Thông tin này được rò rỉ dựa vào tài liệu nội bộ của Apple. Trước đây, các chính sách của Apple đã tuyên bố rằng khách hàng không đủ điều kiện để nhận bất kì loại dịch vụ sửa chữa nào nếu iPhone của họ trước đó đã được sửa chữa với bất kì thành phần không phải là bản gốc và đến từ bên thứ ba. Có nghĩa là người dùng sẽ gặp rủi ro lớn khi tự thay pin iPhone.

Nhưng giờ đây các kĩ thuật viên có thể thực hiện các dịch vụ như bình thường để sửa chữa các thành phần không liên quan đến pin, như micro, bảng logic hoặc màn hình, ngay cả khi họ phát hiện ra pin của bên thứ ba khi mở iPhone ra.

Trong trường hợp gặp vấn đề liên quan đến pin, các kĩ thuật viên của Genius Bar và AASP sẽ được phép thay thế pin đó bằng pin chính thức của Apple với mức phí tiêu chuẩn. Báo cáo cũng nói rằng các kĩ thuật viên sẽ được phép thay thế toàn bộ iPhone với chi phí thay pin nếu các tab pin bị hỏng, thiếu hoặc có chất kết dính quá mức theo quyết định tại Genius Bar hoặc AASP. Đó rõ ràng là một quy định khá cởi mở mà Apple đã từng thực hiện từ trước đến nay.

Pin là thành phần mới nhất của bên thứ ba được chấp nhận bởi chính sách sửa chữa cứng nhắc từ Apple. Trong quá khứ, Apple đã thay đổi chính sách chấp nhận iPhone có màn hình của bên thứ ba để sửa chữa vào năm 2017. Nhưng đáng chú ý, những thay đổi trong chính sách này đến trong bối cảnh Apple thừa nhận chương trình ưu đãi giảm giá thay thế pin từ 79 USD xuống 29 USD vào năm ngoái đã khiến doanh số bán iPhone bị sụt giảm.

Nhìn chung, điều này có nghĩa Apple đã cho phép khách hàng có thể tự sửa chữa thiết bị của mình một cách tiện lợi hơn và… rẻ hơn. Như đã biết, Apple thường tính phí rất cao cho hoạt động sửa chữa, vì vậy nhiều người đã chọn tự thay thay thế pin hoặc thậm chí thuê dịch vụ bên thứ ba hỗ trợ.

Theo Tạp chí công nghệ.




Bình luận

  • TTCN (0)