Microsoft nhấn mạnh về tính hợp pháp của chương trình iCafe

Sức ép bản quyền phần mềm càng lớn hơn khi có càng nhiều thông tin “bắt các vụ vi phạm bản quyền”. Đáng quan ngại là trong tay VN chưa có đối trọng để thương lượng giảm giá bản quyền phần mềm với Microsoft.

Giá vẫn cao

Ngày 15/10, Microsoft VN tiếp tục đưa ra chương trình "hợp thức hóa bản quyền phần mềm" với tên gọi iCafe, nhằm khuyến khích các cửa hàng kinh doanh Internet mua hệ điều hành Windows 7 và bộ ứng dụng văn phòng Office với giá ưu đãi còn 30%.

Trước đó, ngày 18/9, một chương trình tương tự có tên Microsoft Open Value, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VN mua bản quyền phần mềm của Microsoft. Chuỗi động thái này cho thấy Microsoft đang ráo riết và cụ thể hóa việc thực thi Luật sở hữu trí tuệ và bản quyền phần mềm "giúp" Chính phủ VN. Đây cũng được xem như những bước đệm cần thiết trước khi Microsoft chính thức tung ra Windows 7 vào ngày 22/10.

Phải thừa nhận đây là cách tiếp cận chiến lược nhưng nhẹ nhàng, nhằm thúc đẩy việc thực thi Luật sở hữu trí tuệ nói chung và thúc giục tổ chức, cá nhân ở VN mua bản quyền phần mềm. Với mức giá 49 USD cho Windows 7 và 20 USD cho bộ Office đúng là rẻ "chưa từng có tại VN".

Tuy nhiên, nếu so thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 1.000 USD/năm thì giá này vẫn chưa phải là "sốc". Ngoài ra, cũng nên biết Microsoft từng chào giá 3 USD với ngành giáo dục Trung Quốc (năm 2007) cho cả Windows XP Starter Edition, Office Home & Student 2007. Tại Thái Lan, với "quy mô" chỉ như VN, năm 2003 Microsoft từng chào nước này Windows XP với giá chỉ 40 USD.

Vậy, bên cạnh những lý do về quy mô thị trường, đâu là lý do mà Microsoft phải nhượng bộ giảm giá cho các thị trường nêu trên? Trung Quốc có hệ điều hành Red Flag (Hồng Kỳ) và KingSoft Office, Thái Lan có OpenTLE (phát triển từ Ubuntu), Hàn Quốc có Hancom-Linux, Nhật Bản có TurboLinux... Các nước đều phát triển cho mình một hệ điều hành dựa vào nguồn mở (Linux) nhằm tạo sức ép về giá với Microsoft.

Việt Nam chưa có đối trọng

Ngay từ trước cũng như tại thời điểm VN gia nhập WTO, vấn đề bản quyền phần mềm với con số lên cỡ 3 tỉ USD đã được đặt ra (ước tính khoảng 6 triệu máy tính phải mua bản quyền phần mềm). Hội Tin học đề xuất xây dựng những trung tâm nghiên cứu, phát triển và phổ cập phần mềm nguồn mở. Từ năm 2000 đã khởi động các hội thảo quốc gia về phần mềm nguồn mở với các đối tác từ Nhật Bản, Hàn Quốc...

Tháng 3/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 235/QĐ-TTg phê duyệt dự án "Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở VN giai đoạn 2004-2008" với chín tiểu dự án. Các đơn vị CNTT cũng sốt sắng vào cuộc và cho ra đời những Linux Distro như VNLinux, CMC-Linux, Vietkey-Linux, Hacao-Linux...

Tháng 12/2007, Bộ TT-TT cũng đã yêu cầu sử dụng các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được ngay như trình duyệt web, duyệt thư điện tử của Mozilla, phần mềm văn phòng OpenOffice trong các cơ quan, tổ chức nhà nước để làm quen.

Nhưng sau gần 10 năm với năm hội thảo quốc gia về phần mềm nguồn mở, kết quả triển khai, ứng dụng phần mềm nguồn mở ở VN quá mờ nhạt. Và trong khi không có một đối trọng nào, hàng loạt cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Bộ Tài chính, VCB, BIDV, VMS, FPT, SSI, Petrolimex... đã phải bỏ ra hàng triệu USD để hợp thức hóa bản quyền phần mềm của Microsoft theo đúng lộ trình.

Bên cạnh đó, để tăng cường kiểm soát và siết chặt Luật sở hữu trí tuệ, cả Bộ VH-TT&DL và Bộ TT-TT cùng nhận thẩm quyền thanh tra vi phạm bản quyền phần mềm. Hôm 12/10 vừa qua, thanh tra Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KHCN đã phải báo cáo sơ kết ba năm hành động, hợp tác và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đồng thời Cục Sở hữu trí tuệ cũng sẽ kiến nghị tăng mức xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ lên 500 triệu đồng để đủ sức răn đe. Tuy đây là những bước đi cần thiết thể hiện quyết tâm, cam kết của VN với thế giới về lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng lại chưa đủ khi chỉ có "chống" mà quên "xây" một nền CNTT tương xứng, mà cụ thể là tạo ra làn sóng ứng dụng phần mềm nguồn mở trường học và đặc biệt là trong doanh nghiệp lớn của Nhà nước, vốn lâu nay vẫn ì do thói quen, sợ thay đổi và được "tiếp thị" chu đáo khi mua bán phần mềm thương mại.

Theo Lao Động




Bình luận

  • TTCN (12)
Hải Nam  30903

VN chỉ cần cài Ubuntu tiếng Việt, OpenOffice tiếng Việt... là xong, nhưng mà mọi người không chịu dùng thôi. Chính phủ bỏ một ít tiền đầu tư cho các dự án này là ổn.

