Ông Quách Tuấn Ngọc đang giới thiệu chiếc netbook 3G có giá 299USD và có thể sẽ được trang bị cho giáo viên, sinh viên trong tương lai.

Đó là tiêu chí mà ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT đưa ra tại cuộc Hội thảo Truyền thông Quốc tế Vietnam Comm 2009 sáng 19/11, theo đó trong tương lai không xa, ngành giáo dục sẽ phấn đấu mỗi giáo viên, học sinh sẽ có một chiếc netbook tích hợp sẵn chip 3G để đi đâu cũng kết nối được với mạng viễn thông không dây tốc độ cao.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT

Cũng theo ông Ngọc, sự bùng nổ của CNTT trong những năm qua đã góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo của ngành giáo dục Việt Nam. Và sự thay đổi này sẽ vấn tiếp diễn với tốc độ nhanh hơn và mạnh hơn trong các năm tới. Đó cũng là lý do tại sao trong năm học vừa qua (2008-2009), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học”, với mục tiêu tiến hành kết nối mạng Internet, triển khai mạng giáo dục đến tất cả các Sở GD&ĐT, cơ bản phủ Internet đến các trường học trong cả nước.

Ngay từ rất sớm (năm 2000), Bộ GD-ĐT đã có ý tưởng xây dựng mạng giáo dục và đã đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy sự phát triển CNTT trong ngành giáo dục. Những con số như 1,5 triệu sinh viên, 600.000 sinh viên trường trung cấp chuyên nghiệp, 2,7 triệu học sinh cấp 3 trong năm học vừa qua đã cho thấy phần nào nhu cầu ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục là rất lớn. Ông Ngọc cho rằng CNTT và viễn thông đóng một vai trò không hề nhỏ để làm thay đổi diện mạo của toàn ngành trong những năm gần đây.

Ngành giáo dục hướng tới 3G

Hiện nay, ngành giáo dục đã nối cáp quang tới 63 sở, và đang chờ 3G để nâng cao tốc độ đường truyền. Tính tới tháng 9/2009, Việt Nam có 113,5 triệu thuê bao di động, trong đó có một phần không nhỏ của ngành giáo dục. Với tiêu chí trang bị netbook 3G cho mỗi giáo viên và sinh viên, ngành giáo dục hy vọng rằng sinh viên sẽ chủ động hơn với các bài giảng, và có thể tiếp cận kho tài liệu phong phú hơn trên mạng.

Theo ông Ngọc, cuối năm 2010, ngành giáo dục sẽ hoàn thành kết nối băng thông rộng đến tất cả các trường kể cả những trường trên miền núi. Hiện nay, giá của một chiếc netbook còn rất rẻ chỉ có 200-220 USD nhưng có thể đảm bảo được hầu hết chức năng cơ bản. Ngay tại cuộc hội thảo, ông Ngọc cũng đã giới thiệu một máy tính mới mà ngành giáo dục đang trưng cầu để phát triển. Sản phẩm có màn hình 11-inch, webcam, đầy đủ các cổng kết nối, ổ cứng 160 GB, RAM 1 GB với chip khiêm tốn Atom 270 Mobile nhưng có thể cắm chip 3G nên rất tiện dụng. Sản phẩm có giá tổng thể là 299 USD.

Ngoài ra, ngành giáo dục đang có chủ trương tích hợp CNTT vào trong các môn học để CNTT thực sự được triển khai rộng khắp với một mục tiêu tạo ra các chương trình e-learning, lớp học ảo, chính phủ điện tử trong môi trường giáo dục. Hiện nay, ngành giáo dục đào tạo đã có chỉ đạo các cơ sở phải tận dụng tối đa những dịch vụ email miễn phí như Gmail, Yahoo,... Hiện Gmail đã hỗ trợ và cung cấp miễn phí cho các trường học có hộp thư điện tử mang tên miền là tên trường học và có số lượng account không giới hạn.

Theo ông Ngọc, nếu triển khai email cho giáo viên và sinh viên trong toàn ngành thì phải mất tới 430 triệu đô. Do đó, việc tận dụng các dịch vụ miễn phí sẽ góp phần giảm thiểu chi phí nhưng vẫn đẩy mạnh được ứng dụng CNTT trong trường học.

