Samsung hiện là nhà sản xuất màn hình AMOLED hàng đầu, không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các thiết bị của công ty mà còn cung ứng cho các OEM khác.

Theo các báo cáo gần đây, các nhà kinh tế học từ Đài Loan dự kiến số lượng màn hình cong AMOLED sẽ tăng đột biến vào năm 2017, ước tính đạt mức 200% tương đương 150 triệu chiếc trong toàn khu vực.

Màn hình AMOLED tăng trưởng mạnh

Dựa trên báo cáo ngành, Sharp do Foxconn mua lại từ đầu năm 2016 đang có kế hoạch đầu tư 864 triệu USD để khởi động dây chuyền sản xuất màn hình OLED. Công ty này cũng lên tiếng khẳng định sẵn sàng rót thêm 7 tỉ USD để nâng cấp trang thiết bị nhà máy sản xuất loại màn hình mới này nhằm cung ứng kịp thời cho Apple nếu cần.

LG - đối thủ lâu năm của Samsung cũng ấp ủ tham vọng khi quyết định đầu tư 1,75 tỉ USD cho công nghệ tương tự. Với tốc độ này, màn hình OLED có thể sẽ vượt qua LCD để trở thành sự lựa chọn hàng đầu trên smartphone trong những năm tới.

Tại Trung Quốc, các nhà sản xuất địa phương đang rục rịch tìm cách thâm nhập thị trường AMOLED bằng cách mở rộng phạm vi sản xuất. Theo Digitimes, tổng công suất hàng năm của “công xưởng thế giới” ước tính tăng từ 272.000 m2 (2016) lên 7.864 triệu m2 (2020), bằng một nửa so với công suất của Samsung và LG cộng lại.

Các công ty Trung Quốc như BOE, hãng điện tử Tianma Micro hay Visionox đang rất nóng lòng tìm cách thu hẹp khoảng cách, vươn lên vị trí 3 nhà sản xuất hàng đầu tại quốc gia này.

Sự ra đời của công nghệ màn hình LCD linh hoạt

Không chịu lép về trước người anh em OLED, màn hình LCD mới đây đã được Japan Display cải tiến thành công, có khả năng uốn cong tốt, cạnh tranh trực tiếp với màn hình OLED của Samsung Galaxy S7 Edge.

Ảnh
Japan Display hiện đang cải tiến công nghê màn hình của hãng để tăng khả năng cạnh tranh.

Công nghệ này cho phép màn hình LCD trở nên linh hoạt hơn bằng cách sử dụng một chất nhựa nền trên cả hai mặt của lớp tinh thể lỏng thay thế cho chất nền thủy tinh trước kia. Do đó, màn hình LCD không chỉ dẻo dai hơn mà còn tránh khả năng bị vỡ khi va đập mạnh.

Japan Display dự kiến sản xuất hàng loạt loại màn hình này vào năm 2018. Đại diện công ty cho biết nhiều đối tác đã tiến hành đặt trước nhưng không tiết lộ bất cứ thông tin cụ thể nào.

Quên 4K đi, giờ là thời đại của HDR

Thử nghiệm màn hình 4K của Sony trên Xperia Z5 Premium Dual đã thất bại nhanh chóng bởi chi phí và điện năng tiêu thụ lớn, ảnh hưởng đến tuổi thọ pin.

Ngược lại, màn hình HDR với độ tương phản cao hơn sẽ mang đến dải màu sống động và trải nghiệm thực tế hơn. Yêu cầu duy nhất đối với công nghệ màn hình này là một con chip đủ mạnh để xử lí đồ họa khi cần thiết.

Ảnh
Qualcomm mới đây đã ra mắt Snapdragon 835 với những tính năng ưu việt, hỗ trợ định dạng 10-bit màu, mang đến gần 1,1 tỉ sắc thái khác nhau của màu sắc.

Chưa kể các số lượng nội dung HDR ngày càng tăng trên thị trường, chắc chắn trong năm 2017, những OEM nhạy bén sẽ không thể bỏ qua công nghệ màn hình này.

Chỉ trong một thời gian ngắn người dùng đã thấy được sự lên ngôi của màn hình AMOLED khi trở thành “con cưng” của ngành công nghiệp điện tử. Điều đó cho thấy mức độ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường phần cứng nói chung và mảng màn hình nói riêng.

Đây là chất xúc tác giúp các OEM không ngừng thay đổi để chứng minh năng lực bản thân, nếu không muốn bị tụt lại đằng sau.

Theo Zing.




Bình luận

  • TTCN (0)