Còn VN muốn tạo HĐH riêng cũng dễ. Cách đây 1-2 tháng đã từng giới thiệu iDragon (“Rồng Việt” - chính là Ubuntu sửa tên lại) rồi đó. Nhưng mà có lẽ đây không phải là hướng đi tốt. TQ làm HĐH riêng thì không nói, chứ các distro Linux của Thái, Hàn, Nhật đều chẳng có gì nổi bật (đúng hơn là chưa nghe tên bao giờ). Để tìm giải pháp thay thế Windows thì có thể dùng một phiên bản Linux có sẵn, chứ không nhất thiết phải tạo distro riêng (đúng hơn là lấy distro có sẵn rồi đổi tên).

Bùi Minh Triết  1003

VN mình cũng có Hacao Linux đó, nhưng k biết đc mấy ai dùng Sad . Mình cũng nghĩ là nên dùng các phiên bản Ubuntu cũng đc. Ban đầu có thể dùng k quen, sau rồi sẽ ổn cả mà.

tranhao  91

mình thấy việc sử dụng mã nguồn mở là hướng di tốt vì nước chúng ta là một dất nước nghèo và ngành CNTT chưa phát triển. chúng ta ko nên tự làm ra cái "mới" mà nên áp dụng những cái có sẵn do người khác tạo nên miễn la phục vụ được cho công việc của chúng ta thôi. như áp dụng dùng Ubuntu, linux, open office, AV free....

http://www.SoDepCatTuong.com

Chính phủ có thể tài trợ cho 1 công ty để tạo 1 os mã nguồn mở hoàn thiện cho người Vn và phát hành free, lúc đó thì Vn sẽ có đối trọng để thương lượng thôi!

Đào Kim Reng

Nặng tiền nhất trong các loại tiền phần mềm cho máy trên PC đó là Hệ điều hành và Bộ Office. Chỉ cần các đồng chí cấp cao, các anh giám đốc chịu tính xem họ thiệt hại bao nhiêu cho cái gọi là phần mềm có bản quyền thì tình hình sẽ thay đổi ngay.
OpenOffice tốt chả kém gì MSOffice, thay cái này là đã tiết kiệm vài triệu rồi. Ở công ty của tôi, có những thứ KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC PHÉP xuất hiện ( hoặc kích hoạt chạy ) : MS-Office, BKAV,Dreamweave .v.v.v... nhằm giảm thiệt hại khi các đồng chí "thanh tra bản quyền và sở hữu trí tuệ" đột nhập Big Grin

XYZ Dº

Tại vì mọi người bắt đầu học từ MS Ofice, bây giờ chuyển qua cái mới thì họ không quen xài. Còn người xài được nhiều phần mềm thì không nhiều lắm.

Tu¥n

VN ra 1 chính sách cụ thể, hợp lí là pm nguồn mở phát tri6ẻn thôi,
các trung tâm hiện vẫn chơi phần mềm lậu, dạy cách dùng các phần mềm lậu --> người học sẽ wen sài, h phải bắt các trung tâm dạy phải mua bản quyền trước, rùi mới cho dạy,...
hoặc tuyên truy6èn cho teen trên các diễn đàn

tuzebra

từ lúc học tin học bằng A là người học đã học cách sài windows, MsOffice rồi còn đâu nữa, nên thay đổi những chủ trương về bằng cấp này

têtt

ẻtte

rtet

kid554

Các bạn có chắc chắn là MS không có mở hay không? Hay là các bạn chỉ thích tìm những gì mà người phát triển dâng tận mặt, đút tận miệng mới sử dụng? Theo ý tui, tui ủng hộ xài phần mềm của MS nói riêng và các phần mềm bản quyền nói chung.
Open Oficce có nhiều tính năng không hỗ trợ được như MS Office đâu? Nếu bạn chỉ dùng chơi chơi, cực kỳ đơn giản thì còn có thể sử dụng được, chứ nếu cần tính linh hoạt, tiện dụng thì còn lâu Open Office mới có thể sánh được với MS Office.
Còn việc sử dụng các phần mềm lậu thì đó chính là ý thức của mỗi cá nhân thôi. Đối với các công ty, tổ chức, cơ quan, ... MS có hẳn nhiều chương trình hỗ trợ việc chứng thực bản quyền của các phần mềm.
Bản thân tôi, đã từng sử dụng qua cả phần mềm nguồn mở và phần mềm bản quyền rồi, và tôi ủng hộ phần mềm bản quyền hơn. Vì với phần mềm bản quyền tôi có được sự hổ trợ cũng như đảm bảo tốt nhất từ nhà phát hành.

Amino

@kid554: Thực sự là tôi thấy bạn chẳng biết cái quái gì về ứng dụng nguồn mở ! Big Grin
Có bao nhiêu người sử dụng hết chức năng của OpenOffice ?
Cái website ttcn này mà bạn vừa mới post bài là một opencms đấy ! Smile

Mih

Ủng hộ mã mở

Mã mở rất hay đấy chứ! So với các sản phẩm mã đóng thì ko thua kém bao nhiêu, thậm chí có phần mềm còn hay và mạnh hơn. Nhưng mọi người cũng phải thông cảm, do là mã mở nên ko có được sự chăm sóc, đảm bảo tốt như mã đóng. Cái mạnh của mã mở là tạo ra môi trường phát triển ứng dụng và có tính bảo mật cao, điều mà mã đóng của Ms ko bao giờ sánh bằng. Nước ta còn nghèo, tiền đâu ra mà mua bản quyền, vậy nên phát triển mã mở là điều cần thiết.