Đối với một gã khổng lồ công nghệ như Microsoft thì thách thức phải đối mặt là không bao giờ hết. Năm 2009 được coi là năm đầy khó khăn với Microsoft, hãng đã phải sa thải một lượng lớn nhân công, doanh thu quý thấp hơn nhiều so với dự đoán, và không được giới tài chính đánh giá cao. Đó là năm nay, còn năm tới thì sao, hãng sẽ phải đối mặt với những khó khăn nào?

Trong năm 2009, Microsoft đã để lại nhiều dấu ấn như Windows 7 đã tiếp bước những mốc son lịch sử của các HĐH ra đời trước đó. Sản phẩm này đã có một sự ra mắt thành công vào hồi tháng 10 vừa qua. Bộ máy tìm kiếm Bing tấn công vào thị trường tìm kiếm và liên tục được cải tiến tính năng, việc ra mắt Windows Azure đã kéo chiến lược điện toán đám mây của Microsoft; các phần mềm Office, Exchange và Sharepoint tiếp tục dành cho doanh nghiệp và sự hiện diện công khai của Microsoft trên truyền hình đã cải thiện các chiến dịch quảng cáo Windows 7 và Bing.

Theo các nhà phân tích công nghiệp, do quy mô hoạt động lớn nên Microsoft bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với các hãng công nghệ có quy mô nhỏ bởi suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì vậy, năm 2010 sẽ trở thành năm khôi phục lại đối với Redmond (tên thường gọi của Microsoft, chỉ trụ sở chính tại Redmond). Tuy nhiên, Microsoft không thể đơn thuần chờ đợi vượt ra ngoài hệ thống kinh tế đang phục hồi chậm mà sẽ phải ngăn chặn sự cạnh tranh và cải thiện hoạt động kinh doanh sau này.

Chật vật trong cuộc đua di động

Windows Mobile 6.5 ra mắt hồi tháng 10/2009 đã gặp phải những nhận xét khắc nghiệt của giới chuyên gia và người tiêu dùng nhưng chúng được coi là “viên đá lát nền” cho con đường dẫn tới Windows Mobile 7.

Nhưng một câu hỏi quan trọng đặt ra với Microsoft là họ sẽ làm thế nào để dành chiến thắng và giữ chân khách hàng khi có quá nhiều hệ điều hành khác và những lựa chọn tốt hơn? Đặc biệt là khi Windows Mobile hoạt động trên các smartphone chung chung và không có sự công nhận thương hiệu và lòng trung thành của người dùng.

Tuy nhiên, Microsoft có thể thay đổi cuộc chơi đó bởi thương hiệu smartphone của chính hãng. Trong đó, RIM, Apple và Palm là những thương hiệu số một mà Microsoft sẽ phải đối mặt. Theo Microsoft, Project Pink là kế hoạch phát triển điện thoại mang thương hiệu Microsoft được thông báo gồm các dịch vụ Zune và xây dựng trên Windows Mobile 7.

Trên thực tế, Microsoft không thể cạnh tranh với iPhone, BlackBerry, Palm hay Google Android và họ cần phải giữ WinMo 6.5 khỏi bị quên lãng trong năm 2010 và đưa ra những hứa hẹn về Windows Mobile 7.

Theo nhà phân tích Roger Kay, nếu Microsoft chậm trễ lâu hơn nữa việc sản xuất một nền tảng di động tươm tất với phần mềm, dịch vụ và các đối tác thì họ sẽ bị đánh bật khỏi cuộc chơi này.

Duy trì Windows 7

Vista được coi là nguyên nhân suy sụp sự tồn tại của Redmond trong hai năm qua. Đầu tiên, Vista bị chỉ trích vì các vấn đề không tương thích và xử lý chậm. Vista đã đưa ra cách để nhận thức tiêu cực mà không bao giờ được phép lặp lại. Hệ điều hành này đã không được hỗ trợ từ quảng cáo truyền hình.

Nhưng Windows 7 không phải là Vista. Chúng ra đời tương thích với đa dạng máy tính hơn so với Vista, với các phiên bản Windows 7 khác nhau được thiết kế để phù hợp với mỗi loại máy tính từ các netbook tới các PC màn hình cảm ứng tất cả trong một. Chúng đã nhận được hầu hết những lời đánh giá tích cực và việc bản lẻ ban đầu cũng tốt hơn so với XP và Vista.

