Lance Maggiacomo đã từng mất việc, chán nản và cô đơn khi anh bắt đầu giấu các mối quan hệ trên mạng mà không cho vợ biết. Lance không ngoại tình, anh chỉ chat qua e-mail nhưng dù vậy anh vẫn cảm thấy tội lỗi chẳng khác gì lén lút đi ngoại tình cả.

Một vài năm sau, Lance và vợ anh, chị Lori, cũng giống như nhiều cặp vợ chồng khác trên khắp đất nước cùng chia sẻ với nhau một tài khoản e-mail như một cách bảo vệ mình khỏi sự quyến rũ từ Internet.

“Đây không phải là sự giám sát mà chỉ giống như việc tôi nói chuyện với mẹ mình trước khi làm bất cứ việc gì”, Lance Maggiacomo nói. Lance hiện đã là một y tá 40 tuổi ở Beverly, bang Masachussettes, Mỹ. “Có lẽ đó là vì chúng tôi có niềm tin của người Cơ Đốc giáo: Chúng tôi là người trông nom cho các anh em của mình. Đó là điều răn trong kinh thánh”.

Không chỉ có địa chỉ e-mail, nếu mỗi người có tài khoản Twitter hay Facebook thì người kia cũng được biết mật khẩu. Thông thường, vợ chồng đều có tài khoản riêng biệt và vì thế nếu người nào có hành vi “mờ ám” thì đối phương không thể phát hiện được. Do đó, mục đích của việc “chia sẻ” không phải để giám sát lẫn nhau từng giây từng phút mà họ đang làm mọi cách để tránh việc giữ các bí mật riêng.

“Tiết lộ mật khẩu không phải là vì chúng tôi không tin nhau”, Ronda Hodge, một người làm kem 53 tuổi cũng cùng chia sẻ với chồng cô, Tom, 60 tuổi một địa chỉ e-mail cho hay. “Chúng tôi thực sự chẳng có gì phải giấu giếm nhau cả. Chúng tôi là bạn trước khi hẹn hò nên giờ mới cởi mở như thế này”.

Khó mà biết tại sao việc chia sẻ mật khẩu và tài khoản như thế lại trở nên phổ biến.

Các cặp đôi dùng chung các tài khoản trực tuyến cho biết họ chưa bao giờ nghe rao giảng về điều đó và chưa từng đọc về điều đó trong một cuốn sách tư vấn nào. Một vài người nói rằng ban đầu họ tạo tài khoản cho các hóa đơn và các hộ kinh doanh khác rồi sau đó nhận ra những lợi ích cá nhân thiết thực.

Một bài báo được xuất bản năm 2003 bởi một nhóm Cơ đốc giáo bảo thủ về vấn đề gia đình đã kêu gọi các cặp vợ chồng nên chia sẻ cùng một địa chỉ e-mail nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều sáng kiến trong việc ngăn chặn sự thiếu chung thủy.

Hiện tượng này nhiều đến nỗi blogger Jonathan Acuff viết một bài về nó với đề tựa: "Stuff Christians Like”.

Acuff tiết lộ anh và vợ đã chia sẻ một tài khoản e-mail chung suốt 8 năm qua. Anh cũng ước đoán 1/3 số bạn bè của anh đã lập gia đình đều dùng một địa chỉ e-mail chung. 

“Chúng tôi chung mọi thứ, chỉ trừ việc ăn mặc không như nhau mà thôi”, anh viết.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Acuff cho biết anh và cô vợ Jenny bắt đầu dùng chung chung e-mail trong khi lập kế hoạch làm đám cưới, sau đó nhận ra việc này rất hữu ích, giúp họ biết người kia đang làm đến đâu.

Acuff cho biết anh rất vui vì tình trạng hôn nhân của mình hiện ngay trên e-mail bởi anh có nhiều mối quan hệ với người lạ ở blog”, anh bày tỏ.

“Thật dễ dàng để mắc vào những lỗi lầm tai hại trong thế giới ảo. Chúng tôi không có bất cứ tiền lệ nào cho những mối quan hệ trên mạng”, Acuff nói “Đối với tôi, đó là biện pháp an toàn. Tôi không muốn bị chìm nghỉm trong mớ rắc rối đó”.

James Furrow, một giáo sư về hôn nhân gia đình tại bang California, cho hay việc chia sẻ tài khoản là phương pháp hữu ích nếu mục tiêu của họ là tăng cường sự cởi mở. Nhưng việc làm này sẽ gây tổn thương nếu một trong hai người có ý kiểm soát và răn đe đối phương.

Tim và Shawna Rollins ở bắc Richland Hills, Texas cho biết họ đang tính đến việc lập một tài khoản chung với cái tên "tim_shawna", đó là bằng chứng cho thấy họ tin tưởng nhau chứ không phải vì quá nghi ngờ về nhau. Cả hai đã từng ly dị và người vợ/chồng trước của họ đều ngoại tình. Tim và Rollins đã là bạn của nhau từ hồi học trung học. Họ bắt đầu hẹn hò và quyết định kết hôn với một cam kết là cả hai phải chia sẻ mọi thứ, không ai được tỏ ra khó chịu về điều này.

“Tôi chỉ làm giống như một cuốn sách luôn mở và không có gì bí mật trước anh ấy và anh ấy cũng làm thế với tôi”, Shawna, 42 tuổi khẳng định. “Tin tưởng là yếu tố đầu tiên. Nếu anh ấy thực sự muốn làm việc gì đó một mình, đối với chúng tôi cũng chẳng phải vấn đề gì quá to tát”.

Nhiều cặp biết bỏ qua những e-mail gây bối rối và không bao giờ làm ầm ĩ về chúng.

Những đôi lập gia đình lần hai cũng áp dụng cách này như một lời cảnh báo với vợ hay chồng cũ rằng họ không có cơ hội dùng dằng nữa. Nhưng họ cũng cho rằng nếu hệ thống e-mail có cơ chế chống xoá thì hay hơn, bởi nếu lỡ tay xoá, họ có thể làm bạn đời buồn và nghi ngờ.

Rev. Monica Mowdy và chồng cô không thể cùng nhau chia sẻ một tài khoản e-mail chung bởi cô là một tư vấn viên ở Friendship United Methodist Church tại Cookeville, Tenn. Cô cần sự riêng tư để có thể làm việc với những người tìm đến cô tìm lời khuyên. Tuy nhiên, họ đều biết mật khẩu e-mail và Facebook của nhau.

Công việc của Mowdy khiến cô phải thường xuyên khuyên giải cho các cặp vợ chồng. Mowdy cho biết nếu mục đích của việc chia sẻ một e-mail chung là để kiểm tra đối phương thì điều đó thực sự “thiếu lành mạnh”. Mowdy và chồng cô quyết định chia sẻ cuộc sống của họ trên mạng bởi họ tin sự riêng tư có thể xây nên các rào cản.

Cả hai đến với nhau sau cuộc hôn nhân đầu tiên thất bại. Do đó, họ muốn chia sẻ với nhau càng nhiều càng tốt để có thể tránh mang đến cho người bạn đời sự ngờ vực và đổ vỡ như với cuộc hôn nhân trước.

Theo Dân Trí (AP).


Bình luận

  • TTCN (0)