Đã gần một năm kể từ ngày Google thông báo kế hoạch sẽ phát triển một hệ điều hành riêng mã nguồn mở dành cho điện thoại di động. Nhưng liệu Android sẽ một lần nữa mang lại thành công cho gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm, hay đơn thuần chỉ là giấc mơ của các nhà phát triển chứ không phải ước vọng của khách hàng?

1. Định nghĩa chính xác về Android?

Một cách định nghĩa không quá chuyên môn thì có thể coi Android là tên một nền tảng mở cho thiết bị di động của Google (gồm hệ điều hành, middleware và một số ứng dụng cơ bản). Androind sẽ đương đầu với một số hệ điều hành dành cho thiết bị di dộng khác đang hâm nóng thị trường như Windows Mobile, Symbian và dĩ nhiên là cả OS X (iPhone).

2. Android có gì khác biệt?

Android đã thu hút được sự chú ý của giới công nghệ khắp toàn cầu khi đứa con của Google sẽ sử dụng giấy phép mã nguồn mở. Đó là một sản phẩm kết tinh từ ý tưởng của Khối Liên minh thiết bị cầm tay mở do Google dẫn đầu, gồm 34 thành viên với các công ty hàng đầu về công nghệ và di động toàn cầu như Qualcomm, Intel, Motorola, Texas Instruments và LG Electronics, các nhà mạng như T-Mobile, Sprint Nextel, NTT DoCoMo và China Mobile.

Các nhà phát triển có thể sử dụng miễn phí bộ Kit Android Software Development để xây dựng các ứng dụng của mình.

3. App Store và Android Market – ai xứng đáng ngôi vương?
Ảnh
App Store và Android Market

Giống như App Store, các ứng dụng dành cho Android của các nhà sản xuất thứ ba sẽ được đưa lên giới thiệu trên Android Market. Nhưng điểm khác nhau quan trọng đó là các nhà phát triển sẽ được hỗ trợ chính sách tốt hơn, nhất là về mặt kinh phí và những quy định này cũng khác xa so với những điều khoản thường "cắt cổ" của Apple áp dụng trên App Store. Đây thực sự là một sự cải tiến đáng kể.

4. Loại ứng dụng nào người dùng có thể sử dụng?

Mặc dù không có thông tin chính thức Android sẽ sử dụng các dịch vụ của Google như Google Mail, Google Talk, Calendar, YouTube và Maps nhưng một loạt các ứng dụng "đúng mốt" đã được giới thiệu với người dùng như khả năng đọc mã vạch (sử dụng camera) để sau đó tìm ra giá bán trực tuyến rẻ nhất.

5. Còn âm nhạc thì sao?

Hẳn Google sẽ thu hút được những người đã từng sử dụng Apple khi kí một thoả thuận với Amazon.com nhằm xây dựng một kho nhạc riêng dành cho các thiết bị sử dụng Android. Người dùng sẽ có thể truy cập vào 6 triệu bản nhạc đã được mã hoá một cách miễn phí, sau đó mua và tải về thông qua kết nối Wi-Fi.

6. Thiết bị nào hiện đã có Android?

Thiết bị cầm tay đầu tiên sử dụng Android OS của Google chính là chiếc G1 của T-Mobile sản xuất bởi HTC, với được biết đến với cái tên HTC Dream. Theo đúng phong cách của T-Mobile, G1 có màn hình cảm ứng và bàn phím QWERTY.

Ảnh
G1 đã ra đời!
7. Còn đặc điểm gì thú vị nữa?

Còn khá nhiều. Rõ ràng chức năng tìm kiếm của Google đặt ở trung tâm, với một cú nhấp chuột, mọi thông tin đã nằm ở trên tay bạn. Kết nối Wi-Fi và hỗ trợ mạng 3.5 G, chiếc G1 đầy tiềm năng được coi là một thiết bị di động dành cho việc kết nối internet, đồng thời có thêm máy ảnh autofocus với độ phân giải 3,2 Megapixel.

8. Khi nào G1 sẽ "cập bến" ?

Tại Mỹ G1 sẽ được chào bán từ thời điểm ngày 22/10 với giá bán 179 USD đi kèm hợp đồng 2 năm sử dụng dịch vụ thoại và dữ liệu của T-Mobile. Ở Anh G1 sẽ cập bến vào dịp Giáng Sinh tới, có thể sẽ bắt đầu vào tháng 11.

