Ảnh Ars Technica

Microsoft đã khởi động việc thiết kế hệ điều hành Windows 8 và Windows 9, mời Intel, AMD, HP, và IBM hợp tác trong vấn đề tương thích phần cứng.

Mặc dù phải đến ngày 22/10 tới Microsoft mới chính thức ra mắt hệ điều hành Windows 7 nhưng theo những thông tin vừa được tiết lộ trên trang cá nhân LinkedIn của Robert Morgan – một chuyên gia cao cấp đang làm việc tại trung tâm nghiên cứu và phát triển lõi (core R&D), hãng này đã khởi động và thậm chí đã hoàn thành một số giai đoạn ban đầu của việc thiết kế, xây dựng các hệ điều hành “hậu duệ” (tạm gọi là Windows 8, Windows 9).

Theo Robert Morgan, điểm đặc biệt và nổi bật nhất của Windows 8 hay Windows 9 sẽ là một hệ điều hành sử dụng nền tảng 128 bit.

Trang LinkedIn của Morgan viết: “(Tôi) đang phải làm việc với bộ phận an ninh cao cấp và phòng R&D về một kế hoạch chiến lược trong trung và dài hạn. Các dự án của bộ phận R&D bao gồm một nền tảng kiến trúc 128 bit tương thích với lõi của hệ điều hành Windows 8 và kế hoạch cho dự án Windows 9. (Microsoft) đã  thiết lập quan hệ với một số đối tác chủ yếu như Intel, AMD, HP và IBM”.

Robert Morgan đã làm việc trong bộ phận R&D cao cấp của Microsoft từ năm 2002. Ngay khi thông tin này được tiết lộ, rất nhiều người đã chủ động liên lạc với Morgan để xin xác thực và chuyên gia này đã đồng ý dành cho tất cả những ai quan tâm một buổi phỏng vấn vào ngày 11/10 tới.

Nếu thông tin này là thực, nó sẽ tạo ra một số sự thú vị quanh những sản phẩm của Microsoft như Windows 7 sẽ là hệ điều hành cuối cùng ra mắt với 2 phiên bản 32 bit và 64 bit hay hệ điều hành Windows Server 2008 R2, (thực chất là phiên bản Windows 7 dành cho máy chủ) sẽ là sản phẩm đầu tiên và cũng là duy nhất sử dụng nền tảng 64 bit.

Theo ICTnews (Ars Technica)



Bình luận

  • TTCN (7)
dinhcong  2

Khi đó lại phải nâng cấp phần cứng rồi.Chắc chắn Windows 8 sẽ có nhiều thay đổi lớn, không như Windows 7.

Phạm Hoài Thương  124

Ma chac cau hinh he dieu hanh moi nay cao lam, ko biet ram se bao nhieu

Lê Duy Thông  49

Lên 128 bit để làm gì?

Từ 32 lên 64 bit, tôi thấy 64 bit chỉ hơn được 32 bit ở khả năng quản lý RAM lớn trên 4 GB. Còn những ưu điểm khác của 64 bit hầu như không đáng kể trên thực tế. Đấy là chưa nói đến tính tương thích của phần mềm.

Có lẽ, 64 hay 128 bit chỉ thích hợp với môi trường chuyên nghiệp, còn người dùng thông thường thì 32 bit là quá đủ.

Hải Nam  30903

Đầu tiên, bây giờ hầu như các phần cứng đều 64 bit cả rồi Wink

Khi làm việc với dữ liệu lớn thì 64 bit nhanh hơn. Tính toán cũng vậy, lấy thí dụ dữ liệu kiểu double (độ chính xác kép) có độ dài 64 bit, đương nhiên HĐH và phần cứng 64 bit sẽ thực hiện tốt hơn là 32 bit (phải ghép 2 từ). Nghĩa là RAM là giới hạn cứng, thấy rõ nhất, nhưng còn có giới hạn “mềm”, qua hiệu năng của hệ thống.

Ozon Master  36

128 bit

Mà hiện tại đã có phần cứng 128 bit chưa vậy? Mà 128 bit chắc chạy ngon lành lắm, thấy từ 32bit lên 64 bit nó chạy nhanh hẳn, nhất là mấy máy cấu hình mình thì 64bit tận dụng rất tốt.

Nguyễn Triết Học  953

Tương lai 128Bit

Thực tế ở VN thì môi trường Windows 32Bit hiện đang rất phổ biến, thậm chí tới giờ này PC chạy Windows 98 vẫn còn kha khá. Vì vậy, việc đầu tư cho tuơng lai của hệ điều hành 128bit chắc còn xa vời lắm.

Noname  4

Không có gì là xa vời cả. Kiến trúc 64bit hiện nay đã rất phổ biến rồi. Với máy cấu hình tốt và hỗ trợ 64 bit thì dùng OS 64bit cho hiệu năng vượt trội, không chỉ đơn giản là hỗ trợ nhiều RAM hơn. Windows vừa ra cho thấy số người sử dụng phiên bản 64bit tăng rất cao. Việc kiến trúc 32 bit bị thay thế hoàn toàn có lẽ không phải ở thì tương lai quá xa. Vì vậy phát triển kiến trúc 128 bit là hoàn toàn hợp lý. MS luôn có ngân sách lớn dành cho nghiên cứu và phát triển công nghệ cho tương lai, vì vậy mà họ luôn là giant.