Tiến tới mô hình “không giấy”

Ông Ngọc cũng cho biết, Bộ giáo dục đã đặt mục tiêu xây dựng một triệu bài giảng điện tử, một triệu máy tính trong vòng 3 năm và trên nền mã nguồn mở. Hơn nữa, khi mạng Viễn thông không dây tốc độ cao được phủ sóng mọi nơi thì với việc trang bị cho giáo viên, sinh viên những chiếc netbook 3G giá rẻ sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.

Với những chiếc máy tính mà ông Ngọc giới thiệu ở trên, mỗi giáo viên, sinh viên và cả học sinh  đều dễ dàng có thể mang chúng theo người và ngồi bất cứ đâu cũng có thể truy cập được vào mạng để lấy thông tin. Họ không cần mang bất cứ tài liệu gì theo người, cần gì chỉ cần mở netbook và lên mạng là có.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, ngành giáo dục đã đưa nhiều thông tin lên web hơn trong bối cảnh việc soạn bài giảng trên máy tính, soạn giáo án điện tử để đổi mới cách dạy và học được nhiều cán bộ giáo viên hưởng ứng tích cực. Do đó, học sinh và sinh viên sẽ chủ động hơn rất nhiều trong việc cập nhật thông tin một cách dễ dàng và thu lượm được nhiều kiến thức. CNTT sẽ đem lại cho người học cơ hội tiếp cận những nguồn tri thức và tạo ra môi trường giao tiếp tốt hơn.

Việc thay đổi từ mô hình video conference sang web conference dành cho hội họp, đào tạo trực tuyến, giáo dục thường xuyên,... đã tiện dụng hơn rất nhiều. Với video conference, người dùng phải đến tận phòng có trang bị video mới có thể tham gia được vào buổi họp hay học trực tuyến. Nhưng với web conference, người dùng ngồi đâu có mạng và máy tính có webcame là có thể truy cập vào được. Thông qua web conferce, các chương trình đào tạo từ xa có thể phát sóng trực tiếp tới tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.

Theo ông Ngọc, hiện ngành giáo dục đang lắp đặt các phương tiện cho web conference và có thể đầu 2010 sẽ phát tới 2500 trường cấp 3, chỉ thông qua webcam và băng thông khoảng 150 kb/giây cho việc truyền hình ảnh. Do đó, với tốc độ phát triển CNTT-VT hiện nay thì trong tương lai không xa, mỗi giáo viên, sinh viên hay học sinh đến trường chỉ cần mang một chiếc netbook giá rẻ tích hợp 3G.

Theo VnMedia.




Bình luận

  • TTCN (63)
Lê Ngọc Khánh

Gửi Bác Ngọc và các bác ở BGD-ĐT

Các bác ôi! các bác chưa đi thực tế nhiều, đại loại thử các bác đi về 1 số tỉnh lẻ, huyện lẻ các bác sẽ biết.
1/Làm lãnh đạo (HT, PHT, CB khác...)phần lớn không biết mở Email của trường mình.Không biết gì đến Internet.
2/Trường học không đủ máy để phục vụ nhu cầu văn phòng, máy cũ chạy chậm, màn hình mờ.(nhân viên làm việc phải chờ đợi)
3/Phần lớn giáo viên sử dụng chưa thạo, soạn 1 văn bản không xong, nhưng họ mướn người khác đánh giáo án (kế hoạch bài học)cho họ.
4/Từ lãnh đạo cho tới giáo viên có chứng chỉ A đàng hoàng, có người có cả chứng chỉ B của Đại học Kinh tế TP HCM cấp hẳn hoi nhưng sử dụng vi tính thua đứa học sinh học lớp 7 của 1 trường ở xã, vì con tôi học tôi biết.
5/Nhà trưởng chỉ trông chờ vào 1 ông (bà) nhân viên văn thư làm ráo các văn bản cho HT, chuyên môn, công đoàn, ngoài giờ, ...không có chuyên môn thì làm sao hoàn thành các văn bản đó.
6/Nên có 1 kỳ sát hạch máy ông bà ban giám hiệu để có 1 bước phát triển mới là lập kế hoạch Phổ cập giáo dục tin học cho các ông bà này và 1 số chức sắc khác trong trường nữa.
Xin cám ơn các ông.