9. Mạng nào tôi có thể sử dụng?

Đúng như cái tên T-Mobile G1, bạn chỉ có thể sử dụng G1 với mạng của T-Mobile.

10. Giá cả thế nào?

G1 của T-Mobile sẽ có giá 179 USD tại Mĩ. Còn người dùng Anh sẽ được nhận G1 miễn phí khi đăng kí hợp đồng giá trị 40 bảng Anh/tháng với T-Mobile UK. Bạn sẽ được lướt web không giới hạn.

Văn Vượng (theo Techradar)



Bình luận

  • TTCN (7)
Bùi Anh Tuấn  624

sfdf2Vượng:"T-Mobile exclusive" là gì mà ông cũng không biết dịch ư? Tội nghiệp ghê! Để tôi bày luôn cho ông đỡ mất công ông "vò đầu bứt tai":

"T-Mobile exclusive"="mạng độc quyền của T-Mobile"

Điều này chứng tỏ trình độ dịch của ông vẫn còn kém lắm!

Vượng Nguyễn  3466

Cảm ơn bạn sfdf, thiên tài dịch thuật. Cái đó đúng là thiếu xót. Vậy thôi. Chứ exclusive thì có gì ghê gớm nào.

Còn trình độ chỉ qua cái nớ thôi í ạ, thì tớ cũng í ẹ vào thèm bàn! Smile Với cậu, tớ chân thành mà nói: đâm bị thóc rứa thì làm được gì nào?

Nguyễn Mạnh Tùng  6533

sfdf co thay minh "tinh vi" khong ? Sao khong yen phan ma cu thich "choc gay banh xe" the nhi. Mot thoi gian thay yen khong xuat hien, gio xuat hien lai "khay ban" nhau. Ro chan !!!

Bùi Anh Tuấn  624

Tinh vi thì không đúng đâu! Và cũng không hề có ý định "thọc gậy bánh xe" hay "đâm bị thóc" mà bởi vì:

- Thích đọc bài của ông Vượng, còn bài người khác không thèm đọc đâu à nha! Mà lạ, cứ mỗi lần đọc bài của ổng giống như "xe đang chạy bon bon bỗng nhiên gặp ổ gà", không lên tiếng mới loạ!
- Nói ổng, ổng còn "tinh vi".
- "Yên phận ư?" Thế thì đời buồn tẻ lắm ông bạn ạ!
- Không phải lâu nay tôi không xuất hiện, ngày nào cũng "xuất" cả nhưng không "hiện" thôi. Chỉ cái nào thấy ngộ tôi mới lên tiếng thôi.
- Với riêng ông Vượng, tặng ông một lời khuyên chân thành: Đừng làm "ổ gà" khi dịch! Không có ông, tôi không có bài để đọc thì buồn lắm đó! Mà đọc xong mà tôi "yên phận" thì lại càng buồn hơn. Hic hic!

Bùi Anh Tuấn  624

Một người khi có thói quen làm việc cẩu thả, thì sẽ dẫn đến hàng loạt hệ luỵ theo kiểu dây chuyền. Những lỗi của ông Vượng có tính hệ thống!

Vượng Nguyễn  3466

Cảm ơn sự động viên của bạn sfdf, vậy thì từ đây chắc tớ rửa tay gác kiếm mất rồi! Bạn hết bài đọc nhé, ke ke. Tuy nhiên, tớ sẽ rất vui khi được đọc bài của cậu, trong một ngày nào đó đẹp trời...

Hi vọng ttcn "nóng" lên với những nhận xét của cậu.

Để trả lời ngắn gọn với nhận xét cuối cùng thì tớ có thể viết là: cách nhận xét của cậu cũng có hệ thống đấy!

Riêng tớ, tính cẩu thả có từ lâu rồi. Hi vọng, khi nào có thể kiếm được cái bằng Doctor với đề tài: Chữa lỗi dịch và ngữ pháp tiếng Việt giản yếu sơ đẳng cấp tiểu học của học sinh NVV thì tuyệt quá!

Have fun!

Hải Nam  30903

Đã biên tập bài viết. Mời hai bạn trên đọc lại!