Một ví dụ về email lừa đảo người dùng giả mạo đến từ Apple.

Trước đó trang 9to5Mac chia sẻ một bản sao email lừa đảo gửi đến người dùng App Store, xuất hiện dưới dạng một xác nhận đăng kí dịch vụ mà người dùng không thực sự đăng kí. Trong email, người dùng được cảnh báo rằng họ đã đăng kí sử dụng YouTube Red miễn phí 30 ngày và họ sẽ phải trả 144,99 USD/tháng sau khi hết thời gian dùng thử.

Mục tiêu lừa đảo là để người dùng nhấp vào liên kết để hủy đăng kí. Một khi họ nhấp vào đó thì sẽ được yêu cầu cung cấp một loạt thông tin nhạy cảm, từ Apple ID đến chi tiết thẻ tín dụng. Hầu hết mọi người hiểu được các vấn đề nhạy cảm này nhưng nội dung email được cho là rất thuyết phục đủ để khiến một số người sập bẫy.

Để đáp lại hình thức lừa đảo này, Apple đã xuất bản trên trang web hỗ trợ của mình giải thích cách xác định một cửa hàng App Store hoặc iTunes Store hợp pháp so với trang giả. Trong email, Apple nói rằng nếu người dùng nhận được một email về việc mua hàng App Store hoặc iTunes Store và không chắc chắn liệu đó là thật hay không hãy tìm kiếm một vài điều có thể giúp xác nhận rằng thông điệp đến từ chính Apple.

Cụ thể, nó chứa biên lai mua hàng chính hãng (qua App Store, iTunes Store, iBooks Store hoặc Apple Music) có địa chỉ thanh toán hiện tại của khách hàng - điều mà những kẻ lừa đảo không có. Họ cũng có thể xem lại lịch sử mua hàng App Store, iTunes Store, iBooks Store hoặc Apple Store.

Bên cạnh đó, công ty khẳng định email từ các cửa hàng Apple sẽ không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp các thông nhạy cảm như số an sinh xã hội, số thẻ tín dụng đầy đủ, mã CCV của thẻ tín dụng… qua email.

Trong trường hợp không thể quyết định xem liệu nó có phải là thật hay không, người dùng cần liên hệ với Apple thông qua dịch vụ khách hàng của công ty. Dịch vụ khách hàng của Apple không yêu cầu người dùng phải trả bất kì khoản thanh toán nào.

Theo Thanh Niên.




Bình luận

  • TTCN (0)