Ngọc Ẩn

Ủng hộ...

Thưa các bác!
- Tôi nghĩ Bác Ngọc có tầm nhìn rất xa đấy, trong tương lai gần, mọi người sẽ học tập thông qua mạng cả thôi!
Về cơ sở hạ tầng: Tôi nghĩ 3G hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu kết nối 24/24 (không sợ đứt dây, vùng phủ sóng bằng với vùng phủ của ĐTDĐ mà hiện nay gần như nơi nào cũng có sóng điện thoại); Việc trang bị netbook thì có khả năng!!!
- Về việc sử dụng sai mục đích, chắc chắn có xảy ra. Nhưng do là Netbook nên khả năng chạy các game, ứng dụng nặng là gần như không có, về truy cập mạng thì nhà cung cấp (có lẽ là VietTel) tất nhiên sẽ có thiết bị, ứng dụng để lọc, chặn,... những gì không được phép, thậm chí chỉ cho phép vào những trang đã được đưa vào danh sách cho phép (điều này các chương trình E-leaning vẫn làm đấy thôi)
- Về việc sạc điện: Theo thông tin mới đây, đã có hãng thành công mô hình sạc điện bằng sóng Wi-Fi => Sạc điện không dây (Mỗi phòng học chỉ cần lắp 1 máy phát)
- Và một điều quan trọng: Có thể giống như SGK, học sinh hoặc giáo viên sẽ được cho mượn Netbook (nếu hỏng thì đền tiền :P)
- Vậy nên, chắc gần có rồi. Nhưng khi về tới các tỉnh chắc cái Netbook bị xén tí, về đến huyện mất ít, tới tay giáo viên, học sinh chỉ còn lại cái vỏ he he ! (Hư hoài chứ đâu!!!)
* Ý tưởng hay, có tầm nhìn xa nhưng không có người thực hiện!!! Buồn! Việt Nam cứ thế!

Khách

Phân tích ...

Tôi mới theo dõi đề tài này và đồng ý nhận định cũng như ý kiến của bác, thấy bác phân tich theo huớng tích cực lắm,nếu bác có thê tiếp tuc thì hay quá ...tôi ở TP nhưng vẫn mong sao cho các HS nhất là HS nghèo ở các vùng xa sớm có cơ hội tiếp cận CNTT ......khả thi  hay ko khả thi...và liệu đến bao giờ thì thành hiện thực?Hoan nghênh bài của bác!

Giáo viên vùng ao

khó thực hiện

Tôi nhận thấy đề án của bcs Ngọc thật là hay đấy nhưng còn nhièu vấn đề cần phải xem lại.
1. kinh phí: Ngay bay giờ cấp cho các trường THCS vùng cao vài bộ máy vi tính để bàn còn chưa làm được nữa là cả một dự án nửa tỉ USD nữa.
2. Trình độ sử dụng máy vi tính của đa số CBGV trong các trường THCS hiện nay còn ở dạng mù mờ có người còn chưa biết gửi và nhận email như thế nào, thậm chí vào một trang web đơn giản nhất cúng chưa làm được thì nói gì đến chuyện lấy tài liệu từ trênmangj xuống phục vụ cho công tác giảng dạy.
3. Chuẩn e-learning đối với GV bây giờ còn quá xa vời. Ngay ở đơn vị tôi khi tôi nói về chuẩn này nhiều người còn khong biết nó là gì và nó có tác dụng như thế nào vậ để áp dụng vào có thực tế không?
4. CSVC cho vịe áp dụng vào còn khó hưn nữa vì đa số các phòng học chưa được kiên cố hóa và công tác đảm bảo về an ninh cho thực hiện nữa. liệu hệ thống an ninh mạng có đảm bảo để các em HS không thể truy cập vào các trang web không lành mạnh được không hay lại phản tác dụng khi áp dụng vào môi trường giáo dục. tôi là một giáo viên luôn muốn áp dụng những tiến bộ của KHKT vào giảng dạy, đặc biệt là CNTT song thực tế thì đề án này của bác Ngọc chỉ có thể áp dụng cho một số vùng miền hay một số Gv có trình độ về CNTT thôi.
Một điều nữa mà chúng ta cần bàn luận là lâu nay chất lượng giáo dục chưa cao. Tịa sao? Có thể nói là đời sống của đa số CBGV trong ngành giáo dục còn gặp nhiều khó khăn nhất là giáo viên ở vùng cao. Tết sắp đến rồi tôi đọc báo thấy các ngành khác người lao động đều được thưởng tết! nghĩ mà thương cho tất cả Gv. Chúng tôi cũng làm việc cả năm nhưng đến ngày tết chưa bao giờ chúng tôi nhận được một đồng tiền thưởng!!! Vậy nên thiết nghĩ rằng nên chăng là cần cải thiện đời sống cho CBGV ngành giáo dục trước đã rồi hãy nói đến chuyện cải tiến, cải lùi gì đó trong ngành, đầu tư đúng chỗ đúng lúc sẽ mang lại hiệu quả còn chỉ chạy theo những ảo tưởng của lãnh đạo Bộ, ngành thì chất lượng giáo dục có đi lên được hay không???

