Gian hàng của hãng di động Hàn Quốc SK tại Vietnam Comm 2007 vừa diễn ra tại Hà Nội. SK có hoạt động ở Việt Nam với phần vốn trong S-Fone. Tại Hàn Quốc, kế hoạch giảm cước của SK đang vấp phải sự phản đối của các doanh nghiệp viễn thông khác. Ảnh: Thanh Hải.

Hãng viễn thông Hàn Quốc SK Telecom đang bị các công ty điện thoại cố định, di động “dội bom” chỉ trích về kế hoạch giảm 50% cước cuộc gọi nội mạng.

 

Hôm qua, ngày 26/9, bốn công ty điện thoại cố định đã tham gia phản đối bằng các thông cáo trong đó kết tội chính sách giảm cước của SK là hành động cố tình hất cẳng họ khỏi thị trường viễn thông. Hai công ty điện thoại di động và một số chính trị gia, các nhóm người tiêu dùng đã yêu cầu Chính phủ cấm kế hoạch của SK.

"Trái ngược với hy vọng của người dân về hạ thấp cước điện thoại di động, đây chỉ là một mưu đồ thu hút khách hàng của các nhà cung cấp thông tin di động, cố định khác", theo thông cáo chung của các hãng viễn thông KT (Korea Telecom), Hanaro Telecom, LG Dacom và Onse Telecom, "Nó sẽ khiến SK độc quyền thị trường, cuối cùng sẽ huỷ hoại phúc lợi của người tiêu dùng".

Bốn công ty này nói họ đã trình một bản kiến nghị tới Bộ Thông tin và Truyền thông để Bộ thu hồi lại việc chấp thuận của Bộ với kế hoạch giá cước mới của SK. Bộ này đã thông qua kế hoạch của SK vào tuần trước.

Kế hoạch sẽ đưa ra mức giảm cước đến 50% cho các cuộc gọi giữa các thuê bao của SK với cước thuê bao tháng 2 500 won (2,7 USD) bắt đầu từ tháng sau. SK là nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn nhất Hàn Quốc với khoảng 50% thị phần.

Bất đắc dĩ, KTF và LG Telecom, hai nhà cung cấp dịch vụ di động nhỏ hơn, đang cân nhắc việc lao theo giảm cước. Nhưng đồng thời, họ đã yêu cầu mạnh mẽ với Chính phủ về rút lại sự chấp thuận cho kế hoạch của SK. Họ lo lắng nhiều khách hàng của họ sẽ bỏ theo SK bởi với hầu hết các thuê bao, lợi ích của việc giảm cước cuộc gọi nội mạng được xem là tối đa khi quyết định chọn sử dụng mạng di động. Tổ chức người tiêu dùng Hàn Quốc YMCA và một số nhóm người tiêu dùng khác cũng chê trách kế hoạch này, nói rằng nó sẽ không đem lại bất kỳ lợi ích đáng kể nào cho người tiêu dùng mặc dù bề ngoài có vẻ thế.

Tranh cãi về cước điện thoại di động đã xảy ra do sự kiểm soát quá mức của chính phủ với lĩnh vực viễn thông. Bộ Thông tin và Truyền thông, đã giới hạn số nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động ở Hàn Quốc là ba, cho phép các doanh nghiệp hưởng sự ổn định và lợi nhuận cao nhờ độc quyền nhóm. Các nhóm người tiêu dùng và các chính trị gia đang yêu cầu các doanh nghiệp giảm cước di động.

Theo Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD), Hàn Quốc xếp thứ 11 trong 30 thành viên của OECD xét về chi phí cho truyền thông di động tính trên mỗi thuê bao. Trung bình, người Hàn Quốc đã trả 459,9 USD cho dịch vụ điện thoại di động trong năm 2005, thấp hơn Nhật Bản nhưng cao hơn Mỹ, Pháp, Anh, Đức, và Tây Ban Nha. Tỷ lệ trung bình của OECD là 438,9 USD.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đã nhận ra vấn đề cước di động quá cao. Theo báo cáo năm 2006, SK Telecom tính cước 120 won/ phút (0,13 USD) đối với cuộc gọi từ di động đến cố định trong khi chi phí thực chỉ có 54 won, tức chưa bằng một nửa.

Việc tung ra cái gọi là cuộc gọi nội mạng, tuy nhiên sẽ đem lại vấn đề tranh cãi khác. Khi mức giảm 50% được áp dụng, chỉ có 60 won được tính phải trả cho các cuộc gọi giữa các thuê bao của SK so với chi phí hiện tại là 66 won - một khả năng vi phạm luật chống bán phá giá của Chính phủ.

Việc sử dụng điện thoại gia đình và công cộng đã tiếp tục đi xuống bởi sự thông dụng của điện thoại di động ngày càng tăng. Song bốn công ty điện thoại có nhiều than phiền khác hơn là mất thuê bao vào tay của SK. Một số doanh nghiệp, nhất là Hanaro Telecom, đang xem xét việc bắt đầu bán lại kinh doanh một khi Chính phủ gỡ bỏ bảo hộ về thị trường dịch vụ di động vào khoảng nửa đầu năm sau.

Trong thông cáo ra ngày Chủ nhật, bốn công ty nói trên nói thị trường nên được mở cho những người chơi mới càng sớm càng tốt để khuyến khích cạnh tranh giá lành mạnh.

(theo ICTnews/Korea Times)




Bình luận

  • TTCN (0)