Nhưng thách thức đối với Microsoft là phải duy trì công việc tiếp thị Windows 7 và phải phù hợp với những người tiêu dùng và khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là khi họ do dự chi tiêu trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Nhưng nhà nghiên cứu Gartner dự đoán rằng, lượng máy tính PC sẽ tạo ra mức lợi nhuận kiêm tốn nhất trong năm nay nhưng Windows 7 có một vị trí tốt về tăng trưởng và bán lẻ khi người tiêu dùng và doanh nghiệp bắt đầu chi tiêu trở lại.

Rào cản Google

Có nhiều tranh luận xung quanh việc các ứng dụng Google Apps hay các dịch vụ miễn phí khác như OpenOffice và Zoho có thực sự trở thành mối đe dọa tới “con gà đẻ trứng vàng” – Office của Microsoft.

Hiện nay, Google Apps ngày càng nhận được nhiều sự ưu ái của người tiêu dùng nhưng đối với các doanh nghiệp, hầu hết họ xây dựng các máy chủ Exchange nên phần lớn vẫn thích các công cụ Office của Microsoft để cài đặt trên máy.

Tuy nhiên điều đó không thể là mãi mãi và mô hình của Google sẽ trở nên linh hoạt hơn. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp kinh doanh và điện toán đám mây ngày càng trở nên phổ biến, sự e ngại của các doanh nghiệp này về lưu trữ dữ liệu trong môi trường đám mây dường như ít đi.

Xu hướng này đã đặt nhiều sức ép hơn đối với ứng dụng Office 2010 (dự kiến phát hành vào tháng 6 năm tới). Microsoft quá rõ về mối đe dọa của Google Apple và sẽ nhấn mạnh vào các ứng dụng Office trên nền web. Các phiên bản của ứng dụng Office để bàn hỗ trợ quảng cáo và dựa trên nền web sẽ ra mắt tiếp nối với Office 2010.

Tuy nhiên, thách thức đối với Microsoft là làm nổi bật những lợi thế của các công ty sử dụng Web Office Apps nhưng không làm giảm phiên bản Office để bàn. Nếu một doanh nghiệp muốn sử dụng các ứng dụng sản xuất của họ hoàn toàn trên nền web thì Microsoft phải cung cấp hoặc họ sẽ chào đón Google.

Giành thị phần tìm kiếm Web

Mục đích của năm 2010 đối với bộ máy tìm kiếm Bing đơn giản là tăng doanh thu và thị phần của chúng. Bing được gọi là “bộ máy quyết định” khi chúng ra mắt vào tháng 6 và hứa hẹn xác định lại thị phần trong lĩnh vực tìm kiếm. Trang kết quả tìm kiếm của hãng được sắp đặt để mang nhiều thông tin hơn so với Google và tạo cho người dùng dễ sử dụng hơn. Tuy Bing không làm một cuộc cách mạng hóa trong lĩnh vực tìm kiếm nhưng chúng thuộc sở hữu của Microsoft. Gần đây, Microsoft đã phát hành các tính năng mới và hữu ích của Bing như các thông báo thời tiết toàn trang, tích hợp Wolfram Alpha,...

Thị phần của Bing hầu như tăng và hiện đang chiếm 9,9%, theo số liệu trong tháng 10 của comScore. Theo tiên đoán, thị phần của hãng sẽ tăng nhanh khi thỏa thuận hợp tác với Yahoo trong lĩnh vực tìm kiếm được EU thông qua và triển khai trên Bing.

Tuy nhiên, Microsoft vẫn cần duy trì cung cấp các tính năng mới cho Bing. CEO Steve Ballmer của Micrsoft cho biết, hãng dự định chi từ 5,5 tỷ USD tới 11 tỷ USD cho bộ máy tìm kiếm Bing trong 5 năm tới. Và hãng đã đặt quan hệ hợp tác với các hãng nội dung. Chẳng hạn như vừa rồi, hãng đã đặt vấn đề với News Corp để bỏ các nội dung tin tức của hãng này khỏi các công cụ tìm kiếm của Google.

Nhưng Microsoft phủ nhận việc trả tiền cho News Corp để được quyền tìm kiếm và hiển thị nội dung của News Corp trên bộ máy tìm kiếm Bing nhưng hợp tác chia sẻ doanh thu với các nhà xuất bản có thể tăng lợi nhận và thị phần của Bing.

Theo VnMedia



Bình luận

  • TTCN (0)