Ngọc Ẩn

Nên có giới hạn...

Đọc bài phân tích của Giáo viên vùng ao tôi thấy có lý lắm!
Cái này chắc nên thực hiện thí điểm các trường ĐH, CĐ, 1 số trường THPT (kiểu này chắc tui không được Laughing bởi vì về CSVC nhìn lại hình như vẫn còn nhiều Trường nhất là THCS vẫn còn thiếu thốn, xuống cấp,... Chưa kể học sinh đi học có em còn phải xoắn quần, lội nước, nếu chẳng may ngã xuống nước thì có nước khóc tiếng Tàu!
Nếu gởi lại Trường thì chắc phải mướn cả tiểu đội an ninh bảo vệ chứ chẳn chơi!
Thích thì thích lắm, khả thi cũng có đó, nhưng không kỳ vọng nổi... Có hẳn hay!
Mong Bộ GDĐT tiếp tục tăng cường kinh phí nâng cấp CSVC Trường học, Bộ Giao Thông tăng cường nâng cấp đường xá nông thôn,...

Mong lắm các Bác làm Bộ ơi!

xuân long

Một ý tưởng sai lầm

Giáo viên còn không biết xài vi tính nữa là học sinh. Nếu mà ai cũng có netbook trong tay thì loạn mất :D, lúc đó học bài không chịu học mà cứ suất ngày chat chit, rồi vào trang web đen,... Đảm bảo điều này sẽ trở thành hiện thực nếu đề án được đưa vào áp dụng

Hồ Sỹ Tuân  1

Cũng hay mà cũng dở

Thấy các bạn bàn nhiều tôi cũng đăng kí để có chút ý kiến .

Tôi là 1 GV vùng cao, trình độ tin học của GV trường tôi thế nào tôi biết. Tuy là xã 135 (và là 1 trong 61 huyện nghèo nhất nước được hưởng đề án 30A) nhưng hầu hết GV trong trường đã có máy tính riêng, khi tôi mới lên nhận công tác (2006) thì trong trường chỉ có tôi và hiệu trưởng có máy tính và biết sử dụng sơ sơ. Nhưng bây giờ thì ai cũng biết, ai cũng có thể tự soạn giáo án bằng word được, tuy chưa giỏi. Lướt web, tìm kiếm thông tin ... hầu như làm được (vẫn chỉ là sơ sơ thôi). Nhưng tôi nghĩ nếu có netbook thì GV trường tôi ai cũng có thể sử dụng được. Còn việc khai thác nó như thế nào lại là chuyện khác.

Khách

Tôi nghĩ nếu có nhiều tiền như vậy sao ko đầu tư cho mỗi trường 1 cái máy chiếu để anh em GV chúng tôi tiếp cận gần hơn với việc ứng dụng CNTT trong bài giảng.

