Embedded Linux không còn là “lính mới” trong nền công nghiệp điện tử. Sony và hàng ngàn công ty khác, từ lớn đến nhỏ, ứng dụng embedded Linux thành công trong thiết kế và sản xuất sản phẩm phục vụ cho các phân khúc thị trường khác nhau.

Gần đây, một nhà máy sản xuất LCD TV, nhãn hiệu Bravia, của hãng điện tử Sony tăng gấp đôi sản luợng từ 2 triệu chiếc / 1năm lên 4 triệu chiếc / 1năm để đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị truờng châu Âu. Hãng Sony đã bán đuợc 20 triệu chiếcLCD TV và điểm đặc biệt là firmware của sản phẩm LCD TV đuợc xây dựng trên nền tảng của embedded Linux.

Như vậy điều gì đang xảy ra ? Embedded Linux không còn là “lính mới” trong nền công nghiệp điện tử. Sony và hàng ngàn công ty khác, từ lớn đến nhỏ, ứng dụng embedded Linux thành công trong thiết kế và sản xuất sản phẩm phục vụ cho các phân khúc thị truờng khác nhau. Embedded Linux trở nên quen thuộc hơn với công việc thiết kế và sản xuất sản phẩm điện tử.

Nhưng mười năm truớc, embedded Linux là một ý tuởng gây gạc nhiên, thậm chí là gây sốc đối với mọi nguời. Vào năm 1998, khi mà hệ điều hành thời gian thực có những thành công đầu tiên thì tôi nêu ra ý tưởng về lập công ty phần mềm để phát triển Linux trở thành hệ điều hành tương thích phát triển thiết bị thông minh. Khi đó mọi nguời trố mắt nhìn tôi như thể nhìn một đoạn chuơng trình bị lỗi.

“Anh muốn xây dựng công ty phần mềm miễn phí ư? Mà lại dựa trên nền tảng Unix của gã kiêu ngạo Sun sao? thêm nữa là hệ thống bản quyền kỳ quặc GPL? Khách hàng sẽ đuổi cổ anh ra khỏi văn phòng của họ một cách nhanh chóng mà thôi!”

Các cuộc điều tra khảo sát về thị trường đều chỉ ra rằng nhu cầu của embedded Linux hầu như là zero. Lần công bố sản phẩm đầu tay thì không ai quan tâm, kể cả chuyên gia trong ngành. Họ nói rằng embedded Linux quá lớn, quá chậm và không đáp ứng đuợc thời gian thực. Nguời khác thì nói rằng embedded Linux là “nỗi đau ngọt ngào của gã ngu đần”. Thế là không ai muốn sử dụng sản phẩm này.

Tôi nhớ đến câu nói nổi tiếng của Gandhi: “ Họ bỏ mặc bạn, họ cuời nhạo bạn, Sau đó họ đánh bạn. Cuối cùng, bạn chiến thắng “

Nhưng cũng còn những người phớt lờ sự chế nhạo và cảm nhận đuợc tiềm năng của embedded Linux : giúp phát triển nhanh chóng sản phẩm, không cần học về kiểu cách của những hệ điều hành thời gian thực đang bán trên thị truờng, không quan tâm đến chi phí dành cho bản quyền phần mềm.

Chúng tôi tiếp tục cung cấp mã nguồn cho tổ chức kernel.org và các tổ chức mã nguồn mở khác, để cùng nhau cải tiến chất luợng, tích hợp thêm nhiều tính năng, cho phép hỗ trợ nhiều nền tảng phần cứng hơn nữa.

Những kỹ sư đầu tiên làm việc trên nền tảng Linux nhận ra rằng embedded Linux tiện lợi vì tích hợp các tích năng của tiện ích mã nguồn mở khác. Với Linux, họ có khả năng đạt đến chuẩn mực thiết kế mới. Ngoài ra còn rút ngắn được thời gian thiết kế và tối thiểu hoá chi phí. Ở mức độ công ty thì có nhiều hãng, ví dụ như Wind River, đã thấy đuợc khả năng và sử dụng thành công embeddedLinux trong sản phẩm của công ty.

