Hụt nguồn cung khiến nhiều nhà phân phối được Apple uỷ quyền nhập iPhone từ các thị trường các nước khác

Trong thời gian qua, nhiều người dùng cho biết họ mua những chiếc iPhone được rao bán chính hãng trên các cửa hàng trực tuyến như Lazada, Tiki hay các nhà bán lẻ khác đều được chào bán là chính hãng, nhưng khi kiểm tra thông tin máy thì có nhiều model không có tên mã VN/A (bản phân phối tại Việt Nam), mà thay vào đó là những tên mã như ZP/AA, B/A… dành cho các thị trường khác.Liệu đó có phải là hàng chính hãng? Và liệu điều này có ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hành mà người tiêu dùng đáng được hưởng?

Loạn định nghĩa iPhone chính hãng

Hiện nay trên thị trường có 3 kiểu iPhone được bán tại Việt Nam. Đầu tiên, iPhone dành cho thị trường Việt Nam có mã VN/A. Thứ hai, iPhone được nhà phân phối ủy quyền như FPT Trading hay DigiWorld, Nam Á… nhập về từ một nguồn khác và không mang mã VN/A. Cuối cùng, iPhone được xách tay từ nước ngoài về từ các cửa hàng nhỏ lẻ hoặc cá nhân với nhiều mã khác VN/A.Theo cách suy nghĩ truyền thống, mọi người sẽ nghĩ rằng iPhone chính hãng là iPhone có tên mã VN/A, trong khi iPhone không chính hãng sẽ có tên mã khác và không được hưởng chính sách bảo hành từ Apple.

Ảnh
Nhằm giúp người dùng không nhầm lẫn, nhiều nhà bán lẻ bắt đầu ghi rõ thông tin về phiên bản mã VN/A trên website

Nhưng trong thực tế iPhone được nhập từ các nhà phân phối tại Việt Nam mà Apple ủy quyền đều nhận được chế độ bảo hành chính thức tại các trung tâm bảo hành FPT Service và iService… và theo chính sách ủy quyền bảo hành của Apple toàn cầu. Lí do khiến các nhà phân phối này phải nhập iPhone với tên mã khác VN/A vào Việt Nam là nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khi mà nguồn cung phiên bản VN/A không đủ.

Mã iPhone nói lên điều gì?

Do mỗi thị trường có những tiêu chuẩn công nghệ khác nhau mà Apple tạo ra nhiều phiên bản iPhone riêng biệt để tương thích từng thị trường, và điều này được phân biệt thông qua các tên mã sản phẩm.Ví dụ, iPhone tại Việt Nam (mã VN/A) sẽ giống với hầu hết phiên bản iPhone tại châu Âu khi chúng được trang bị cục sạc thiết kế dạng dẹt với 2 chấu cắm tròn. Điều này xuất phát từ thực tế các ổ cắm điện tại Việt Nam và châu Âu sử dụng chuẩn chấu cắm tròn.Trong khi đó, iPhone tại Mỹ (mã LL) thường sẽ đi kèm cục sạc thiết kế dạng vuông, nhỏ và chân dẹt ; iPhone tại Singapore trang bị cục sạc 3 chân hay hay iPhone tại Nhật (mã J) thường không thể tắt âm camera nhằm tránh các hành vi chụp lén.

Các quyền lợi cho người mua iPhone tại Việt Nam

Người tiêu dùng mua các phiên bản iPhone có mã VN/A và phiên bản được cung cấp bởi các nhà phân phối mà Apple ủy quyền tại Việt Nam (không phải mã VN/A) đều được hưởng chế độ bảo hành 1 đổi 1 từ hãng cũng như các chế độ bảo hành khác nhau mà các nhà bán lẻ áp dụng, bất chấp đó là mã gì.

Ảnh
Một phiên bản iPhone do FPT Tranding phân phối, được hưởng đầy đủ chính sách bảo hành của Apple

Bên cạnh đó, các sản phẩm trên cũng sẽ đáp ứng những tiêu chuẩn: Là hàng thật, được bảo đảm do chính Apple sản xuất; Đạt đầy đủ các tiêu chuẩn và nhập cảnh chính ngạch vào thị trường Việt Nam với tem ICT trên bao bì; Đầy đủ tính pháp lí và đóng đầy đủ các loại thuế liên quan; Được hưởng tất cả các chính sách bảnh hành từ Apple cũng như quyền lợi từ các nhà bán lẻ.Những tiêu chuẩn này sẽ không xảy ra với trường hợp iPhone xách tay, mặc dù có một vài model riêng biệt vẫn có thể được bảo hành chính hãng tại các trung tâm ủy quyền của Apple.

Theo Thanh Niên.




Bình luận

  • TTCN (0)