Catus

Hãy thực tế một chút

Laughing thật là nực cười...bây h mà áp dụng mấy dự án này cho bọn quỷ nhỏ kia thì chả khác nào tự huỷ hoại đất nước...:))...hãy nhìn thực tế đi, hiện tại hoc giấy mà đã như ko hoc giấy thì hok bik áp dụng chương trình giảng dạy này thì tụi nó khỏi hoc lun. chúng ta fải nhìn thực tế là nền giáo dục nước nhà cần có những hướng điều chỉnh thật thiết thực, nếu là Nhật thì 3 cái dự án này may ra còn có khả năng. hok fải tui hok đồng ý với việc hoc theo phương pháp mới này, nhưng chưa đến lúc...fải từng bước điều chỉng, từng bước đổi mới. Hãy nhìn lại thực trạng nền giáo dục nước mình. mong rằng sẽ có hướng đi đúng đắn.

Trần Anh Sơn

Tuỳ theo giai đoạn mà triển khai thôi!

Tại sao giáo viên chúng ta chưa yên tâm công tác? Tại sao giáo viên chưa toàn tâm toàn ý tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng học sinh? Tại sao giáo viên còn phải mở lớp dạy thêm ở ngoài trong khi giờ dạy trên trường chưa được chú trọng đúng mức? Tất cả là vì đời sống giáo viên chưa đảm bảo. Tôi là một giáo viên cấp THPT, so với giáo viên THCS, Tiểu học và đặc biệt là so với giáo viên mầm non thu nhập của tôi đã là khá rồi, nhưng nói thật, đồng lương hiện nay của tôi không đủ cho chi tiêu hàng tháng, đừng nói tới nuôi con, kể chi tới chuyện xa xôi như mua đất, làm nhà hay gửi ngân hàng dưỡng già. Thiết nghĩ một khi chúng tôi không còn phải lo kiếm tiền cho những mục tiêu "cơm áo gạo tiền" như thế nữa, thì chắc chắn khỏi cần các vị tổ chức hội thảo, chuyên đề đổi mới hay nâng cao chất lượng giáo dục, tự chúng tôi sẽ làm được. Vậy nên đề án netbook 3G ấy mà, nên để dành kinh phí đó tập trung cải thiện thu nhập giáo viên đi, đó mới là đầu tư đúng hướng. Khi đó ai không tự đổi mới, không tự nâng cao, không tự đầu tư (laptop, netbook 3G hay máy chiếu . . .) sẽ tự mình loại mình ra khỏi một môi trường có thu nhập cao. Chắc chắn những người giỏi, những người tâm huyết sẽ tìm tới với giáo dục như bây giờ họ đang tìm đến với nghành ngân hàng, dược, dầu khí hay chứng khoán vậy. Mong giáo dục Việt Nam sẽ có được sức đẩy cần thiết.

phuc  1

Cảm nhận của riêng tôi.

Việc trang bị cho cả giáo viên và học sinh các thiêt bị hỗ trợ học tập giúp cho việc dạy và học ngày càng có hiệu quả hơn. tuy vậy cần thấy tác dụng 2 mặt của internet. Giáo viên là người chủ động trong việc tìm kiếm bổ sung kiến thức giúp cho việc dạy học có nội dung ngày càng  phong phú hơn. còn đối với học sinh có netbook tích hợp 3G thì có tác dụng như thế nào?!! Chưa có netbook tích hợp 3G mà đã trốn cha mẹ, bỏ học đi chat và game cả ngày rồi. Việc đầu tư này theo tôi nên chăng là hãy đầu tư nâng cao đời sống của các giáo viên vùng sâu vùng xa thì hơn.vì hiện tại cuộc sống của giáo viên vẫn đang ở mức thấp, nhât là ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo. việc trang bị các máy móc hiện đại chỉ nên dành cho những trường đào tạo cần công nghệ cao, cho những gia đình có thu nhập cao cho con em vào học. chứ các trường miền núi chúng tôi thỉnh thoảng có dạy bài giảng điện tử là tốt lắm rồi.

Nguyễn Thanh Ngân  6

Tầm nhìn về 3 G.

