Một cô gái đạp xe qua trụ sở Google Trung Quốc hôm 15/3. Ảnh: Reuters.

Hôm nay, người phát ngôn của Chính phủ Trung Quốc cho biết, Google nên tuân theo quy tắc của Chính phủ Trung Quốc ngay cả khi hãng này quyết định rút lui khỏi quốc gia này.

Những nhà đầu tư đã bán cổ phiếu Google trước một ngày sau khi những dấu hiệu cho thấy, hãng sẽ sớm đóng cửa trang web tìm kiếm Google.cn ở Trung Quốc. Hãng sẽ không tuân theo các quy tắc kiểm duyệt của Bắc Kinh và đã lo sợ bị tin tặc Trung Quốc tấn công.

Trước thông tin đó, cổ phiếu của Google đã giảm gần 3% trong phiên giao dịch đầu tuần này, xuống còn 563,18 USD/cổ phiếu. Trong khi đó cổ phiếu của Baidu, hãng tìm kiếm số 1 ở Trung Quốc, tăng 4,8%, lên mức 576,84 USD/cổ phiếu.

Google đã không tiết lộ bất cứ kế hoạch nào mà hãng để mặc cho người dùng phỏng đoán xem hãng có thể đơn phương tìm kiếm cách khắc phục các bộ lọc bắt buộc của Trung Quốc. Hãng sẽ chấp nhận kiểm duyệt nội dung trên google.cn hay sẽ công bố đóng cửa chúng.

Điều này cho thấy, Trung Quốc sẽ không hoan nghênh bất cứ bước đi bất ngờ nào. Theo phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc, Google nên tuân theo những quy tắc đó ngay cả nếu hãng quyết định không ở lại quốc gia này.

Phát ngôn viên Yao Jian cho biết, khi bước chân vào thị trường Trung Quốc vào năm 2007, Google đã phải ghi rõ ràng về việc sẽ tôn trọng luật pháp của Trung Quốc. Trước đó, Google đã mở cổng tìm kiếm của hãng ở Trung Quốc vào năm 2006. Yao cho biết trong một cuộc họp báo thường xuyên: “Chúng tôi hy vọng, dù Google có tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc hay có các lựa chọn khác thì tất cả điều đó phải tuân theo những quy định pháp lý của Trung Quốc. Ngay cả nếu hãng rút lui, hãng cũng nên thực hiện mọi thứ theo những quy tắc và xử lý các vấn đề một cách thích hợp.

Khó có bộ máy tìm kiếm không kiểm duyệt

Yao cho biết, các quy tắc đó bao gồm, thứ nhất, công ty nước ngoài sẽ phải thông báo cho Bộ Thương mại về kế hoạch rút lui. Nếu Google quyết định rời khỏi Trung Quốc, hãng có thể làm suy yếu các nhà đầu tư nước ngoài ở quốc gia này. Nhưng phát ngôn viên Qin Gang của bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, điều đó là không có tác động lớn đối với việc đầu tư vào Trung Quốc.

Qin cho biết: “Tôi nghĩ điều này sẽ chỉ là hành động cá nhân của một công ty và sẽ không ảnh hưởng tới môi trường đầu tư vào Trung Quốc. Chúng sẽ không thay đổi thực tế rằng, hầu hết các công ty nước ngoài, trong đó có cả Mỹ, đều kinh doanh tốt ở Trung Quốc và tạo ra lợi nhuận lớn”.

CEO Eric Schmidt của Google cho biết tuần trước, ông hy vọng sẽ sớm có kết quả từ các cuộc đàm phán với các quan chức Trung Quốc về việc cung cấp một bộ máy tìm kiếm không kiểm duyệt trong đất nước có 384 triệu người dùng Internet này.

Nhiều chuyên gia nghi ngờ việc Chính phủ Trung Quốc sẽ thỏa hiệp với những yêu cầu của Google. Tờ Financial Times cuối tuần trước đưa tin, các cuộc đàm phán giữa hai bên sẽ rơi vào bế tắc và 99,9% Google sẽ đóng cửa trang web Google.cn.

Còn phát ngôn viên của Google cho biết vào hôm qua (15/3), các cuộc đàm phán với nhà cầm quyền Trung Quốc không đi đến hồi kết nhưng hãng vẫn kiên quyết không chấp nhận tự kiểm duyệt.

Trung Quốc yêu cầu các nhà khai thác mạng Viễn thông phải khóa các từ và hình ảnh mà Chính phủ không cho phép. Hơn nữa, các trang web quốc tế phổ biến như Facebook, Twitter và YouTube đã hoàn toàn bị khóa ở Trung Quốc. Họ đã sử dụng tường lửa để ngăn chặn không cho người dùng Internet truy cập vào nội dung của các trang web nước ngoài bị chính quyền cấm.

Theo VnMedia (PC World).




Bình luận

  • TTCN (1)
thanglong

DAN CHU CHO VIETNAM