên ngoài có thể được áp dụng cho những tấm cách li trong sản xuất. Các tấm này được đặt ở phía cạnh của pin, và khi điện thoại được niêm phong để phục vụ tính năng chống thấm, pin có thể phải chịu một áp lực quá mức.

Theo Thanh Niên.




Bình luận

  • TTCN (0)