Ý tưởng về netbook 3G là một ý tưởng tuyệt vời. Nếu như có thể tạo ra được các netbook 3G có giá phải chăng như thế thì thật tuyệt cho nền công nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên, mục đích của việc làm này là gì? Phải chăng là muốn công nghệ hóa giáo dục? Vậy vấn đề netbook 3G có hiệu quả đến mức nào? Chúng ta có cách khác để phát triển hay không? Và cách khác có thể giải quyết tốt hơn trên nhiều lĩnh vực trong lợi ích xã hội hay không?

            Nếu như giải pháp netbook 3G là một hình thức nhằm giải quyết công nghệ thông tin cho Việt Nam thì tại sao chúng ta không dùng đường truyền Internet để có thể mở rộng sức ảnh hưởng. Tôi tin chắc rằng, toàn dân Việt Nam có thể biến dịch vụ đường truyền Internet xuống mức giá hợp lý cho tổng thể Việt Nam bằng việc ứng dụng “lợi thế kinh tế nhờ quy mô trong việc sử dụng đường truyền Internet”.

            Khi Internet có mức giá thấp thì chẳng những vấn đề công nghệ hóa giáo dục được giải quyết mà còn kéo theo những lợi ích cơ bản như“Việt Nam tiến đến nền tri thức khoa học toàn dân, nền kinh tế Việt Nam bắt nhịp cùng nền kinh tế thương mại điện tử thế giới, tạo điều kiện mạnh mẽ trong xu hướng liên kết khoa học với sản xuất”.

  • Việt Nam tiến đến nền tri thức khoa học toàn dân: Khi giá cước sử dụng internet là một con số hợp lý thì tổng thể người dân Việt Nam mới có thể thụ hưởng nguồn tri thức trẻ một cách toàn diện nhất. Cụ thể, người nông dân tiếp cận với tri thức sử dụng nguồn lực đất đai, phân bón và nhận định nhu cầu thị trường. Từ đó, người nông dân có mức sản xuất hợp lý mang lợi nhuận cao nhất thông qua tri thức công nghệ; cụ thể hơn thông qua Internet, người lao động có thể chia sẽ những kinh nghiệm sản xuất cho nhau, nâng cao tri thức sản xuất trong nông nghiệp cũng như các ngành sản xuất khác. Tiếp theo sau đó, người nông dân, người sản xuất còn là động lực cho khoa học nước nhà phát triển. Họ là mầm móng cho những phát hiện mới từ thực tế, họ là người giúp các nhà khoa học cập nhật nhanh nhất thông tin thực tế của quá trình lao động sản xuất, là động lực thúc đẩy công nghệ sản xuất phát triển.
  • Vấn đề bắt nhịp thương mại điện tử: với xu thế phát triển của Internet, thương mại điện tử là một xu thế của thời đại. Đường truyền Internet hợp lý là một động lực mạnh mẽ cho thương mại điện tử phát triển. Ngày nay, vấn đề thương mại điện tử là một vấn đề cần thiết vì nó nâng cao an toàn trong giao dịch bằng tiền thông qua các hệ thống ngân hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí giá thành sản phẩm…Bên cạnh đó, Internet giúp Việt Nam thuận lợi hơn trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới, tiến đến thuyết phục thế giới “nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường” – Nền kinh tế thị trường giúp Việt Nam có lơi thế trong vấn đề đàm phán về những vụ kiện bán phá giá mà Việt Nam thường bị thất thế khi áp dụng mức giá của nước thứ ba.

Tóm lại, Khi toàn dân Việt Nam tranh thủ giá cước hợp lý đối với đường truyền internet thông qua quy luật “lợi thế kinh tế nhờ quy mô” thì Việt Nam chẳng những tiến xa hơn trong nền tri thức khoa học mà còn là một lợi thế kinh tế khổng lồ cho Việt Nam, rút ngắn chu kỳ sống của công nghệ sản xuất (mục đích cơ bản của các nước đang phát triển muốn đuổi theo các nền kinh tế phát triển của thế giới). Đường truyền Internet hợp lý cùng với nguồn lực máy tính có sẵn sẽ là phương án tối ưu cho Việt Nam trên con đường phát triển. Vậy chính sách của nhà nước như thế nào trong việc vận động toàn dân tiến đến nền tri thức trẻ và khoản lợi nhuận khổng lộ này? Vấn đề này cần được chính phủ xem xét như thế nào?