Hiện nay, embedded Linux có nhiều phiên bản khác nhau, từ phiên bản tự xây dựng DIY ( do-it-yourself) đến các phiên bản thuơng mại độc lập như MontaVista, WindRiver…Số luợng công ty sử dụng các phiên bản của embeddedLinux vẫn tiếp tục tăng nhanh. Các hãng lớn như Motorola, NEC, Panasonic áp dụng thành công phiên bản MontaVista Linux trên hàng triệu sản phẩm điện thoại di động; hãng Yamaha chọn OS để xây dựng sản phẩm MOTIF XS (bộ tổng hợp sản phẩm âm nhạc) hiện đang được sử dụng bởi các nhạc sĩ và ca sĩ nổi tiếng. Sự sáng tạo là không có điểm dừng. Các nhà thiết kế đã sử dụng embeddedLinux tạo ra những sản phẩm vuợt ngoài sự mong đợi: đồ chơi, nguời máy công nghiệp, vệ tinh, bộ đọc sách e-book …

Hãy nhớ về câu nói của Gandhi! Bây giờ thì không ai có thể phủ nhận thành công của Linux, không ai có thể cuời nhạo, mặc dù vẫn có nguời cho rằng Linux là không đáng quan tâm hoặc là không hoàn thiện . Sự thành công của Linux đang tiếp tục.

Các công ty phân tích thị trường không nói rõ là có bao nhiêu thiết bị sử dụng với embedded Linux nhưng công nhận rằng số luợng là đáng kể. Theo điều tra của hãng Embedded System Design, trong năm vừa qua, thì có 21% trong tổng số các nhà phát triển sử dụng embeddedLinux . Trong năm nay thì con số là 36,7% (theo Embedded Market Forecasters). Đi tìm lý do của sự phát triển vuợt bậc này thì thấy rằng chúng tôi thấu hiểu những yêu cầu nguời kỹ sư thiết kế và sản xuất và đáp ứng đuợc những nhu cầu đó.

Tác giả Jim Ready, công ty phần mềm MontaVista

Đôi điều về tác giả Jim Ready : ông là CTO (chief technical officer) và nguời sáng lập công ty phần mềm MontaVista. Ông là nguời đầu tiên phát triển sản phẩm hệ điều hành thời gian thực VRTX tại công ty Ready System (ông là đồng sáng lập năm 1980). Jim hiện nay là chủ tịch của Ready System và là CTO của công ty Microtec và Mentor Graphic. Email của ông là jready at mvista.com

(Dịch bởi Belcooo, dientuvietnam.net)



Bình luận

  • TTCN (3)
Nemo Nguyen  21665

Monta Vista là 1 Linux distro cho các thiết bị tích hợp... ưu thế của họ là thiết bị trong lĩnh vực viễn thông và đang lấn sang điện thoại di động, thiết bị giải trí...

Ban đầu các phiên bản Linux của Monta Vista và môi trường phát triển hoàn toàn là open source, sau đó chỉ còn 1 phần là open source, sau đó chỉ còn là download miễn phí.... sau đó là môi trường phát triển online (hết download hay gửi CD free)

Và sáng nay... nhận điện thoại của nhân viên Monta Vista báo rằng... bạn chỉ có 7 ngày để thử nghiệm môi trường phát triển của Monta Vista online miễn phí mà thôi :d :d

Trình tự logic này cho thấy Monta Vista đang dần thành 1 đại gia... trong xu thế các hãng công nghệ dừng phát triển các phiên bản embedded OS riêng của mình mà dùng phiên bản "chuyên nghiệp" của hãng thứ 3 để mau chóng hơn khi đua sản phẩm ra thị trường (chiến lược time-to-market)

Minh Tiến  1236

Đúng vậy... Embedded Linux đang phát triển khá mạnh...Rất nhiều các Cty đang sử dụng nó để xây dựng và phát triển sản phẩm của mình...

Khách

xin tai lieu

Hi all!

Tôi đang nghiên cứu về embedded linux, vì thời gian ngắn nên tôi rất cần tài liệu tiếng việt. Ai có xin gửi giúp tôi. Cảm ơn nhiều. Email: [email protected]