Các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc thường gặp khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Mỹ, như Huawei liên tục thực hiện nhiều nỗ lực nhằm được các nhà mạng tại Mỹ phân phối điện thoại này. Nhưng việc Huawei rút lui khỏi thị trường Mỹ vẫn không đáng kể như những gì mà ZTE phải đối mặt.

ZTE gần đây đã bị cấm mua công nghệ từ các công ty Mỹ, bao gồm các thành phần cốt lõi của smartphone, ví dụ như chip của Qualcomm và thậm chí là giấy phép Android từ Google. Như một hệ quả của những hạn chế nặng nề như vậy, công ty vừa thông báo đến các nhà giao dịch thị trường chứng khoán Hồng Kông rằng họ sẽ đóng cửa phần lớn hoạt động của mình.

Năm ngoái, công ty đã thừa nhận bán công nghệ của Mỹ cho Iran và Bắc Triều Tiên, vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ trước đó. Công ty đã đồng ý trả tiền phạt cho những hành động đó và nói rằng sẽ kỉ luật các quan chức có liên quan.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ cho biết ZTE đã nói dối và đa số nhân viên của công ty này không bị khiển trách chính thức cho đến đầu năm nay – trái với những gì được nêu trong bức thư mà hãng gửi đến Bộ Thương mại Mỹ. Cụ thể, đơn tố cáo cho rằng ZTE chỉ bắt đầu quá trình khiển trách nhân viên vào tháng 11/2016, khoảng 1,5 năm sau khi đơn kỉ luật đáng lẽ phải được xử lí, thậm chí các nhân viên còn nhận được tiền thưởng đầy đủ.

Chính vì vậy, ZTE đã phải hứng chịu lệnh trừng phạt của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Điều này tác động mạnh vào công ty, vốn đang đứng thứ 4 trên thị trường Mỹ, trong đó một số sản phẩm tạo ra bước đột phá như Axon M có màn hình kép vào năm ngoái. Gần đây công ty đã cho giới thiệu concept điện thoại hai mặt và vỏ bằng thủy tinh, nhưng lệnh trừng phạt của Mỹ có lẽ sẽ khiến nó “hết đường ra mắt”.

Trong bối cảnh sự rạn nứt ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ, Tổng thống Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc giục đất nước này cần độc lập hơn về công nghệ thông tin.

Theo Tạp chí công nghệ.




Bình luận

  • TTCN (0)