                                                                Một tấm lòng      

                                                            Sinh Viên An Giang

Khách

tôi có một thắc mắc mà ko thấy diễn đàn nào nói đến, mà hỏi hiệu trưởng trường tôi đang công tác cũng không biết làm thế nào.
Tôi có máy tính xách tay khi soạn bài trên máy có cần thiết phải in ra giấy để duyệt giáo án không? đối với các giáo án powerpoint nếu in ra thì gần 20 trang thì tốn kém mà không có tác dụng.
tôi ở miền núi cả trường chỉ minh tôi sử dụng máy tính. người duyệt giáo án cũng không biết sử dụng. mong mọi người cho ý kiến. thanks

Cười gia gia

cười mấy thằng ngốc

ý tưởng khá hay, chắc vài trăm nữa là thực hiện được mà!

Duy Khôi

Không thể nào

Tui nghĩ nếu như một giáo viên được 300USD để có netbook 3G, thì 1 trường nhỏ trung bình khoảng 1000 học sinh và hơn 30 giáo viên thì chẳng lẽ trường đó có tới 309.000 USD sao ? Vậy thử hỏi trong thành phố HCM có trung bình khoảng 50 trường thì là 15.450.000 USD. Vậy trong nước Việt Nam trung bình có hơn 500 trường thì con số đó lên đến 7.725.000.000 USD. Theo giá đô la hiện nay thì 20.000d = $1 USA. Vậy lấy 7 tỉ USD kia nhân cho 20.000 thì sẽ là 154.500.000.000.000 VND à.Vậy thì chắc có Google, Microsoft mới làm nổi chuyện này, mà làm xong chắc cũng sắp phá sản.

quang_le

Đọc cái tiêu đề là vào comment rùi ra, không cần đọc nội dung vì biết nhảm cỡ nào rùi.

Comment: ai chịu trách vốn, tiền thuế của dân hã?

Khách mới

Đúng là tào lao

Chuyện thực tế kg làm, chỉ nghĩ ra toàn chuyện không tưởng.

Dự án này chắc phải đến năm 2100 mới làm được.

NewUbuntu

Lại học "làm sang" giống dự án Tàu cao tốc thôi

Mấy bác ở Bộ giáo dục toàn nói chuyện không tưởng. Chuyện trước mắt, chất lượng giáo dục kém không chịu nghĩ đến giải pháp, lắng nghe ý kiến của dân, rồi dốc sức và lực vào cải cách để trăm họ được nhờ, mà toàn ngồi bàn chuyện trời tây. Lãnh đạo mà toàn chơi sang, thì chỉ có dân khổ chứ các bác có khổ chút nào, lời nói mà, mấy bác thích nói sao thì nói, nói cho sang, nói toàn từ "hoa mỹ", nên người nghe cũng hoa cả mắt luôn.

Những đề án đó thì đúng là ý tưởng và hay đó chứ. Nhưng nó không phải là lúc đưa ra để bàn và nói lúc này. Mấy bác thấy các nước phát triển có, thì mấy bác cũng đua đòi rồi "hà dua" theo đưa vào bàn ở nước mình. Trong khi đó, lực thiếu, vốn thiếu, và nói chung tất cả điếu thiếu, thấy cái dự án mạng xã hội ảo Go.vn, là đã phát chán. Toàn thấy mấy bác ở VTC hô hào và đánh bóng, nhưng kết quả cuối cùng thì chẳng thấy đâu. Đúng là chỉ nói nhiều thôi, còn làm giỏi thì chẳng thấy.

Mấy bác nên nói ít lại dùm, và tập trung vào làm ấy. Người dân đề cao hành động thiết thực hơn lời nói nhé...

Nguyễn Trọng Hải

Mấy ông giỏi bốc phét

VN giàu vậy thì đi mua điện cho dân trước đã rồi láp tốp với 3G sau.

chuotinsmile

Nước mình mà giàu như vậy ... thỳ đã không có người chết vì đói ...

