Dựa trên công nghệ đèn nền LED đột phá, các sản phẩm này có độ tương phản cực lớn, tiêu thụ ít điện năng và đạt độ mỏng đến kinh ngạc. Nhóm sản phẩm TV LED của Samsung gồm các series 6, 7 và 8, kích cỡ 32”, 40”, 46” và 55”, được bán với giá từ 35.900.000 đồng đến 129.900.000 đồng.

Tất cả đều có bề dày 29,9 mm, mỏng hơn 30% so với chiếc TV LCD series 8 cũng của Samsung (là TV mỏng nhất VN năm 2008, dày 44,4 mm), còn so với TV LCD thông thường thì dòng TV LED này mỏng hơn đến 70%. Đây là kết quả của việc ứng dụng công nghệ Edge LED, bố trí hệ thống đèn nền backlight theo các khung viền của TV, thay vì dàn trải theo bề mặt panel.
 

TV LED series 8, tính đến thời điểm này, là sự kết hợp đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam giữa công nghệ đèn nền backlight LED và khả năng quét hình 200 Hz.

Với cấu trúc đèn nền LED, màu đen được tái hiện chân thực gần như nguyên bản, tạo nên chiều sâu của hình ảnh với độ tương phản động cực đại (Mega Contrast). Trong khi các dòng TV LCD thông thường chỉ đạt mức vài chục nghìn thì TV LED đã vượt ngưỡng 1.000.000:1.

Ảnh

Công nghệ Edge LED của Samsung cũng giúp giảm thiểu số lượng đèn nền và do đó hạn chế bớt khả năng tiêu thụ điện. Hơn nữa, bản thân đèn LED cũng tiêu thụ ít điện năng hơn đèn huỳnh quang CCFL đang được ứng dụng trong TV LCD, do đó TV LED có khả năng tiết kiệm điện hơn 30% so với TV LCD.

Ngoài ra, đèn nền LED không sử dụng chất thủy ngân như đèn CCFL nên thân thiện với môi trường hơn. Các mối hàn bo mạch của TV LED cũng giảm thiểu việc sử dụng chì và thay bằng những hợp kim khác như bạc, đồng…, có khả năng truyền dẫn tốt và ít độc hại hơn, dù chi phí có cao hơn.

Ảnh

Thừa hưởng nhiều tính năng từ thế hệ TV LCD thông minh năm 2008 (series 7, 8, 9) và bổ sung một số cải tiến, các TV LED của Samsung còn hấp dẫn những người đam mê công nghệ bằng việc tích hợp thư viện kỹ thuật số có khả năng xóa/cập nhật thêm, xem phim qua USB 2.0 (kể cả định dạng HD mkv), chia sẻ phim, ảnh, nhạc không dây từ laptop và điện thoại di động.

Năm 1879, lần đầu tiên công nghệ ánh sáng được giới thiệu ra trước công chúng thế giới với chiếc bóng đèn sợi đốt của Thomas Edison. Suốt những năm sau đó, trong khi công nghệ ánh sáng nhiệt hầu như không có những thay đổi lớn thì công nghệ ánh sáng điện tử lại đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Các nhà khoa học đã phát minh ra công nghệ LED (Light Emitting Diode hay còn gọi là Đi-ốt phát quang), đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong công nghệ ánh sáng. Hàng loạt thí nghiệm được tiến hành sau đó để tận dụng khả năng phát sáng của LED. Đến năm 1962, bóng LED đầu tiên phát sáng trong quang phổ có thể nhìn thấy được chính thức ra đời. Nick Holonyak Jr được xem là cha đẻ của công nghệ này đã hợp tác cùng với M. George Crawford ở trường đại học Illinois (Mỹ) để hoàn thiện lại các màu sắc sẵn có của LED.

Công nghệ LED sử dụng các đơn vị đèn chiếu hậu có thể điều chỉnh độ sáng bằng cách mở hoặc tắt các đèn. Mỗi điểm LED là một diode cực nhỏ, phát sáng do sự vận động của các electron bên trong môi trường bán dẫn. Để chiếu sáng toàn bộ màn hình, các đèn nền LED phải xếp tương ứng 1-1 với ma trận điểm ảnh màu. Việc sắp xếp này cho phép điều chỉnh độ sáng chính xác đến từng điểm ảnh trên toàn bộ màn hình, mang lại sự tương phản tốt hơn và loại bỏ được hiện tượng lệch màu tại các góc mà màn hình LCD chiếu sáng nền bằng đèn huỳnh quang (CCFL - Cold Cathode Fluorescent Lamps) thường gặp phải. Ngoài ra, công nghệ LED lại tiêu tốn ít điện năng hơn những công nghệ phát sáng khác.

(Theo Vnexpress)



Bình luận

  • TTCN (0)