Bó tay, toàn cái hão huyền Sad

alisa

chắc 100 năm nữa thì may ra

mấy cha tiến sĩ này toàn nói chuyện viễn vông

nhiều giáo viên, sinh viên đến sách vở còn không mua nổi huống chi là netbook

nếu vn giàu như vậy thì đâu còn cảnh hs nghèo bỏ học nữa

sabalala

mua netbook cho mỗi giáo viên sinh viên là chuyện quá xa xỉ viễn vông

ở nông thôn, hs bỏ học rất nhiều vì không có tiền đóng học, đó là chuyện thực tế

tại sao không lo những chuyện thực tế, trước mắt mà lại lo những chuyện xa vời, viễn vông nếu ko muốn nói là tào lao

khanh_thanhhoa

VIễn vông

Cảm ơn ý tốt của mấy ông tiến sỹ giấy. Tôi là giáo viên cấp 3.

Xin thưa với ông rằng lương chúng tôi hiện nay không đủ sống. Nói chi đến việc bỏ tiền mua notebook. Chưa kể đến giáo viên biết và thực hành tin học còn siêu hạn chế! Cũng đúng thôi,họ cần dành time cho cơm áo gạo tiền của họ nữa chứ. Nhìn vào đồng lương cơ bản làm sao mà đủ sống.  Xin các ông hãy thực tế một chút!

kem  5

Đúng là bùng nổ thiệt !!

"...Thưa các bạn, đi kèm với sự bùng nổ của ngành Công Nghệ Thôn Tin, thì bên cạnh đó là sự "bùng nổ" dữ dội hơn cả bom tấn của mấy .... "

Khỏi viết tiếp mấy bác cũng đoán đc rồi hí Laughing

Tình hình thì netbook cũng khá rẻ nên mấy bác cứ yên tâm, điều đó ko sớm thì muộn cũng thực hiện đc thôi. Sớm thì khoảng trăm năm sau, còn muộn thì chắc chỉ đến vài chục lần cái sớm đó thôi Laughing Rolling On The Floor

nemo_phung

đ

mai doan chi dc cai noi dung ma  buon cuoi  vi  dung qua , =

userpro

Phải thế chứ!

Vậy mới lên mây chứ! để mấy ông cố nội ở đây có chút gọi tào lao chứ! không thôi lấy đâu ra thứ để mà tào lao!

langtu_dochanh

nhảm thấy ớn

ăn sung mặc sướng rồi mang mấy cái mác tiến sĩ ra đi khoe với thế giới . Trong nước còn bao khó khăn , mấy ông ngồi trên cao chỉ biết hưởng gió mát chứ dân thì năm nào cũng đói , cũng lao đao vì lũ lụt thiên tai kia kìa .

ý tưởng hay đấy nhưng thôi ngủ đi rồi mơ tiếp các bác ạ . Dù sao cũng cám ơn các bác đã nghĩ đến giáo viên học sinh cho dù không biết đó là thật lòng hay là nói cho vui để khoe khoang

pnu

Vớ vẩn

Thực ra mấy đồng chí này không biết tiêu tiền vào đâu nữa nên đẻ ra mấy hội nghị vớ vẩn để tiêu tiền và chi bồi dưỡng cho nhau, chi tiền làm đề tài của hội nghị mà thôi. Tiền theo chỉ tiêu của nhà nước cấp cho hàng năm không tiêu hết không phải là không có chỗ tiêu mà các đồng chí chỉ muốn tiêu thế nào cho vào túi mình thật nhiều, còn nếu không vào túi mình nhiều thì không tiêu và không cần xét đến lợi ích của ngành giáo dục. Thật là buồn cho giáo dục Việt Nam.

Tôi đã từng tiếp xúc với anh Ngọc nhiều, anh thường dùng hàng rất xịn và thường là hàng của "dự án"

Kh.Phong

Nếu cho miễn phí hoặc giảm giá USB 3G cho giáo viên chưa có thì hay quá. Giá cước khuyến mãi cũng nên được công ty viễn thông áp dụng để Gv phục vụ tốt hơn cho ngành giáo dục.

David.Phong

Hưởng ứng nếu

Nếu cho miễn phí hoặc giảm giá USB 3G cho giáo viên chưa có thì hay quá. Giá cước khuyến mãi cũng nên được công ty viễn thông áp dụng để Gv phục vụ tốt hơn cho ngành giáo dục.